Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 12


- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay các NHTM vẫn đang chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật chung như là quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và phải tự xây dựng riêng cho mình những quy định về hoạt động tín dụng. Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, ban hành mới …Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động cho vay.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín nhiệm của CIC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn. Hiện nay trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín nhiệm cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và có thu phí, tuy nhiên nguồn thông tin mà CIC cung cấp chưa đầy đủ và mức độ chính xác chưa cao. Để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC trong thời gian tới phải được cải tiến nhiều theo hướng:

+ Cung cấp thông tin phải nhanh chóng;

+ Nguồn thông tin phải cập nhật, chính xác;

+ Ngoài các thông tin tài chính còn phải bao gồm các thông tin phi tài chính.

Ngoài ra, CIC đang có nhiều thông tin về các doanh nghiệp trong cả nước nhưng chưa triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp nên chưa cho phép các NHTM truy cập vào cơ sở dữ liệu này. Để có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp và chia sẻ nguồn dữ liệu này tới các tổ chức tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Về hoàn thiện các văn bản pháp lý trong hoạt động tín dụng

Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tồn đọng hiện nay rất

Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định - 12

phức tạp do liên quan đến nhiều bộ luật, nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế,


do vậy, BIDV Việt nam cần sớm ban hành qui trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi

nợ vay áp dụng trong toàn hệ thống.

Trong định hướng phát triển, BIDV đã đề ra mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ, do vậy cần sớm ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân vào hoạt động.

- Về công tác đào tạo

Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh đặc biệt là các nghiệp vụ về hoạt động tín dụng. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng, tổ chức cho cán bộ tham quan, học tập tại các chi nhánh trong hệ thống, tham quan học hỏi các mô hình ngân hàng nước ngoài tiên tiến, hiện đại có tính tương đồng với điều kiện hoạt động trong nước.

- Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Ngân hàng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Do vậy, BIDV cần xây dựng thêm các kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng nhằm nhanh chóng thu thập các phản hồi từ phía khách hàng để không ngừng hoàn thiện, nâng cấp các dịch vụ ngân hàng; Hoàn thiện chương trình quản lý giới hạn tín dụng trên hệ thống; bổ sung và chỉnh sửa những chương trình báo cáo hiện có để hỗ trợ lập được các báo cáo tín dụng theo đúng quy định và cung cấp thông tin để quản lý tín dụng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Hoạt động tín dụng luôn là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu khi đánh giá hoạt động của một Ngân hàng thương mại bất kỳ, đặc biệt là đối với những Ngân hàng thương mại Cổ phần. Qua những phân tích đánh giá ở trên có thể thấy Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định là một Chi nhánh Ngân hàng thương mại đã đạt chất lượng khá trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên việc hoàn thiện hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng là mục tiêu không thể thiếu của Chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình hội nhập với sự xâm nhập của các Ngân hàng Thương mại nước ngoài. Việc áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện chất lượng hoạt động tín dụng hơn nữa trong giai đoạn tới là yêu cầu tất yếu, góp phần vào sự phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, giữ vững vị trí dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động công tác tín dụng thông qua hình thức cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định, tác giả đã tổng hợp, đề xuất những giải pháp và kiến nghị thiết thực, có cơ sở thực hiện nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu cần đạt được của tác giả.


KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước không ít những khó khăn.Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đi trước, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển một cách nhanh hơn.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định, với vai trò và vị trí của một chi nhánh của NHTM hàng đầu của Việt Nam, thông qua hoạt động tín dụng, đã và đang góp phần vào việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ và điều hòa vĩ mô nền kinh tế, phục vụ rất lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Nam định. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được lợi nhuận cao, hoạt động tín dụng không những cần sự tăng trưởng về mặt số lượng mà phải đảm bảo cả về mặt chất lượng.

Hoạt động tín dụng là vấn đề có ý nghĩa trong hoạt động của các NHTM nói chung, BIDV Nam định nói riêng là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự phát triển bền vững của ngân hàng trong quá trình hội nhập. Tác giả đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tham khảo khá nhiều tài liệu, tư liệu để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Trên cơ sở số liệu thực tế và các phương pháp nghiên cứu thích hợp luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được hệ thống hóa và phản ánh được các nội dung, nhân tố, vai trò và sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động tín dụng.

Xem xét và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Nam định, từ đó rút ra những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời phản ánh các nguyên nhân của tồn tại và hạn chế đó.

Đề xuất một số giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện hoạt động tín dụng tại


Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Nam định, đồng thời nêu lên một số

kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.

Những khuyến nghị giải pháp này xuất phát từ thực trạng của BIDV Nam định nên có tính khả thi cho việc hoàn thiện hoạt động tín dụng của BIDV Nam định. Việc thực hiện các giải pháp này cho phép BIDV Nam định hoàn thiện hoạt động tín dụng, từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Nam định, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập với hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế. Do còn hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu nên luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn nữa !


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV Nam Định Báo cáo thường niên (2010, 2011, 2012).

2. TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê.

3. TS. Tô Ngọc Hưng - TS. Nguyễn Kim Anh, Nghiệp vụ Ngân hàng nâng cao, Học viện Ngân hàng Hà Nội.

4. TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình Tiền tệ- Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

5. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6. PGS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Tài chính.

7. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu

thế hội nhập, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

8. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

10. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010.

11. Chính Phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Quyết định phê chuẩn đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

12. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

13. Tạp chí Ngân hàng Đầu tư và Phát triển triển Việt Nam số 5/2010.

14. Tạp chí tài chính tiền tệ số 5/2011 và số 3/2012.

15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ.

16. Website:

www.bidv.com.vn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

www.mof.gov.vn: Bộ Tài Chính


www.mpi.gov.vn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

www.bidv.com.vn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam www.incombank.com.vn: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam www.agribank.com.vn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. www.vneconomy.com.vn: Thời báo Kinh tế Việt Nam

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022