lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, tạo cơ hội cho chủ đầu tư thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp với với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội. Đối với bệnh viện tư nhân, hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn quy định cụ thể về việc tổ chức lại. Do vậy có thể căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014 để tiến hành tổ chức lại cho bệnh viện tư. Tổ chức lại doanh nghiệp được quy định cụ thể từ 192 đến điều 199 trong Luật doanh nghiệp 2014.
Chia doanh nghiệp được quy định tại điều 192 Luật doanh nghiệp. Việc chia doanh nghiệp là giảm quy mô nhưng làm tăng số lượng doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
Tách doanh nghiệp được quy định tại điều 193 của Luật này. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại điều 194. Đối tượng áp dụng là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty bị
hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 195. Một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Hệ quả pháp lý: Doanh nghiệp bị chia, hợp nhất hoặc chuyển đổi sẽ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm các doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, việc tách một doanh nghiệp không làm chấm dứt hoạt động của công ty bị tách. Các công ty sau khi tổ chức lại chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức lại bằng hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định từ điều 196 đến điều 199. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt sự tồn tại; công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 6
- Quy Định Về Tổ Chức, Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 8
- Quy Định Về Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Bệnh Viện Tư Nhân
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân
- Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
2.1.6. Quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán doanh nghiệp đối với bệnh viện tư nhân
Việc chuyển nhượng vốn của bệnh viện tư nhân có thể căn cứ theo quy định về chuyển nhượng vốn của Luật doanh nghiệp tùy theo hình thức doanh nghiệp thành lập bệnh viện.
Đối với bệnh viện được thành lập theo hình thức công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phấn vốn góp của mình căn cứ điểm h, khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp và Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại điểm c,
khoản 2 Điều 75. Căn cứ vào khoản 5, điều 76 nghĩa vụ chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Đối với bệnh viện tư nhân được thành lập theo hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên. Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định đối với loại hình công ty này, thành viên không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52 (Mua lại phần vốn góp), Điều 53 (Chuyển nhượng phần vốn góp), Điều 54 (Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt) và Điều 68 (Thay đổi vốn điều lệ) của Luật. Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình hoặc chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người khác theo quy định tại điều 52 (Mua lại phần góp vốn), 53 Luật Doanh nghiệp 2014.
Điều 53 quy định về việc Chuyển nhượng phần vốn góp như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 (Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt) của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
+ Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
+ Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Thành viên còn lại trong công ty có quyền ưu tiên mua lại phần vốn góp của tương ứng với tỷ lệ góp vốn của họ trong công ty, thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày phần vốn chuyển nhượng được chào bán. Quyền ưu tiên được chuyển nhượng phần vốn góp mang ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Việc quy định quyền ưu tiên như vậy nhằm hạn chế việc tiếp nhận thêm thành viên mới vào công ty, một thành viên chỉ có quyền chuyển nhượng cho một người khác không phải là thành viên công ty trong trường hợp các thành viên công ty từ chối quyền ưu tiên mua. Bên cạnh đó, quyền ưu tiên chuyển nhượng không áp dụng trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn tặng cho phần vốn góp, quyền ưu tiên chuyển nhượng của các thành viên khác không được áp dụng trong trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con hay người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba. Người được tặng cho sẽ đương nhiên là thành viên mới của công ty. Các trường hợp tặng cho khác thì người được tặng cho chỉ trở thành thành viên công ty khi có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên. Quyền ưu tiên cũng không được áp dụng trong trường hợp trả nợ bằng vốn góp. Thành viên có thể trả nợ bằng phần vốn góp của mình, và người nhận trả nợ có thể trở thành thành viên công ty nếu được chấp thuận bởi hội đồng thành viên. Trường hợp người nhận trả nợ không muốn trở thành thành viên công ty hay không được hội đồng thành viên chấp thuận, người được trả nợ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của nhưng phải ưu tiên
chuyển nhượng cho các thành viên khác trước khi chào bán cho bên thứ ba. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình mà không phụ thuộc vào quyền ưu tiên được chuyển nhượng của thành viên khác. Bên cạnh các quy định của Luật doanh nghiệp 2014, điều lệ của công ty hoặc thỏa thuận thành viên có thể quy định chi tiết về các điều kiện và hạn chế chuyển nhượng khác ngoài quyền ưu tiên.
Đối với bệnh viện thành lập theo hình thức công ty cổ phần việc chuyển nhượng cổ phần căn cứ vào điều 126 Luật doanh nghiệp. Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Nhìn chung, cổ phần được tự do chuyển nhượng, không bị giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng cũng như giới hạn về số lượng cổ phần được chuyển nhượng.
Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác. Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 112. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác theo quy định tại khoản 3, Điều 116. Quy định như vậy vì cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông mà quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết bao gồm quyền biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hạn chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết chính là
nhằm nâng cao trách nhiệm đối với công ty của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và không làm xáo trộn vị trí quản lý của công ty.
Đối với cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập. Việc hạn chế chuyển nhượng theo pháp luật áp dụng với đối tượng là cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Quyền tự do chuyển nhượng bị thu hẹp về đối tượng nhận chuyển nhượng là các cổ đông sáng lập khác, nếu đối tượng nhận chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập, thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quy định như vậy nhằm mục đích ổn định tổ chức của công ty trong 03 năm đầu – khi công ty mới thành lập, bên cạnh đó cũng nhằm buộc cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm với công ty khi công ty vừa được thành lập và đang trong giai đoạn phát triển. Sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Việc hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần của cổ đông sáng lập một phần cũng nhằm để bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần là người không tham gia thành lập công ty cổ phần, không biết được thực trạng công ty khi mới thành lập.
Phương thức chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 2 điều
126 bao gồm hai phương thức là thông qua hợp đồng chuyển nhượng, hoặc là thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chuyển nhượng cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng cần đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật về hồ sơ chuyển nhượng và thủ tục chuyển nhượng. Với việc chuyển nhượng bằng tặng cho thì phải dùng hợp đồng tặng cho, hoặc chuyển nhượng cổ phần khi cổ đông chết thì lại cần những hợp đồng cá biệt khác.Việc chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán được quy định trong pháp luật về chứng khoán. Chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán được biểu hiện bằng việc mua bán cổ phiếu. Giao dịch này dựa trên nguyên tắc thỏa thuận tự do giữa bên mua và bên bán, tuy nhiên việc mua bán diễn ra trên thị trường chứng khoán. Người mua cổ phần cần tìm hiểu kĩ về công ty mình mua cổ phần cũng như các vấn đề liên quan đến cổ phần mình định mua, các quyền và nghĩa vụ để tránh rủi ro.
Hệ quả pháp lý sau khi chuyển nhượng cổ phần: Cổ đông sau khi đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác hoặc chết sẽ không còn là cổ đông của công ty, tức là không còn tên trong Sổ đăng kí cổ đông. Vốn điều lệ của công ty không có sự thay đổi bởi số lượng cổ phần được bảo toàn, không tăng lên hay giảm đi mà chỉ chuyển từ đối tượng sở hữu này sang đối tượng sở hữu khác.
Về mua bán doanh nghiệp
Khoản 4 điều 29 Luật cạnh tranh quy định: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Về pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, còn công ty tiến hành mua lại sẽ ‘tiếp quản” toàn bộ hoạt động kinh
doanh của công ty kia. Đối với các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần thì không có quy định về việc được bán lại doanh nghiệp mà là quy định về việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển nhượng một phần vốn hoặc cổ phần sang cho người khác, hoặc thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp. Hiện nay đầu tư vào bệnh viện tư nhân được thể hiện qua các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A). Nhiều thương vụ diễn ra gần đây như tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ (gồm 15 bệnh viện tư nhân và 11 phòng khám) hoàn tất việc mua lại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc; nha khoa Mỹ sáp nhập vào Sun Medical Center; tập đoàn Fortis Healthcare mua lại 65% cổ phần của Hoàn Mỹ với giá 64 triệu USD và sau hai năm chính thức nhượng lại 65% cổ phần của công ty cổ phần y khoa Fortis Hoàn Mỹ cho Richard Chandler, tập đoàn đầu tư New Zealand có trụ sở tại Singapore. “Hoạt động M&A được quan tâm kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời và trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh về cả số lượng và quy mô” [13] đặc biệt là M&A bệnh viện.
2.1.7. Quy định pháp luật về hỗ trợ tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư
Căn cứ vào đặc điểm của bệnh viện tư nhân là chủ thể kinh doanh đặc biệt thực hiện những chức năng xã hội nhất định, phục vụ cho các đối tượng trong xã hội vậy nên bệnh viện tư cần có các quy định pháp luật hỗ trợ trong quá trình hoạt động. Bệnh viện tư nhân nằm trong danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Chính phủ vậy nên bệnh viện tư được hưởng những ưu đãi về thuế. Hiện nay nước ta đã có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, theo Luật TTNDN, Luật đầu tư. Pháp luật quy định hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất TTNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế