Biện Pháp 2: Lập Kế Hoạch Huấn Luyện Chiến Sỹ Nghĩa Vụ Ở Trung Tâm Huấn Luyện Và Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Công An Tỉnh Điện Biên Phù Hợp Với Đặc

3.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với đặc điểm tình hình từng năm

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên là công cụ để quản lý, giúp nhà quản lý tập trung vào mục tiêu rõ ràng và xác định; đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung.

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sẽ tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các bộ phận tổ chức huấn luyện ở Trung tâm.

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch giúp Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong 1 năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một các hợp lý, các bộ phân và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị các hoạt động dự kiến ngay từ khi bắt đầu huấn luyện

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thời gian lập kế hoạch huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ của Trung tâm cần được lập sớm hơn, ít nhất là trước 1 tháng so với thời gian bắt đầu huấn luyện. Làm như thế sẽ giúp các cán bộ Đội Quản lý đào tạo, quản lý học viên chủ động hơn trong việc sắp xếp các công việc, các kế hoạch khác. Đồng thời, sẽ giúp các cán bộ chiến sỹ khác, đặc biệt là những người giáo viên có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị giáo án, sắp xếp thời gian công tác... để tập trung vào công tác huấn luyện.

Trung tâm cần phải triển khai các khung hướng dẫn của Tổng cục theo đúng đặc thù của Trung tâm về địa điểm, giáo viên... theo hướng cụ thể hóa. Cụ thể, Trung tâm nên lập ra sổ theo dõi điện tử ngày tháng công việc của mỗi địa điểm giảng dạy, mỗi giáo viên của Trung tâm.

Những địa điểm huấn luyện, những giáo viên của Trung tâm một khi đã được đưa vào kế hoạch thì phải được ghi lại trong sổ theo dõi để tránh các trường hợp các kế hoạch sau bị trùng lặp. Khi có kế hoạch sau cần sử dụng địa điểm hay giáo viên đó thì sẽ phát hiện sớm và chủ động thay đổi, tìm kiếm phương án khác và giữ nguyên kế hoạch lập trước.

Bên cạnh đó, khi các khóa có số lượng và trình độ các chiến sỹ huấn luyện khác nhau thì kế hoạch phải cân nhắc đến những điều này để thay đổi thời lượng cho các tiết học trong chương trình khung huấn luyện một cách hợp lý, nếu số lượng chiến sỹ nghĩa vụ quá nhiều thì có thể xin cấp trên cho phép kéo dài thời gian huấn luyện, không nhất thiết bắt buộc phải là 04 tháng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Các chỉ tiêu kế hoạch cần được đổi mới, xây dựng từ thực tiễn, phải dựa vào kết quả huấn luyện của năm trước, trình độ trung bình của các chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa huấn luyện và chỉ tiêu của cấp trên. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu hiện nay mới đưa ra trung trung về trình độ khá giỏi của toàn khóa, nên chi tiết hơn trình độ khá giỏi của từng môn, để tìm ra những môn nào không đạt kế hoạch, nguyên nhân vì sao không đạt kế hoạch, do giáo viên, hay điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn... để có cơ sở kiến nghị lên cấp trên nhờ hỗ trợ.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 11

Giám đốc công an tỉnh Điện Biên cần tích cực chỉ đạo và có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch huấn luyện; chỉ đạo các bộ phận phối hợp, chia sẻ thông tin về nguồn lực để việc lập kế hoạch được thuận lợi.

Giám đốc Trung tâm cần nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch huấn luyện. Có năng lực đánh giá được những hạn chế của kế hoạch năm trước, chỉ ra nguyên nhân và có định hướng hoàn thiện kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình từng năm và đặc điểm chiến sĩ nghĩa vụ từng năm.

