Khảo Sát Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Biện pháp Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Trung tâm và Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm là hai biện pháp hỗ trợ ba biện pháp trên, hai biện pháp này nếu được thực hiện sẽ làm nâng cao chất lượng mọi hoạt động của Trung tâm, trong đó có cả quy trình quản lý hoạt động huấn luyện của Trung tâm.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sĩ nghĩa vụ tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bằng cách thăm dò ý kiến của 3 cán bộ lãnh đạo Trung tâm, 26 cán bộ chiến sỹ của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên bao gồm cả giảng viên, huấn luyện viên.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm được phân tích để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Mức đánh giá cho mỗi biện pháp được xác định như sau:

Cần thiết/Khả thi: 3,0 điểm

Ít cần thiết/ ít khả thi: 2,0 điểm

Không cần thiết/không khả thi: 1,0 điểm

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi được thể hiện ở bảng số liệu và biểu đồ sau.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Số

lượng cần thiết

Số lượng ít cần thiết

Số lượng không

cần thiết


ĐTB


1

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ Trung tâm, nhất là cán bộ cấp phân đội trong quản lý, rèn luyện,

huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ


22


7


0


2,76


2

Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với đặc điểm tình hình

từng năm.


25


4


0


2,86


3

Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công

an tỉnh Điện Biên


22


7


0


2,76


4

Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công

an tỉnh Điện Biên


19


8


2


2,59


5

Biện pháp 5: Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ cho hoạt động

huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.


25


4


0


2,86


ĐTB




2,77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 12


Qua khảo sát, có thể thấy phần lớn các cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đều đánh giá các biện pháp nêu trên là cần thiết đối với Trung tâm.

Biện pháp liên quan tới lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện đều mang lại lợi ích cho Trung tâm trong công tác huấn luyện, giúp nâng cao kết quả huấn luyện.

Biện pháp Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Trung tâm và Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm giúp nâng cao chất lượng của công tác quản lý bồi dưỡng, đào tạo nói chung của Trung tâm và nâng cao chất lượng quản lý huấn luyện nói riêng của Trung tâm.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Số

lượng khả thi

Số

lượng ít khả thi

Số

lượng không khả

thi


ĐTB


1

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ Trung tâm, nhất là cán bộ cấp phân đội trong quản

lý, rèn luyện, huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ


25


4


0


2,86


2

Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với đặc

điểm tình hình từng năm.


22


6


1


2,72


3

Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng

nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên


24


5


0


2,83


4

Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng

nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên


19


6


4


2,52


5

Biện pháp 5: Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ

cho hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.


14


8


7


2,24


ĐTB




2,63

Qua khảo sát, có thể thấy phần lớn các cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đều đánh giá các biện pháp nêu trên là khả thi đối với Trung tâm.

Biện pháp liên quan tới lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện có độ khả thi cao hơn và dễ dàng thực hiện hơn.

Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.000

2.500

2.000

1.500

1.000

.500

.000

ĐTB

Biện pháp Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Trung tâm và Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm có độ khả thi thấp hơn, bởi cần phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất.




1

2

3

4

5

Cần thiết

2.759

2.862

2.759

2.586

2.862

Khả thi

2.862

2.724

2.828

2.517

2.241


Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua biểu đồ này cho thấy có sự tương đồng trong đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Chỉ có biện pháp 5 “Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ cho hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ” được đánh giá cần thiết ở mức cao, nhưng tính khả thi lại được đánh giá thấp nhất. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất của trung tâm phụ thuộc nhiều vào kinh phí nhà nước do cấp quản lý trên phụ trách, trung tâm có nhiệm vụ rà soát và đề xuất trang bị cơ sở vật chất thôi,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nêu ở chương 1 và chương 2; căn cứ vào các hạn chế khó khăn đã đề ra, căn cứ vào các nguyên tắc hoàn thiện, có thể đề xuất năm biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

Các biện pháp được đề xuất là:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ Trung tâm, nhất là cán bộ cấp phân đội trong quản lý, rèn luyện, huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với đặc điểm tình hình từng năm.

Đổi mới công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ cho hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.

Các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau và được các cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đánh giá là cần thiết và tính khả thi, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu luận văn, có thể đưa ra các kết luận sau:

Huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ là bước khởi đầu mang tính bản lề, tạo cơ sở hình thành kỹ năng quân sự, phẩm chất, bản lĩnh của người quân nhân cách mạng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Ở Việt Nam, hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ được đặc biệt quan tâm và chú trọng.

Quản lý huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ được hiểu là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của đơn vị thực hiện huấn luyện lên hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ thông qua việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra các hoạt động huấn luyện chiến sỹ của đơn vị thực hiện huấn luyện nhằm đạt được mục tiêu đã định. Quá trình quản lý huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên bao gồm ba giai đoạn sau: thứ nhất là lập kế hoạch huấn luyện, thứ hai là tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, thứ ba là kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện.

-Công tác quản lý huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế trong các công tác lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện.

Từ các hạn chế trên, luận văn đã đề xuất ra năm biện pháp sau:

Thứ nhất: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ Trung tâm, nhất là cán bộ cấp phân đội trong quản lý, rèn luyện, huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ

Thứ hai: Lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với đặc điểm tình hình từng năm.

Thứ ba: Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

Thứ tư: Kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

Thứ năm: Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ cho hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.

Các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau và được các cán bộ chiến sỹ của Trung tâm đánh giá là cần thiết và tính khả thi, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

2. Kiến nghị

2.1. Với Bộ Công an

- Cần rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay như Khung chương trình huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ.

- Cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, quản lý chặt chẽ công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ và việc chấp hành các quy chế hiện hành nhằm hạn chế và khắc phục những hiện tượng tiêu cực và nâng cao kết quả huấn luyện.

2.2. Với Ban giám đốc Công an tỉnh Điện Biên

- Tăng cường đầu tư ngân sách cho Trung tâm, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng (giảng đường, ký túc xá, nơi ăn nghỉ cho giảng viên đến giảng dạy tại Trung tâm, phòng máy, sân bãi và các thiết bị phục vụ công tác huấn luyện).

- Cung cấp tài liệu; giáo trình; hệ thống sổ sách quản lý; trang thiết bị in ấn chứng chỉ, chứng nhận; các công cụ phụ trợ cho huấn luyện quân sự võ thuật theo đúng tiêu chuẩn để phục vụ công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ và các lớp huấn luyện quân sự võ thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ khác.

- Phân định rõ nhiệm vụ đào tạo theo quy định của Bộ Công an, tránh tình trạng các đơn vị ồ ạt mở lớp dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo.

2.3. Với Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên

Cần lập chiến lược dài hạn với công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ theo phương châm coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cùng với các nhiệm vụ khác.

Quan tâm đổi mới tổ chức bộ máy và xây dựng biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn và trình độ của chiến sỹ nghĩa vụ trong từng khóa.

Đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất phục vụ đào tạo như: phòng học, thiết bị âm thanh, máy tính, máy chiếu… Quan tâm hơn nữa đến điều kiện ăn ở, sinh hoạt của giảng viên khi về giảng dạy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023