3.4.2. Đối tượng và nội dung khảo nghiệm
Đối tượng khảo nghiệm: Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; CBQL, GV, NV trường THPT và thành viên đoàn đánh giá ngoài.
Nội dung khảo nghiệm được tập trung vào hai vấn đề chính:
- Các biện pháp được đề xuất có thật sự cần thiết không?
- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp đề xuất có khả thi với đại bàn tỉnh Lào Cai không?
3.4.3. Cách thức khảo nghiệm
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành bằng phương pháp chuyên gia. Nội dung trưng cầu ý kiến theo Phụ lục 2.
Chúng tôi đã tổ chức trưng cầu ý kiến qua 3 vòng:
Vòng 1: Trưng cầu ý kiến qua trao đổi và phỏng vấn (20 người là các chuyên gia về KĐCLGD, hiệu trưởng THPT của một số trường đã được kiểm định và tham gia làm trưởng đoàn đánh giá ngoài nhiều lần)
Vòng 2: Trưng cầu ý kiến qua các hội nghị tổ chức tại Sở GD&ĐT vào tháng 3/2019, tham dự là hơn 70 người là CBQL và chuyên viên Sở GD&ĐT, lãnh đạo các trường THPT.
Vòng 3: Trưng cầu ý kiến khảo sát bằng phiếu để lấy ý kiến rộng rãi trong các đối tượng Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; CBQL, GV, NV trường THPT và thành viên đoàn đánh giá ngoài tỉnh Lào Cai.
Qua trưng cầu ý kiến ở hội nghị và khảo sát bằng gửi phiếu hỏi, chúng tôi thu về 245 phiếu. Tất cả các phiếu thu về đều ghi đầy đủ mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
Sau khi tổng hợp các phiếu và sử dụng thống kê toán học để xử lý tính toán phần trăm của từng biện pháp kết quả thể hiện ở Bảng 3.1, 3.2 và 3.3.
3.4.4. Thang đánh giá khảo nghiệm
Chỉ đánh giá dựa trên các phiếu thu về
Về tính cần thiết với câu hỏi ở 4 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Rất cần thiết” được tính 4 điểm, “Cần thiết” được tính 3 điểm, “Ít cần thiết” được tính 2 điểm, “Không cần thiết” được tính 1 điểm.
Về tính khả thi với câu hỏi ở 4 mức độ, mỗi biện pháp trả lời “Rất khả thi” được tính 4 điểm, “Khả thi” được tính 3 điểm, “Ít khả thi” được tính 2 điểm, “Không khả thi” được tính 1 điểm.
3.5. Kết quả khảo nghiệm
a) Tính cần thiết của các biện pháp
Mức độ cần thiết của biện pháp được đánh giá dựa trên tầm quan trọng, vai trò của nó trong quá trình quản lý hoạt động KĐCL giáo dục và mức độ tác động của nó vào chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Nội dung | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Không cần thiết | Ít cần thiết | Cần thiết | Rất cần thiết | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biện pháp 1: Tạo sự đồng thuận trong xã hội và tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. | 0 | 34 | 14 | 52 | 21 | 159 | 65 | 3.51 | 1 | |
2 | Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia | 0 | 34 | 14 | 83 | 34 | 128 | 52 | 3.38 | 3 | |
3 | Biện pháp 3: Đổi mới quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp. | 0 | 16 | 6.6 | 110 | 45 | 119 | 48.4 | 3.42 | 2 | |
4 | Biện pháp 4: Quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. | 0 | 54 | 22 | 59 | 24 | 132 | 54 | 3.32 | 5 | |
5 | Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bằng cách sử dụng kết quả kiểm định chất lượng vào đánh giá nhà trường. | 0 | 22 | 9 | 120 | 49 | 103 | 42 | 3.33 | 4 | |
6 | Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. | 0 | 78 | 32 | 52 | 21 | 115 | 47 | 3.15 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Ở Tỉnh Lào Cai
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Quản Lý, Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Để Hướng Tới Xây Dựng Đội Ngũ Kiểm Định Viên Chuyên Nghiệp
- Biện Pháp 5: Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Bằng Cách Sử Dụng Kết Quả Kiểm Định Chất Lượng Vào Đánh Giá
- Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 15
- Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Nhận xét: Các biện pháp QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai được CBQL, GV, NV của các trường đánh giá mức độ cấp thiết cao thể hiện điểm trung bình của các biện pháp QL đề xuất có 3,15 < X <3,51. Qua đó có thể thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất, chứng tỏ các biện pháp hiện đang là rất cần thiết đối với việc quản lý công tác KĐCLGD trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Biện pháp được
