Khi xây dựng kế hoạch CBQL, GV cần lưu ý:
- Xác định thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, yếu của nhà trường/ khối, lớp tại thời điểm xây dựng kế hoạch. Đây là cơ sở xuất phát quan trọng cho việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung và lựa chọn các phương án, biện pháp thực hiện.
- Xác định mục tiêu: Dựa trên mục tiêu chương trình hoạt động trải nghiệm và các yêu cầu giáo dục, cùng với nhận định về đặc điểm tình hình lớp, giáo viên xác định các mục tiêu cần đạt bao gồm các nhiệm vụ trọng tâm và các yêu cầu cụ thể về xây dựng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho từng quy mô hoạt động: Trường/ Khối/ Lớp.
- Kế hoạch nêu rõ tiến độ, thời gian thực hiện.
- Trong kế hoạch phân công người thực hiện, sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- CBQL theo dõi, bổ sung, điều chỉnh và phân tích kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ những nội dung triển khai, hình thức tổ chức thực hiện, ai là người chịu trách nhiệm chính; sản phẩm cần đạt được là gì? Cách thức giám sát, đánh giá kết quả đạt được của hoạt động trải nghiệm.
Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới theo quy trình sau:
+ Thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Trưởng Ban là Hiệu trưởng, các thành viên của Ban Chỉ đạo là Hiệu phó chuyên môn,Tổ trưởng chuyên môn.
+ Hiệu trưởng giao quyền hạn và trách nhiệm cho bí thư Đoàn Thanh niên, tổng phụ trách Đội tổ trưởng chuyên môn, tổ chủ nhiệm, yêu cầu xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục thật chi tiết, cụ thể, phân công GV lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và điều kiện của nhà trường. Mặt khác, tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến,
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục Đối Với Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi
- Xây Dựng Cơ Chế Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Đối Với Các Trường Thcs Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
- Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 15
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra. Rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS, bổ sung những điều kiện chưa đáp ứng yêu cầu, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thự hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã được phê duyệt.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ vào nhiệm vụ được phân công để triển khai thực hiện kế hoạch. Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của CBQL, GV tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phải kịp thời phát hiện vướng mắc để điều chỉnh kế hoạch.
- Hiệu trưởng trường THCS chỉ đạo tăng cường điều kiện thực hiện như bổ sung nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất và tài chính...để thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục
Phân công thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch ở trong từng mốc thời gian: Kết quả đạt được theo tuần, tháng, học kỳ để đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, mức độ đạt được của HS trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục từ kiến thức, kỹ năng và thái độ.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất về phòng ở, phòng học, khu vui chơi, tài liệu học tập, thư viện...hỗ trợ cho GV tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
- Huy động các nguồn lực về tài chính như xã hội hóa giáo dục thông qua tuyên truyền nhận thức tới phụ huynh HS, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.
- Hiệu trưởng các trường THCS thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đôn đốc, động viên GV tổ chức thực hiện kế hoạch. Có chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích.
3.2.3. Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Huy động các nguồn lực trong trường đó là giáo viên, các tổ chức chính trị và các lực lượng giáo dục ngoài trường như chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình HS, các tổ chức đoàn thể xã hội... nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng về nguồn lực chính, cơ sở vật chất, xử lí tốt các thông tin nội bộ đồng thời khai thác các nhân tố bên trong và bên ngoài để tổ chức có hiệu quả chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
i) Nội dung biện pháp:
- Hiệu trưởng chỉ đạo GV phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Nội dung phối hợp gồm: xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục; Phối hợp tổ chức thực hiện các chủ đề tuần, tháng, năm học.
Hiệu trưởng phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm cốt cán trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Hiệu trưởng phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường về kinh nghiệm về đóng góp tài chính, cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Hiệu trưởng phát huy vai trò của tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Hiệu trưởng phát huy vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn và sự tài trợ của doanh nghiệp để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh.
Rà soát kế hoạch hoạt động của từng quy mô, thống kê các nguồn lực cần huy động về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất để có kế hoạch phân công, phân nhiệm phụ trách đầu mối khai thác nguồn hỗ trợ cho hoạt động.
ii) Cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trên quy mô toàn trường.
Giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân phụ trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trên quy mô của từng khối.
Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm phụ trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trên quy mô của từng lớp.
Yêu cầu từng đầu mối phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức Giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân phụ trách chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề để Hiệu trưởng xem xét, tổng hợp và phê duyệt.
Hiệu trưởng tham mưu với các cấp lãnh đạo như Phòng GD&ĐT, lãnh đạo chính quyền địa phương để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.
Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, năng lực và điều kiện của nhà trường, căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã nêu trong kế hoạch, xây dựng nội dung của hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động trải nghiệm; xác định rõ nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia và người chỉ đạo hoạt động phối hợp.
