tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung vào phát triển bản thân; thực hiện trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; Giúp học sinh biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động vv...
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện của từng nhà trường và điều kiện cụ thể của từng địa phương, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THCS và năng lực tổ chức quản lý của cán bộ, năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của giáo viên.
Nội dung, chương trình và chủ đề hoạt động phải phù hợp với thực tế cuộc sống sinh hoạt, lao động và học tập của học sinh và đặc điểm vùng miền, phong tục, tập quán, văn hóa địa phương và các hoạt động lao động, sản xuất tại địa phương đang thực hiện.
Tính thực tiễn còn thể hiện nội dung hoạt động phải đem lại ý nghĩa thiết thực đối với mỗi học sinh, giúp cho các em hiểu về ý nghĩa thực tiễn cuộc sống và giá trị của mỗi hoạt động đem lại.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là một nhiệm vụ cầu cấp bách, song vẫn phải quan tâm sâu sắc đến tính hiệu quả của biện pháp đề xuất. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp này thì kết quả đạt được sẽ đáp ứng mục tiêu mong đợi của nhà quản lý và đội ngũ GV. Hiệu quả về nhận thức: tác động của biện pháp quản lý góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Hiệu quả về mặt giáo dục: biện pháp quản lý góp phần tác động đến ý thức tự giác, tích cực của cán bộ, GV trong hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và tham gia tích cực vào hoạt động quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi
Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của quản lý hoạt động hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp tức là các biện pháp được đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nội Dung Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
- Mức Độ Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục Đối Với Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
- Quản Lý Huy Động Các Lực Lượng Giáo Dục Tham Gia Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục
- Xây Dựng Cơ Chế Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Đối Với Các Trường Thcs Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh THCS. Đồng thời giúp họ nhận thức rõ vai trò của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho CBQL, GV về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở, từ đó giúp cán bộ, giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Thông qua các hoạt động truyền thông, hội nghị, hội thảo; hoạt động tập huấn, bồi dưỡng vv... nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn hoạt động hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở cho giáo viên, cán bộ quản lý và bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
i) Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà trường trong tổ chức chỉ đạo giáo viên và các lực lượng giáo dục về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của giáo viên, tổng phụ trách Đội, bí thư Đoàn TN nhà trường và các lực lượng liên đới trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Đối với cán bộ quản lý: Nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục THCS và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục THCS, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS để thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và đánh giá hoạt động.
Đối với GV: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
CBQL các trường THCS xây dựng phong trào thi đua trong nhà trường để động viên GV quyết tâm tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Tạo điều kiện điều kiện làm việc thoải mái cho GV, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Đối với phụ huynh HS: Tác động tới nhận thức của phụ huynh HS về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục thông qua buổi họp phụ huynh định kỳ, GV chủ nhiệm nhấn mạnh đến ý nghĩa của hoạt
động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục góp phần phát triển nhân cách và năng lực cho HS THCS. GV chủ nhiệm phối hợp cùng Hội cha mẹ HS để tổ chức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục hoặc tổ chức Hội thảo, diễn đàn về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục để tất cả phụ huynh HS cùng tham gia.
Nâng cao năng lực cho CBQL, GV và các lực lượng giáo dục về xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS:
Năng lực xác định tên, chủ đề hoạt động; Năng lực xây dựng kịch bản hoạt động;
Năng lực tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và thu hút học sinh tham gia; Năng lực năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động;
Năng lực huy động các nguồn lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm đa dạng hóa hình thức, phương pháp và nguồn lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
ii) Cách thức thực hiện:
Thông qua nghị quyết chi ủy, đảng ủy nhà trường, nhiệm vụ năm học, Hiệu trưởng cần nhấn mạnh về vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS và trách nhiệm của CBQL, GV trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS cho học sinh.
Thông qua việc giao nhiệm vụ cho giáo viên và các lực lượng giáo dục trong trường, Hiệu trưởng nâng cao ý thức trách nhiệm của từng thành viên về vai trò, trách nhiệm cá nhân, tập thể trong hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho CBQL, GV về chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Hình thức tập huấn có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau: Hình thức trực tiếp tập trung giáo viên, CBQL THCS của toàn huyện để nghe báo cáo viên tập huấn trực tiếp với hệ thống tài liệu và phương tiện hỗ trợ; Hình thức trực tuyến qua mạng thông qua bài giảng điện tử nhằm giúp CBQL, GV nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS. Thứ 3 là kết hợp cả hai hình thức trực tiếp với trực tuyến, hình thức này sẽ giúp cho CBQL, GV khắc phục được hạn chế của hai hình thức trực tiếp và trực tuyến học tập trao đổi một cách tốt nhất.
Tổ chức học tập tại Hội thảo, hội nghị theo chuyên đề, CBQL các nhà trường mời chuyên viên Sở, chuyên gia về trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của các trường đại học sư phạm, viện nghiên cứu sư phạm đến thuyết trình, giải đáp những khó khăn, thắc mắc và cung cấp những kiến thức cập nhật và về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Đồng thời khuyến kích CBQL, GV tham gia viết bài chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Tổ chức mô hình trường học kết nối để trao đổi kiến thức kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS giữa các trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện nhằm nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng của GV. Thư viện phải có đầy đủ tài liệu liên quan đến hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, sách tham khảo, các máy tính có kết nối Internet để tổ chức bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet. Trong quá trình bồi dưỡng trực tuyến, có kết hợp hướng dẫn thực hành kỹ năng dạy và học, sau đó tiến hành tập hợp các câu hỏi để giải đáp thắc mắc.
Tổ chức học chuyên đề cùng các trường trong thị xã, cụm mời các chuyên gia, CBQL về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục tiến hành giảng dạy theo chuyên đề. Tham gia lớp phải có hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn tham gia trực tiếp để nắm tinh thần chỉ đạo chung về triển khai cho đơn vị.
Hiệu trưởng các trường THCS giao cho các tổ chuyên môn xây dựng, lập kế hoạch sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về về trải nghiệm theo chủ đề giáo dục theo học kỳ, năm học; nghiên cứu nội dung kiến thức và chọn các nội dung phù hợp để thực hiện đổi mới sinh hoạt; duyệt các kế hoạch, giám sát và yêu cầu báo cáo nội dung thực hiện. Tổ chức các tiết giáo dục chuyên đề cấp tổ, cấp trường, cấp cụm; sau đó rút kinh nghiệm. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuẩn để rút kinh nghiệm sau một quá trình thực hiện rồi mới triển khai đồng loạt.
Tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS có nhiều kinh nghiệm để học hỏi, chia sẻ nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng trường THCS phải đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các buổi tập huấn nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng tổ chức các chương trình trải nghiệm cho giáo viên đồng thời hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường.
Hiệu trưởng trường THCS phối hợp trong cụm trường chủ động liên hệ với các chuyên gia đầu ngành trong khâu tổ chức bồi dưỡng để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
Nhà trường cần có nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, tích cực, tự giác tham gia các hình thức bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới xây dựng theo các mức độ: Kế hoạch hoạt động chung toàn trường, kế hoạch của khối; kế hoạch hoạt động của từng lớp và kế hoạch tuần, tháng, học kỳ và năm học. Nội dung kế hoạch cụ thể, chi tiết có vai trò làm căn cứ để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS theo các quy mô khác nhau đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động qua mỗi học kỳ, năm học của nhà trường.
việc tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
i) Nội dung biện pháp:
Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới:
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch chung toàn trường và tổ trưởng chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch hoạt động của từng khối. Yêu cầu cụ thể đối với nội dung của kế hoạch chung toàn trường và kế hoạch khối, một năm nhà trường cần tổ chức từ 2 đến 3 hoạt động chung của trường theo chủ đề; mỗi khối tổ chức ít nhất 1 chủ đề chung của khối.
Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho từng đơn vị lớp vào các buổi sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần hoặc chủ đề chung của tháng theo chương trình hoạt động trải nghiệm, đây là trách nhiệm chính của giáo viên chủ nhiệm lớp, để thực hiện hiệu quả hoạt động ở quy mô lớp, giáo viên chủ nhiệm cần có sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn và các lực lượng liên đới như cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch, đồng thời nắm quyền chỉ huy nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động trên các quy mô hoạt động, tránh bệnh hình thức, thành tích mà không đem lại ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, gây lãng phí về thời gian, công sức của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục tham gia.
ii) Cách thức thực hiện:
Hiệu trưởng căn cứ vào chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS, căn cứ tình hình nhà trường và địa phương,lựa chọn chủ đề, thiết kế nội dung hoạt động chung trong toàn trường ít nhất mỗi kỳ một hoạt động chung và đưa vào kế hoạch giáo dục chung của toàn trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ chủ nhiệm của từng khối hoặc giáo viên chịu trách nhiệm nhóm trưởng nhóm chủ nhiệm của khối lựa chọn và thiết kế chủ đề nội dung hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho khối mình phụ trách sao cho phù hợp với tình hình nhà trường và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh của khối lớp. Kế hoạch sau khi được hoàn thiện trình Hiệu trưởng phê duyệt và cập nhật vào kế hoạch giáo dục của nhà trường làm kế hoạch tổng thể của năm học, học kỳ.
Hiệu trưởng chỉ đạo từng giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cán bộ lớp, cán bộ Đoàn lựa chọn chủ đề, thiết kế nội dung kế hoạch hoạt động cho từng tuần vào các buổi sinh hoạt thứ 2 và thứ 7 và kế hoạch chung cho cả một học kỳ nếu gộp các tiết sinh hoạt thành một buổi để tổ chức.
Khi xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS, Hiệu trưởng, giáo viên cần chú ý quy trình sau đây:
Bước 1: xác định những căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.
Bước 2: Xác định chủ đề hoạt động, tên hoạt động và quy mô hoạt động, thời gian và địa điểm tiến hành, nguồn lực cần huy động tham gia.
Bước 3: Thiết kế nội dung và kịch bản của hoạt động.
Bước 4: Xin ý kiến các bên liên quan để hoàn thiện kế hoạch và hoàn thiện.
Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch và phê duyệt kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường THCS.