đánh giá cần thiết nhất là biện pháp 1 (có X = 3,51 - xếp thứ 1), biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là biện pháp 6 (có X = 3,15 -xếp thứ 6) tức là vẫn trên mức cần thiết. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những số liệu khảo sát thực trạng quản lý công tác KĐCLGD trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bởi hệ thống các biện pháp đã nêu đã giải quyết trực tiếp những hạn chế trong việc quản lý công tác KĐCLGD trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất lượng công tác KĐCLGD của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
b) Tính khả thi của các biện pháp
Mức độ khả thi của biện pháp được xác định dựa trên các yếu tố tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương; sự phù hợp với các văn bản pháp qui của ngành, pháp luật của nhà nước; sự phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa trong xã hội; có khả năng hiện thực cao.
Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Nội dung | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Không khả thi | Ít khả thi | Khả thi | Rất khả thi | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Biện pháp 1: Tạo sự đồng thuận trong xã hội và tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục | 54 | 22 | 40 | 16.4 | 151 | 61.6 | 3.40 | 1 | ||
2 | Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia | 31 | 12.6 | 94 | 38.4 | 120 | 49 | 3.36 | 2 | ||
3 | Biện pháp 3: Đổi mới quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp | 36 | 14.5 | 110 | 45 | 99 | 40.5 | 3.26 | 3 | ||
4 | Biện pháp 4: Quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục | 76 | 31 | 47 | 19 | 122 | 50 | 3.19 | 4 | ||
5 | Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bằng cách sử dụng kết quả kiểm định chất lượng vào đánh giá nhà trường | 51 | 21 | 120 | 49 | 74 | 30 | 3.09 | 5 | ||
6 | Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục | 120 | 49 | 51 | 21 | 74 | 30 | 2.81 | 6 |
Nhận xét: Các biện pháp QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai của trường đánh giá mức độ khả thi và rất khả thi thể hiện điểm trung bình
chung của các biện pháp QL đề xuất 2,81 < X <3,40. Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục.
Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là Biện pháp, có điểm trung bình =3.50 xếp bậc 1; Biện pháp 2, có điểm trung bình = 3.44 xếp bậc 2.
Biện pháp quản lý có tính khả thi thấp nhất là biện pháp 6, có điểm trung bình = 2.81 xếp bậc 6/6. Sở dĩ có kết quả này là vì chất lượng giáo dục của các trường là một trong những tiêu chuẩn của KĐCLGD, khi sử dụng kết quả này để đánh giá chất lượng các
trường, nếu không kiểm soát tốt bằng những quy định cụ thể sẽ dễ gây ra bệnh thành tích. Song với điểm trung bình = 2.81 thì biện pháp này vẫn rất khả thi.
c) Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Nội dung | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||
X | Thứ bậc | X | Thứ bậc | ||
1 | Biện pháp 1: Tạo sự đồng thuận trong xã hội và tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục | 3.51 | 1 | 3.40 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia | 3.38 | 3 | 3.36 | 2 |
3 | Biện pháp 3: Đổi mới quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp | 3.42 | 2 | 3.26 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục | 3.32 | 5 | 3.19 | 4 |
5 | Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bằng cách sử dụng kết quả kiểm định chất lượng vào đánh giá nhà trường | 3.33 | 4 | 3.09 | 5 |
6 | Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục | 3.15 | 6 | 2.81 | 6 |
Điểm trung bình chung | 3.35 | 3.19 |
Để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ở trên, tác giả sử dụng hệ số tương quan Spearman để tính toán:
R: Hệ số tương quan thứ bậc. di: Hiệu số các giá trị thứ tự.
n: Số biện pháp đã được đề xuất.
