Chương 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG.
2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Về kinh tế, văn hóa, xã hội
2.1.1.1. Về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội
Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha. Huyện Đắk Glong nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa 30km theo hướng quốc lộ 28, tổng dân số khi thành lập là 20.504 người và đến hết năm 2020 là 73.851 người; gồm 07 đơn vị hành chính cấp xã; toàn huyện có 30 dân tộc sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 55,77%, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số.
Đắk Glong là huyện nghèo, thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung. Toàn huyện có 7/7 xã đặc biệt khó khăn với 61 thôn, bon, huyện Đắk Glong có diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là Bô-xít, Có nhiều sông suối, ao hồ, thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện còn cao, theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 40,9%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79,3%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,68%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm (năm 2020). Địa hình chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông, suối; tạo độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn; đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất Bô-xít và đất Feralit nâu đỏ, do vậy đã hạn chế đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân.
2.1.1.2. Về giáo dục
Năm học 2020-2021, huyện Đắk Glong có 43 trường học từ Mầm non đến cấp THPT (trong đó cấp THPT có 03 trường), ngành giáo dục huyện Đắk Glong được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học mức độ 2,
THCS mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Đến nay, huyện mới chỉ có 04 trường đạt chuẩn quốc gia (01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 02 trường THCS). Đa số các trường ở tất cả các bậc học đang còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học do nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, nên chất lượng giáo dục của huyện Đắk Glong còn thua kém với so với các địa phương khác.
Năm học 2020-2021, toàn huyện có 4.900 học sinh mầm non, 10.210 học sinh tiểu học, 5.687 học sinh THCS và 1.283 học sinh THPT.
2.1.2. Về các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông tổ chức khảo sát thực trạng
Năm học 2020-2021, trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông có 03 trường THPT (THPT Đắk Glong, THPT Lê Duẩn và trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đắk Glong) với 102 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó 09 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), 73 giáo viên, 20 nhân viên và 1702 học sinh.
Bảng 2.1. Quy mô các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm học 2020-2021
Quy mô (lớp) | Học sinh (người) | Đội ngũ giáo viên, nhân viên (người) | CÁN BỘ QUẢN LÝ (người) | |
Trường THPT Đắk Glong | 13 | 543 | 34 | 03 |
Trường THPT Lê Duẩn | 12 | 494 | 31 | 03 |
Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đắk Glong | 09 | 208 | 28 | 03 |
Tổng | 34 | 1245 | 93 | 09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Mục Tiêu Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Sử Dụng Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt
- Thực Trạng Về Công Tác Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh.
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nguồn: Các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong
Trường THPT Đắk Glong có quy mô nhà trường gồm 13 lớp, với 543 học sinh (Trong đó khối 10 có 05 lớp, khối 11 có 04 lớp và khối 12 có 04 lớp). Trường có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 37 người, trong đó có 02 nhà giáo có trình độ thạc sỹ, 03 nhà giáo đang theo học bồi dưỡng sau đại học,… Chi bộ Đảng nhà trường có 24 đảng viên. Công đoàn nhà trường có 37 đoàn viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường có 13 chi đoàn học
sinh, 01 chi đoàn giáo viên với tổng số 325 đoàn viên, thanh niên. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 20/28, đạt tỉ lệ 71,43%.
Trường THPT Lê Duẩn có 12 lớp, với 494 học sinh (Trong đó khối 10 có 04 lớp, khối 11 có 04 lớp và khối 12 có 04 lớp). Trường có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 34 người, không có giáo viên có trình độ thạc sỹ, có 01 giáo viên đang học thạc sĩ. Trường có chi bộ Đảng với 16 đảng viên. Công đoàn nhà trường có 34 đoàn viên, Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường có 12 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn giáo viên với tổng số 341 đoàn viên, thanh niên. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 18/26, đạt tỉ lệ 69,23%.
Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đắk Glong có 09 lớp, với 208 học sinh, cấp THPT có 90 học sinh (Từ cấp THCS đến THPT mỗi khối có 01 lớp). Trường có 02 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường là 31 người, trong đó có 01 nhà giáo có trình độ thạc sỹ. Trường có chi bộ Đảng với 19 đảng viên. Công đoàn nhà trường có 31 đoàn viên, Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường có 06 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn giáo viên với tổng số 112 đoàn viên, thanh niên. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 07/19, đạt tỉ lệ 36,84%.
Cơ sở vật chất của các trường cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động giáo dục, như: Phòng học, phòng bộ môn, nhà đa năng, nhà hiệu bộ, thư viện, phòng truyền thống, có sân chơi bãi tập,… các phòng học và phòng Hội đồng được trang bị Tivi màng hình lớn, đường truyền internet tốc độ cao hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nhiều trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trường do đã sử dụng lâu ngày nên đã xuống cấp, lạc hậu hoặc không sử dụng được nên đã ảnh hưởng rất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường.
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý, biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
* Điều tra bằng phiếu: Đề tài sử dụng các mẫu phiếu điều tra (Phụ lục).
- Mẫu 1: Khảo sát về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. (Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên)
- Mẫu 2: Khảo sát về việc quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. (Dành cho học sinh)
* Phương pháp toán thống kê: Sử dụng các công thức toán thống kê, như số trung bình cộng, tỉ lệ và hệ số tương quan,… để định lượng kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận khoa học về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá
- Rất tốt/Rất hứng thú/Rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng: 04 điểm
- Tốt/ Hứng thú/Thường xuyên/Ảnh hưởng: 03 điểm
- Trung bình: 02 điểm
- Không tốt/Không hứng thú/Không thường xuyên/Không ảnh hưởng: 01điểm
Thang đánh giá:
Mức 1:
Mức 2:
Mức 3:
Mức 4:
X = 3,25 4,0 Tốt
X = 2,5 3,24 Khá
X = 1,75 2,49 Trung bình
X < 1,75 Kém
2.2.5. Đối tượng khảo sát
- Cán bộ quản lý, giáo viên: 60 người (Cán bộ quản lý, giáo viên các trường).
- Học sinh: 180 học sinh.
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các lực lượng giáo dục về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Lợi ích hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | Mức độ đánh giá | Thứ bậc | |||||||||
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau | 36 | 60 | 14 | 23,33 | 10 | 16,67 | 0 | 0 | 3,43 | 1 |
2 | Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại | 33 | 55 | 18 | 30 | 9 | 15 | 0 | 0 | 3,4 | 2 |
3 | Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân | 23 | 38,33 | 22 | 36,67 | 8 | 13,33 | 7 | 11,67 | 3,02 | 5 |
4 | Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai | 28 | 46,67 | 19 | 31,67 | 7 | 11,67 | 6 | 10 | 3,15 | 3 |
5 | Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích | 24 | 40 | 21 | 35 | 11 | 18,33 | 4 | 6,67 | 3,08 | 4 |
Trung bình | 3,22 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá cao kết quả của lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT mang lại. Đa số ý kiến cho rằng lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đã góp phần giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau”, với tỷ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện “rất tốt” là 60% và tốt là 23,33%. Lợi ích về “Khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa
chọn được nghề nghiệp tương lai” nhận được tỉ lệ 46,67% ý kiến đánh giá ở mức độ rất “tốt” và tỉ lệ 31,67% đánh giá ở mức độ “tốt”. Lợi ích về “Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân” thì vẫn còn tỉ lệ 11,67% ý kiến đánh giá chưa mang lại hiệu quả thiết thực, chính vì vậy nội dung này chỉ đạt ở mức độ “khá” với điểm trung bình đạt 3,02 điểm (mức điểm trung bình thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát).