Hiệu trưởng phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa phương để nhận sự giúp đỡ về tài chính, chuyên gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
- Hiệu trưởng các trường THCS tăng cường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp hỗ trợ về nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục: Hoạt động lao động sản xuất; Hoạt động chăm sóc khu di tích lịch sử, văn hóa; Hoạt động bảo vệ môi trường; Hoạt động phát triển cộng đồng; Hoạt động từ thiện,... Phối hợp để thực hiện nội dung, chương trình, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp với Hội cha mẹ HS nhằm vận động cha mẹ HS phối hợp có hiệu quả với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; thông qua Hội cha mẹ HS trường; Hội cha mẹ học sinh lớp có thể huy động sự đóng góp về tinh thần, vật chất… nhằm tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức chủ điểm, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao… cho HS.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các lực lượng xã hội cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và sẵn sàng phối hợp với nhà trường để triển khai tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
CBQL, GV thể hiện ý thức trách nhiệm tham gia, đóng góp vào việc tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có năng lực thuyết phục, huy động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Trường THCS phải xây dựng được cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục nhằm tạo ra tính mở, tính linh hoạt của chương trình hoạt động trải nghiệm để thu hút học sinh tích cực tham gia, giúp cho hoạt động giảm thiểu sự nhàm chán của học sinh góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động đã xây dựng và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
i) Nội dung biện pháp:
Căn cứ vào các chủ đề hoạt động trải nghiệm trong chương trình hoạt động trải nghiệm, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cụ thể hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động dựa trên từng chủ đề:
- Chủ đề: Trường học với các nội dung trải nghiệm: Tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phòng truyền thống Tìm hiểu công việc của giáo viên và tập làm thầy/cô giáo. Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Tham quan các mô hình trường khác.
- Chủ đề văn hóa, du lịch với các hình thức: Hội thi làm bánh trôi, bánh chay; Hội thi kéo co, Thi hát quan họ, hoặc các làn điệu dân ca; Thi nhảy bao bố, nhảy lò cò,… Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường. Sưu tầm tem thư theo chủ đề Hội thi nặn tò he. Tham quan các khu danh lam thắng cảnh…
- Chủ đề thủ công nghiệp với các hình thức: Trải nghiệm thực tiễn sản xuất ở làng nghề thủ công nghiệp. Tìm hiểu về các sản phẩm thủ công nghiệp ở địa phương và tham gia giới thiệu sản phẩm làng nghề quê em; Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp và quảng bá hình ảnh làng nghề; Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề. Tạo hình sản phẩm thủ công nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng, nón... bằng đất sét, bìa cứng.
- Chủ đề lâm nghiệp với các hình thức: Tham quan bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam; Chăm sóc hoa trong khuôn viên trường học; Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học; Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì môi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương; Thiết kế lôgô với chủ đề “Vì một môi trường xanh”; Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh”; Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương.
- Chủ đề nông nghiệp với các hình thức: Tham quan trang trại chăn nuôi; Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường; Trồng hoa trong vườn trường; Chăm sóc cây trong vườn trường; tham gia sản xuất tại nông trại của doanh nghiệp chăn nuôi; chế biến thực phẩm; nuôi trồng cây ăn quả,… Tham quan trường đại học Nông nghiệp; trung tâm nghiên cứu giống cây trồng,…
- Chủ đề công nghiệp với các hình thức: Thực hành lắp ráp những mô hình đơn giản (ôtô, nhà…) Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê Tìm kiếm, phân loại các khoáng sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi) Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp.
- Chủ đề ngư nghiệp với các hình thức: Tổ chức tham quan ao nuôi cá. Tổ chức trò chơi câu thủy - hải sản để nhận biết một số loài. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy - hải sản. Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân. Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp. Tổ chức trò chơi trong không gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân.
- Chủ đề thể dục thể thao với các hình thức: Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,… Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport”. Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường. Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương. Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng.
- Chủ đề khoa học công nghề với các hình thức: Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Tham gia thiết kế, xây dựng không gian lớp học xanh. Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường. Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai. Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
- Chủ đề giao thông với các hình thức: Hoạt động nhận biết một số biển cấm về giao thông đường bộ và đường sắt. Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an toàn giao thông. Làm các mô hình biển báo giao thông trong trường học theo chủ đề. Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thông….
- Chủ đề y tế với các hình thức: Tìm hiểu công việc của bác sĩ. Tham gia vệ sinh môi trường xung quanh. Tham quan các cơ sở y tế. Vẽ tranh về các dụng cụ y tế…
ii) Cách thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn Thanh niên, tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm cụ thể hóa chương trình và chủ đề hoạt động chung cho học sinh toàn trường sao cho hấp dẫn, đa dạng không lặp lại trong cùng khoa học để học sinh không nhàm chán. Các chủ đề nội dung hoạt động mang tính thời sự gắn với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với tổ nhóm chủ nhiệm cùng các lực lượng giáo dục chịu trách nhiệm cụ thể hóa chương trình và chủ đề hoạt động chung cho học sinh toàn trường sao cho hấp dẫn, đa dạng không lặp lại trong cùng khoa học để học sinh không nhàm chán. Các chủ đề nội dung hoạt động mang tính thời sự gắn với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để cụ thể hóa và đa dạng hóa các chủ đề sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần và hoạt động chung mang tính chất hoạt động của tháng, của quý Ví dụ chủ đề: Trường học với các nội dung trải nghiệm có thể cụ thể trong các giờ sinh hoạt lớp: Giới