Cán bộ trung tâm, giảng viên, huấn luyện viên chủ động tham mưu, cho ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch huấn luyện.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi phải tuân thủ theo kế hoạch đã xây dựng, nhưng lại cần thu thông tin phản hồi kịp thời về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức để điều chỉnh hoạt động huấn luyện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Biện pháp này đưa ra cách thực để công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đợt huấn luyện.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trung tâm cần lập ra sổ theo dõi điện tử ngày tháng công việc của mỗi địa điểm giảng dạy, mỗi giáo viên của Trung tâm. Những địa điểm huấn luyện, những giáo viên của Trung tâm một khi đã được đưa vào kế hoạch thì phải được ghi lại trong sổ theo dõi để tránh các trường hợp các kế hoạch sau bị trùng lặp. Khi đó, sẽ giảm thiểu tối đa được các trường hợp địa điểm huấn luyện bị trùng lặp với một số lớp bồi dưỡng, đào tạo khác khiến cho lịch trình huấn luyện bị thay đổi, phải trao đổi nội dung của một số lớp học.

Ngoài ra, trong các kế hoạch huấn luyện của Trung tâm, nên xây dựng thêm phương án dự phòng, để những trường hợp thời tiết xấu ảnh hưởng đến địa điểm huấn luyện, hay giáo viên phải đi công tác đột xuất thì có thể có được phương án xử lý ngay lập tức.

Cần quán triệt tư tưởng của giáo viên huấn luyện để thực hiện tốt quy chế của Trung tâm. Khi kế hoạch và lịch trình làm việc của các giáo viên được theo dõi trên sổ điện tử đồng nhất, thì việc giáo viên bị trùng lặp hoặc có công tác khác sẽ bị hạn chế.

Phương pháp huấn luyện của Trung tâm cần phải được đổi mới trong sự quan tâm tới đặc thù chất lượng của chiến sỹ nghĩa vụ. Đặc biệt là cần dựa vào

trình độ của các chiến sỹ nghĩa vụ của từng khóa mà xây dựng phương pháp phù hợp, trách trường các chiến sỹ nghĩa vụ chưa tiếp thu được nội dung của lớp học, dẫn tới việc huấn luyện nội dung đó phải kéo dài hơn, gây ảnh hưởng tới các nội dung khác và tiến độ toàn khóa huấn luyện. Đồng thời, ngay từ buổi đầu huấn luyện, các giáo viên phải thống nhất tư tưởng cho các chiến sỹ nghĩa vụ là khi gặp khó khăn, thắc mắc có thể trao đổi luôn, hoặc trao đổi với tiểu đội trưởng để tiểu đội trưởng phản ánh lại với giáo viên.

Cần thiết phải nâng cao ý thức của các chiến sỹ nghĩa vụ, giáo dục tư tưởng ngay từ những buổi đầu, đồng thời, các tiểu đội trưởng là những người cùng ăn cùng ở với chiến sỹ nghĩa vụ nên dễ dàng hiểu được tâm lý của những chiến sỹ này, có thể làm công tác tư tưởng cho họ. Bên cạnh đó, các cán bộ chiến sỹ giáo viên phải luôn luôn thân thiện, nhiệt tình, giúp đỡ, động viên, khích lệ các chiến sỹ nghĩa vụ.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giám đốc trung tâm phải nắm vững chương trình và kế hoạch huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ do Bộ Công an ban hành. Nắm vững các yêu cầu và cách thức tổ chức thực hiện chương trình huấn luyện. Hiểu rõ các nguồn lực của đơn vị trong tổ chức thực hiện chương trình huấn luyện.

Các bộ phận tham gia quản lý hoạt động huấn luyện phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Cán bộ chiến sĩ, giảng viên, huấn luyện viên có hiểu biết toàn diện về chương trình huấn luyện. Có ý thức chấp hành kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ.

Trung tâm có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động huấn luyện.

3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện là khâu quan trọng nhằm điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Cách thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến phương pháp huấn luyện. Hơn thế nữa, thông qua kết quả kiểm tra đánh giá, nhà

QL biết được đúng trình độ thực của chiến sỹ nghĩa vụ và năng lực của đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên.

Bên cạnh đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ, ban giám đốc trung tâm cần đổi mới và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động trên để tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp nâng cao chất lượng huấn luyện.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trong các cuộc họp cơ quan hàng tháng, giám đốc trung tâm cần thường xuyên quán triệt tới đội ngũ cán bộ chiến sĩ việc học tập nắm vững quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Tỉnh. Từ đó, mỗi cán bộ chiến sĩ sẽ nắm vững các yêu cầu cơ bản trong kiểm tra, đánh giá và biết vận dụng linh hoạt dựa vào điều kiện thực tế của trung tâm.