Thay các giá trị vào công thức ta có R = 0.88
Tương quan này là thuận và rất chặt chẽ, điều đó khẳng định mức độ phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là rất cao, có giá trị trong thực tiễn.
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai được biểu diễn ở biểu đồ sau:
4
3,51
3,5
3,4 3,38
3,36
3,42
3,26
3,32
3,19
3,33
3,09
3,15
3
2,81
2,5
2
1,5
1
0,5
0
BP1
BP2
BP3
BP4
BP5
BP6
TCT TKT
Biểu đồ: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
(So sánh theo điểm trung bình của từng biện pháp)
Nhận xét: Từ kết quả khảo nghiệm trên ta thấy các biện pháp nghiên cứu đều cần thiết và khả thi, khả năng vận dụng trong thực tiễn sẽ có hiệu quả. Qua phần xếp thứ tự các mức độ ta thấy như sau:
Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, tuy nhiên Biện pháp 1: “Tạo sự đồng thuận trong xã hội và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục” vừa có tính rất cấp thiết vừa có tính khả thi cao nhất. Điều này phản ánh rõ yếu tố quyết định về thông tin và nhận thức của công tác KĐCLGD. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng, cùng với thói quen làm việc có kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Các biện pháp có mối liên hệ mắt xích với nhau, tác động hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện.
Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cần thiết và tình khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai là rất cần thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai đề xuất trong luận văn là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả trong công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Tiểu kết chương 3
Dựa trên cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng, luận văn đã tập trung vào việc đề xuất các biện pháp về QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai. Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở lí luận và những khảo sát thực tiễn đã thực hiện. Hệ thống này bao gồm các biện pháp sau: 1) Biện pháp 1: Tạo sự đồng thuận trong xã hội và tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm định chất lượng giáo dục; 2) Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục gắn với lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia; 3) Biện pháp 3: Đổi mới quản lý, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để hướng tới xây dựng đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp; 4) Biện pháp 4: Quản lý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; 5) Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT bằng cách sử dụng kết quả kiểm định chất lượng vào đánh giá nhà trường; 6) Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Các biện pháp đề xuất liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, có sự cần thiết và tính khả thi cao; để thực hiện tốt QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai cần thực hiện bài bản, đúng quy trình và đồng bộ các biện pháp đã đề xuất thì chắc chắn sẽ thu được kết quả khả quan.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bằng lý luận và thực tiễn, luận văn đã chứng minh giả thuyết khoa học nêu ra trong Mục 4 của phần Mở đầu và trình bày kết quả nghiên cứu trong 3 chương 1, 2 và 3. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn rút ra kết luận và khuyến nghị sau:
1.1. Về lý luận
Các vấn đề lý luận được trình bày trong Chương 1 bao gồm: Mục đích, ý nghĩa, nội dung, quy trình cùng với các nội dung quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT cho thấy cần thiết phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng công tác KĐCLGD ở trường THPT, qua đó góp phần đáp ứng mục tiêu của trường THPT, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Tuy nhiên, để xác định được các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa tỉnh Lào Cai thì cần phải đánh giá đúng thực trạng QL công tác này trong những năm gần đây, chỉ ra những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích được nguyên nhân những hạn chế và tồn tại của thực trạng.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát thực trạng QL hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Lào Cai trong những năm qua cho thấy công tác này đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu nhất định. Công tác KĐCLGD đã phát huy được vai trò là công cụ sắc bén cho CBQL ở các trường trong việc nâng cao hiệu quả QL, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân, tổ chức trong nhà trường. Thông qua KĐCLGD, công tác CM thường xuyên được KĐCLGD, đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Các điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác dạy học được đáp ứng khá đầy đủ. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước trong công tác giáo dục cũng được đảm bảo thực hiện đúng quy định. Những thành tích nổi bật của Sở GD&ĐT Lào Cai và các trường THPT tỉnh Lào Cai trong những năm học qua chính là nhờ một phần ở việc QL tốt công tác KĐCLGD của các trường nói chung và các trường THPT nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn bộc lộ những tồn tại nhất định. Đó là công tác xây dựng kế