Mô Hình Của Soderstrom And Sun (2007) Nghiên Cứu Về: “Các Yếu Tố Quyết Định Đến Chất Lượng Báo Cáo Tài Chính Khi Áp Dụng Ifrs” Bao Gồm: Hệ Thống


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là DNNVV) ở Việt Nam hiện nay chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP (Tô Hoài Nam, 2014).

Theo Lê Hiền (2015) cho rằng khoảng 95% doanh nghiệp tại Tp.HCM có quy mô nhỏ và vừa, chiếm 42% về số lượng lao động toàn ngành công nghiệp, tạo ra 21% doanh thu, 6,7% lợi nhuận và 9,8% về nộp ngân sáchSự phát triển của các DNNVV này gắn liền với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Tp. HCM nói riêng.

Các DNNVV ngày càng tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc tế. Do đó, để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một báo cáo tài chính có chất lượng là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu của Le et al. (2006) chỉ ra rằng có sự không phù hợp giữa giá trị thực và các số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV và kế hoạch kinh doanh, trên các báo cáo tài chính của DNNVV thiếu nhất quán từ năm này sang năm khác và thường không tiết lộ tất cả thông tin liên quan đến các giao dịch kinh doanh của công ty. Ngoài ra, ở DNNVV thiếu kỹ năng trong việc lập báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh. Kết quả là, các thông tin về điều kiện tài chính, lợi ích và lợi nhuận triển vọng có thể không đầy đủ hoặc không chính xác. Hơn nữa, Pettit and Singer (1985) cho rằng các DNNVV có tính linh hoạt đáng kể, đặc biệt trong phản ứng với những thay đổi trong công nghệ hoặc các điều kiện kinh doanh. Sự linh hoạt này làm cho các DNNVV dễ chuyển giao tài sản để sử dụng với mục đích khác để đáp ứng với một môi trường kinh doanh thay đổi, và điều này có thể thay đổi mức độ rủi ro của công ty và có thể gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng.

Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư hiểu được các con số và các


chỉ số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích.

Luận văn này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một báo cáo tài chính, từ đó làm cơ sở cho phòng kế toán ở các doanh nghiệp NVV lập được một báo cáo tài chính có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DN này tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn. Ngoài ra, các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng của các báo cáo tài chính để tăng hiểu biết của họ về các thông tin trên báo cáo tài chính trước khi ra quyết định can thiệp kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tài chính được xem như là một yếu tố quan trọng cho việc mở rộng hoặc đa dạng hóa của các DNNVV. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này không thể xảy ra mà không có sự tham gia rộng rãi của vốn chủ sở hữu và nợ vay. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng của các nguồn vốn liên doanh, doanh nghiệp nhỏ tiếp tục phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn tài chính. (Le Thi Bich Ngoc, 2013). Các DNNVV còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, điều đó được xem như một bất lợi cho các DNNVV. Tuy nhiên, trong việc cho vay các DNNVV, các ngân hàng thường phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao do thông tin không đối xứng, dẫn đến chi phí giao dịch cao trong việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định cho vay và giám sát hành vi khách hàng (Howorth, Carole, & Moro., 2006). Vì vậy, câu hỏi "Làm thế nào để cải thiện tình hình tiếp cận các nguồn tài chính ngân hàng của DNNVV?" Đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới (Blackwell & Winter 2000; Deakins & Hussain, 1994).

Nguyen Van Thang (2005) cho rằng để các DNNVV tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính thì một chế độ báo cáo tài chính minh bạch và các thông tin công bố đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cấp tín dụng. Theo đó Deakins and Hussain (1994) cũng cho rằng các báo tài chính đóng vai trò quan trọng trong các quyết định cho vay của các ngân hàng, đó là nguồn tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để lập được một báo cáo tài chính có chất lượng thì người lập cần nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính nhằm xây dựng được hệ thống kế toán phù hợp cho

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh - 3


từng doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau: Phù hợp, kịp thời, đầy đủ, tin cậy và so sánh được.

Từ các vấn đề nêu trên tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn có các mục tiêu sau:

(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TpHCM.

(2) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo tài chính của các DN NVV.

(3) Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu sau được xác định để giải quyết các mục tiêu trên:

(1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đến chất lượng BCTC của các DN NVV tại TP.HCM?

(3) Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao chất lượng một báo cáo tài chính?

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Các đặc tính của chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Các yếu tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của 130 DNNVV tại TPHCM thuộc các nhóm ngành thương mại và


dịch vụ, công nghiệp và xây dựng…. và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp đó.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là

- Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính từ đó xây dựng mô hình cho các nhân ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm.

- Phương pháp định lượng: Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20 và áp dụng phương pháp mô hình hồi qui tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần làm rò một số vấn đề sau:

- Lý luận về thông tin báo cáo tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV.

- Khái niệm về DNNVV, báo cáo tài chính, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng BCTC của DNNVV.

- Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng BCTC của các DNNVV và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần giải quyết một số vấn đề sau

- Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC của các DNNVV hiện này chưa cao, các DNNVV chưa quan tâm nhiều đến chất lượng BCTC mà chủ yếu kế toán tại các DNNVV lập báo cáo tài chính là để đối phó với các cơ quan thuế. Theo tìm hiểu của tác giả luận văn này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM”. Vì vậy kết quả


nghiện cứu, các đề xuất đưa ra có cơ sở thực tiễn hơn nhằm hỗ trợ cho các DNNVV cách thức để tăng cường chất lượng BCTC, cung cấp thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn.

- Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM.

- Với kết quả nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM”, những kết quả này là cơ sở khoa học hữu ích cho các đối tượng có quan tâm như: các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng của các báo cáo tài chính để tăng hiểu biết của họ về các các thông tin trên báo cáo tài chính trước khi ra quyết định can thiệp kinh tế bởi vì: BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn của DN. BCTC phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Từ đó DN có thể xây dựng các kế hoạch về kinh tế, kỹ thuật, tài chính của mình sao cho hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất. BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các cơ quan ban hành chính sách, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương:

CHƯƠNG 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan. CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận

CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu CHƯƠNG 5: Kết luận và kiến nghị


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN


1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nhóm tác giả Bushman, Piotroski, and Smith (2004) với nghiên cứu "Yếu tố nào quyết định tính minh bạch của công ty?" đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên 2 nhóm yếu tố: minh bạch TTTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả năng tiếp cận thông tin) và minh bạch thông tin quản trị. Nghiên cứu này cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và kinh tế đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp thông qua mẫu khảo sát của các CTNY trên 41 đến 46 quốc gia. Trong đó Bushman và nhóm tác giả xem xét tính minh bạch của BCTC thông qua 5 nhóm yếu tố: (1) Mức độ công bố thông tin, (2) Mức độ công bố thông tin quản trị công ty, (3) Các nguyên tắc kế toán, (4) Thời gian công bố BCTC, (5) Chất lượng kiểm toán các BCTC được công bố. Qua công trình nghiên cứu này, Bushman và nhóm tác giả kết luận rằng: minh bạch trong quản trị công ty liên quan mật thiết với cơ chế pháp lý, trong khi đó minh bạch thông tin tài chính (TTTC) liên quan chủ yếu đến chính sách kinh tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho rằng minh bạch TTTC có liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, công ty có quy mô lớn thì mức độ minh bạch TTTC cao hơn công ty nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch trong quản trị công ty không liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bushman và nhóm tác giả chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả các yếu tố liên quan đến tính minh bạch thông tin và trình bày các thước đo để đo lường tính minh bạch thông tin mà chưa đưa ra được mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin.

1.1.2 Mô hình của Soderstrom and Sun (2007) nghiên cứu về: “Các yếu tố quyết định đến chất lượng Báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS” bao gồm: hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính.


Trình bày

2

3

5

7

9

BCTC

11

1

4

6

8

10

Hệ thống Pháp luật và chính trị

Chuẩn mực kế toán

Phát triển thị trường tài

Cấu trúc vốn

Chủ sở hữu

Hệ thống thuế

Chất lượng BCTC


Hình 1.1 Mô hình các yếu tố tác động tới chất lượng TTKT của Soderstrom and Sun (2007)

Kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy:

Hệ thống pháp luật và chính trị là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT theo nhiều cách khác nhau, nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng TTKT hoặc tác động gián tiếp đến chất lượng TTKT thông qua chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Vai trò của hệ thống luật và chính trị sẽ giúp cho việc áp dụng IFRS dễ dàng hơn.

Chuẩn mực kế toán cũng chịu sự tác động của hệ thống pháp luật và chính trị, từ đó sẽ tác động lên chất lượng kế toán. Đồng thời, chuẩn mực cũng nêu rò các đặc tính chất lượng thông tin kế toán cần đáp ứng đó là tính phù hợp, tính đáng tin cậy, tính trung lập và có thể hiểu được.

1.1.3 Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung et al. (2007) nghiên cứu về "Các yếu tố ảnh hưởng tới sự minh bạch và công bố thông tin: Bằng chứng từ Thái Lan và Hồng Kông". Nghiên cứu đưa ra 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin là: Nhóm yếu tố tài chính nhóm yếu tố về quản trị công ty. Trong nhóm yếu tố tài chính, tác giả đưa ra mô hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài sản thế


chấp, hiệu quả sử dụng tài sản. Trong nhóm yếu tố quản trị, tác giả đưa ra 3 biến quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) quy mô của HĐQT. Nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với số lượng 265 CTNY trên thị trường chứng khoán Thái Lan và 148 CTNY trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Kết quả chỉ ra rằng: mức độ công bố và tính minh bạch thông tin của các công ty Thái Lan thì cao hơn nhiều so với các công ty ở Hồng Kông. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các CTNY thì ở nhóm yếu tố tài chính: các yếu tố như quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản thế chấp và khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ công khai thông tin của các CTNY ở Hồng Kông, nhưng lại không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Lan. Trong khi đó, các yếu tố quản trị công ty như quy mô và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Thái Lan nhưng lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở Hồng Kông. Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch thông tin và kết luận rằng quản trị công ty tốt dẫn đến việc công bố và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở Thị trường Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yếu chỉ so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên giữa 2 TTCK Thái Lan và Hồng Kông, đồng thời chỉ mới thống kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tài chính và quản trị công ty, nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các yếu tố tài chính lại không ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ CBTT ở các CTNY Thái Lan nhưng lại có ảnh hưởng đối với các CTNY Hồng Kông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022