hoạch KĐCLGD nhìn chung chưa thực hiện đúng quy trình, kế hoạch thực hiện còn chồng chéo, chưa bám sát nhiệm vụ của năm học. Đội ngũ làm công tác KĐCLGD còn mỏng, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác KĐCLGD chưa được quan tâm chỉ đạo tốt. Công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện đôi lúc vẫn chưa kịp thời, chưa triệt để. Các hoạt động giám sát, hậu KĐCLGD chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy được sự tự ý thức, tự KĐCLGD trong công tác của từng cá nhân, tổ chức. Nội dung sử dụng kết quả KĐCLGD để thúc đẩy sự thay đổi trong nhà trường còn hạn chế. Thực trạng đó đặt ra những yêu cầu khách quan về việc nghiên cứu các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả QL công tác KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đề xuất 6 biện pháp QL hoạt động KĐCLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm:
Một là, Tạo sự đồng thuận trong xã hội và tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nhận thức là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng đắn sẽ là tiền đề thúc đẩy hành động diễn ra đúng đắn. Hoạt động KĐCLGD trường học, như đã nói ở trên, có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của bậc THPT nói chung và trường THPT tỉnh Lào Cai nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL, GV, NV... có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD thì các khâu của quá trình QL công tác KĐCLGD ở trường THPT mới có cơ hội đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong trường THPT về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD là biện pháp có ý nghĩa nền tảng, quyết định hiệu quả của công tác này ở các trường THPT.
Hai là, Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hoạt động KĐCLGD và xây dựng trường chuẩn quốc gia có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục thì cần huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, mà chỉ thực hiện được điều này khi xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia. Vì vậy xây dựng kế hoạch KĐCLGD phải gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay hoạt động KĐCLGD đã tích hợp với hoạt động công nhận trường chuẩn quốc gia. Hoạt động KĐCLG và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức,
xuyên suốt thời gian năm học và có tính kế thừa hằng năm. Vì thế, việc xây dựng kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường là một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác QL KĐCLGD và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở nhà trường THPT.
Ba là, Đổi mới quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp. Hoạt động KĐCLGD trường học rất đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Những lĩnh vực này đỏi hỏi CM, nghiệp vụ phù hợp ở mức độ tương ứng nhất định. Người quản lý không thể thông thạo toàn bộ CM của các lĩnh vực, vì vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác KĐCLGD để thực hiện KĐCLGD được hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác KĐCLGD luôn là vấn đề quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của công tác này.
Bốn là, Quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Hoạt động KĐCLGD với tư cách là chức năng thiết yếu trong QL nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động QL nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Ứng dụng CNTT vào hoạt động KĐCLGD giúp cho Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được hiệu quả hơn, an toàn và chính xác hơn.
Năm là, Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bằng cách sử dụng kết quả kiểm định chất lượng vào đánh giá nhà trường. Sử dụng kết quả KĐCLGD trường THPT vào đánh giá nhà trường là một biện pháp quan trọng để việc KĐCLGD phát huy tối đa những ưu điểm của nó, mang lại hiệu quả cao trong quá trình QL nhà trường.
Sáu là, Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Việc KĐCLGD, bản thân nó chỉ có giá trị khi những thông tin, kết quả thu được sau KĐCLGD phải được đánh giá, phân tích để giúp người QL đưa ra những quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường đi theo đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu trong quá trình KĐCLGD, những sai lệch được phát hiện không có biện pháp điều chỉnh kịp thời thì việc KĐCLGD sẽ mất đi tác dụng và ý nghĩa.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ GD&ĐT
Có cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác KĐCLGD ở các trường phổ thông. Trong thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 21/10/2009 quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông hiện chưa có nội dung nào về giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi các hoạt động CM đối với cán bộ làm công tác KĐCLGD. KĐCLGD là một hoạt động kiêm nhiệm có vai trò quan trọng, vì vậy Bộ GD&ĐT cần xem xét để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm động viên, hỗ trợ đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.2. Với Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng QL công tác KĐCLGD ở các trường phổ thông nói chung và các trường THPT nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh.
Tăng cường đầu tư kinh phí, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác KĐCLGD. Nghiên cứu, biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, nâng cao CM, nghiệp vụ cho CBQL, đội ngũ làm công tác KĐCLGD trường học. Xây dựng các quy chuẩn
KĐCLGD một cách khoa học để thực hiện đại trà trên địa bàn toàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho Tỉnh cơ chế đãi ngộ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác KĐCLGD.
2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
Thường xuyên đôn đốc, KĐCLGD, giám sát công tác tự KĐCLGD trong nhà trường. Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ trong công tác
KĐCLGD trường học.
Thực hiện đúng quy trình và có chất lượng công tác xây dựng kế hoạch. Chú ý xây dựng kế hoạch tự KĐCLGD phải phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường. Có biện pháp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ CM nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ làm công tác KĐCLGD thực hiện tốt nhiệm vụ.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác KĐCLGD, đánh giá và điều chỉnh kịp thời những lệch lạc sau KĐCLGD. Tận dụng tốt những kết quả tích cực của công tác KĐCLGD để thúc đẩy sự thay đổi cho cá nhân, tập thể. Xây dựng, lưu trữ và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, kết quả của công tác KĐCLGD trường học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quang Anh - Hà Đăng (2003), Những điều cần biết về hoạt động thanh tra, kiểm tra GD&ĐT, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1998), “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TW1, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Trần Thanh Bình (2009), “Một số vấn đề của kiểm định chất lượng giáo dục”, Tạp chí Khoa học Văn hóa và Du lịch.