Số liệu khảo sát đánh giá chung ở đạt mức khá, với điểm trung bình chung là 3,22 điểm, trong đó lợi ích của việc giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau” và “Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại” được đánh giá tốt với điểm trung bình lần lượt là 3,43 và 3,4 điểm. Các tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức độ khá và vẫn còn một số ý kiến cho rằng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Lợi ích hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | Mức độ đánh giá | Thứ bậc | |||||||||
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau | 89 | 49,44 | 40 | 22,22 | 47 | 26,11 | 4 | 2,22 | 3,19 | 1 |
2 | Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại | 91 | 50,56 | 31 | 17,22 | 23 | 12,78 | 35 | 19,44 | 2,99 | 4 |
3 | Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân | 83 | 46,11 | 41 | 22,78 | 42 | 23,33 | 14 | 7,78 | 3,07 | 3 |
4 | Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai | 83 | 46,11 | 51 | 28,33 | 32 | 17,78 | 14 | 7,78 | 3,13 | 2 |
5 | Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích | 78 | 43,33 | 37 | 20,56 | 44 | 24,44 | 21 | 11,67 | 2,96 | 5 |
Trung bình | 3,07 |
Theo ý kiến đánh giá của học sinh, đa số cũng cho rằng lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã góp phần giúp học sinh“Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau” với tỷ lệ đánh giá ở mức độ “rất tốt” là 49,44%, mức “tốt” là 22,22% và điểm trung bình cao nhất với 3,19 điểm; tiếp theo là “Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai” tỷ lệ đánh giá ở mức độ “rất tốt” là 46,11%, mức “tốt” là 28,33% và điểm trung bình 3,13.
Khi được hỏi về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT là “Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân”, cũng nhận được 46,11% ý kiến đánh giá ở mức độ “rất tốt”, 28,33% đánh giá ở mức độ “tốt” và điểm trung bình là 3,07.
Mặt khác, khi được hỏi về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT nhằm “Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích” thì học sinh đánh giá đạt ở mức độ “khá” với điểm trung bình là 2,96 điểm và đây là mức thấp nhất trong 5 nội dung khảo sát.
Qua kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều đánh giá cao về lợi ích của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đặc biệt là lợi ích của việc giúp học sinh “Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau”, đây là lợi ích được đánh giá ở mức độ cao nhất. Trong khi nội dung “Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích” ở mức độ thấp nhất.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Thực trạng nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh thông qua sự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và của học sinh về mức độ thực hiện các nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | Mức độ đánh giá | Thứ bậc | |||||||||
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Hoạt động hướng vào bản thân | 31 | 51,67 | 21 | 35 | 8 | 13,33 | 0 | 0 | 3,38 | 1 |
2 | Hoạt động hướng đến xã hội | 22 | 36,67 | 24 | 40 | 11 | 18,33 | 3 | 5 | 3,08 | 4 |
3 | Hoạt động hướng đến tự nhiên | 26 | 43,33 | 18 | 30 | 12 | 20 | 4 | 6,67 | 3,1 | 3 |
4 | Hoạt động hướng nghiệp | 33 | 55 | 13 | 21,67 | 9 | 15 | 5 | 8,33 | 3,23 | 2 |
Trung bình | 3,2 |
Kết quả khảo sát ta thấy: Các nội dung đều được nhà trường tổ chức và được đánh giá ở mức độ tương đối đồng đều. Nội dung duy nhất được đánh giá mức độ tốt là "Hoạt động hướng vào bản thân" điểm trung bình đạt 3,38 điểm cao nhất trong 4 nội dung. Các nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ “khá”, cụ thể: "Hoạt động hướng nghiệp" điểm trung bình đạt 3,23 điểm, nội dung "Hoạt động hướng đến tự nhiên" điểm trung bình đạt 3,1 điểm và nội dung "Hoạt động hướng vào xã hội" được đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình đạt 3,08 điểm.
Như vậy, theo đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên thì các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong đã chú trọng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển toàn diện học sinh. Mức độ thực hiện các nội dung được đánh giá ở mức khá, với điểm trung bình chung là 3,2.
Bảng 2.5. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | Mức độ đánh giá | Thứ bậc | |||||||||
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Chưa tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Hoạt động hướng vào bản thân | 77 | 42,78 | 76 | 42,22 | 21 | 11,67 | 6 | 3,33 | 3,24 | 1 |