5. Bộ GD&ĐT (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn công tác thiết bị dạy học cho CBQL và GV, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu Hội thảo - tập huấn công tác khảo thí và KĐCLGD, Đà Nẵng.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
10. Bộ tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”, Hà Nội.
11. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Chính (2002), “Kiểm định chất lượng trong giáo dục”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Chính phủ (2002), Nghị định của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, số 101/2002/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2002.
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị Quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
16. Đinh Hồng Đăng (2016), Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng trường Mầm non của tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
17. Trần Khánh Đức (2004),“Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về quản lý nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội 8, tr. 133.
22. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Lê Đức Ngọc (2009), Tổng quan về kiểm định và đảm bảo chất lượng về giáo dục phổ thông, Tài liệu tập huấn về KĐCLGD phổ thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
25. Nguyễn An Ninh (2009), “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông và triển khai đánh giá thí điểm tại một số tỉnh, thành phố”, Đề tài cấp bộ mã số B2004-80-06.
26. Phạm Thị Như Phong (2014), Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, Trường bồi dưỡng CBQL TW1, Hà Nội.
28. Dương Nguyên Quốc (2013), “Vai trò của kiểm định chất lượng đối với giáo dục trung học phổ thông”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, tháng 6/2013.
29. Quốc Hội (2010), Luật thanh tra, Luật số: 56/2010/QH12, Hà Nội.
30. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam năm 2005, Hà Nội.
31. Sở GD&ĐT (2018), Báo cáo tổng kết công tác khảo thí và KĐCLGD tỉnh Lào Cai các năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018, 2018 -2019 Lào Cai.
32. Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, Lào Cai
33. Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Tp.HCM.
34. Đinh Hồng Đăng (2016), Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng trường Mầm mon của tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
35. Đặng Thị Thùy Linh (2014), Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ khoa học Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
36. Từ điển Luật học (1988), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
37. Elain El Khawas (2001), Accreditation in the USA: Origin, developments and future prospect, International Instutite for Educational Planning.
38. Janet Fairman, Brenda Peire, and Walter Hais (2009), High school accrediation in Main: Perceptions of costs and benefits, University of Main.
39. UNESSCO (2007) LazrVLSCEANU, Laura GRÜNBERG, and DanPÂRLEA Quality Assurance and Accreditation: A Glossary of BasicTerms and Definitions. Bucharest.
Tài liệu mạng
40. http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/
41. https://www.chea.org/
42. http://www.neasc.org/
Phụ lục 1
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Về thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT
(Dành cho cán bộ phòng KT&KĐCLGD, phòng GDTrH thuộc Sở GD&ĐT, CBQL trường THPT và thành viên đoàn đánh giá ngoài trường THPT ở tỉnh Lào Cai)
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ở tỉnh Lào Cai. Đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào ô được chọn.
Câu 1. Ý kiến của thầy (cô) về vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ở tỉnh Lào Cai hiện nay
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Ý kiến khác:……………………………………………………………
Câu 2. Mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT?
2. Giúp cơ quan quản lý và nhà trường xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. |
3. Giúp nhà trường đề ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. |
4. Giúp nhà trường công khai trước xã hội về chất lượng giáo dục. |
5. Tất cả các nội dung trên |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Quản Lý, Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Để Hướng Tới Xây Dựng Đội Ngũ Kiểm Định Viên Chuyên Nghiệp
- Biện Pháp 5: Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Bằng Cách Sử Dụng Kết Quả Kiểm Định Chất Lượng Vào Đánh Giá
- Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kđclgd Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai
- Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Câu 3. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT gồm các bước nào sau đây?
2. Đánh giá ngoài. |
3. Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. |
4. Tất cả các nội dung trên. |
Câu 4. Thực trạng thực hiện tự đánh giá tại trường THPT?
Mức độ thực hiện | ||||
Dễ dàng | Trung bình | Khó | Rất khó | |
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. | ||||
2. Lập kế hoạch tự đánh giá và phân công trách nhiệm cho thành viên. | ||||
3. Tạo sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. | ||||
4. Thu thập và xử lý minh chứng. | ||||
5. Mã hóa, lập danh mục và lưu trữ minh chứng. | ||||
6. Mô tả hiện trạng nhà trường theo tiêu chí. | ||||
7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo từng tiêu chí trong tiêu chuẩn. | ||||
8. Lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí. | ||||
9. Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh và cải tiến điểm yếu theo báo cáo tự đánh giá. | ||||
10. Đánh giá tiêu chí đạt hay không đạt. | ||||
11.Hoàn thiện và công bố báo cáo tự đánh giá. | ||||
9. Theo đồng chí khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện tự đánh giá là gì? ...................................................................................................................................... | ||||
10. Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng báo cáo tự đánh giá trường THPT với những trường mà đồng chí đã tham gia đánh giá ngoài? a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Chưa tốt |