Hướng dẫn giáo viên và huấn luyện viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện, bao gồm đổi mới việc ra đề kiểm tra, đổi mới việc chấm kiểm tra và đổi mới việc công bố kết quả kiểm tra. Cụ thể:

- Chỉ đạo cho giáo viên xây dựng hệ thống ngân hàng đề kiểm tra. Đảm bảo ngân hàng đề bao phủ được hết các nội dung huấn luyện, tránh tình trạng chiến sỹ nghĩa vụ học lệch, học tủ. Trong quá trình huấn luyện, trước khi kết thúc mỗi môn học, giáo viên nên tổ chức ôn tập cho các chiến sỹ nghĩa vụ để các chiến sỹ có thể có cái nhìn bao quát nội dung học và ôn tập tập trung để chuẩn bị kiểm tra, tránh các trường hợp các chiến sỹ học tủ, sau đó không trúng đề đạt kết quả kém

- Tổ chức chấm chéo bài kiểm tra và thực hành để để đảm bảo sự khách quan và tăng độ tin cậy cho kết quả.

- Có thể thực hiện chấm điểm, đánh giá và thông báo kết quả ngay trong buổi kiểm tra, để khi chiến sỹ nghĩa vụ nào có thắc mắc có thể trực tiếp đề đạt, để giáo viên, người kiểm tra giải đáp, tránh các trường hợp thắc mắc mà không biết trình bày ở đâu.

Hướng dẫn giáo viên và huấn luyện viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong kế hoạch giảng dạy để đảm bảo sự thống nhất giữa huấn luyện và đánh giá. Đồng thời giám sát việc thực hiện của cán bộ chiến sĩ, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời với những trường hợp sai quy chế.

Phát động phong trào thi đua trong các chiến sỹ nghĩa vụ thực hiện tốt nội dung huấn luyện, thực hiện phòng ở văn hóa, lao động tình nguyện, .. Thường xuyên kiểm tra và đề nghị tuyên dương, khen thưởng tập thể chiến sỹ có thành tích tốt và nhân điển hình tiên tiến.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên về mục đích kiểm tra, giám sát, chống bệnh thành tích trong các hoạt động.

Đảm bảo sự đồng bộ trong đổi mới các thành tố của quá trình huấn luyện, đặc biệt giữa phương pháp huấn luyên và các hình thức kiểm tra. Khuyến khích mọi sự sáng tạo của cán bộ chiến sỹ trong việc đảm bảo giá trị và độ tin cậy của việc đánh giá.

Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị để đổi mới công tác kiểm tra như phòng kiểm tra chung và các phương tiện khác. Bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm tra.

3.2.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện điều kiện vật chất của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên phục vụ cho hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong giai đoạn hiện nay, muốn các chiến sỹ nghĩa vụ sau một thời gian huấn luyện đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người chiến sỹ công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ cần phải đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện. Đi liền với đó là hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm, đổi mới quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho huấn luyện có hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị hiện có.

Đề xuất khai thác triệt để việc sử dụng cơ sở vật chất thiết bị đáp ứng với mục tiêu chương trình, phương pháp huấn luyện. Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng sử dụng các đồ dùng thiết bị hiện đại.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đảm bảo khai thác tốt các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động huấn luyện như: Phòng làm việc, phòng học, bể bơi, phòng thực hành, thư viện, sân thể thao...

Xây dựng qui chế sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, quản lý vật tư dùng trong huấn luyện sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

Ra soát hệ thống các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ huấn luyện, đối chiếu với thực tế huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ như: số lượng chiến sỹ được huấn luyện, nội dung huấn luyện, ... từ đó trung tâm cần xin ý kiến cấp trên để triển khai làm mới hơn các đồ dùng huấn luyện như súng, hệ thống vũ khí...

Ngoài ra, Trung tâm cần xin chỉ đạo đầu tư thêm công cụ, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy huấn luyện còn thiếu như mô hình tập luyện bao đấm, lá chắn, mũ bảo hiểm...

Cần kiến nghị cấp trên cung cấp tài liệu; giáo trình; hệ thống sổ sách quản lý; trang thiết bị in ấn chứng chỉ, chứng nhận; các công cụ phụ trợ cho huấn luyện quân sự võ thuật theo đúng tiêu chuẩn để phục vụ công tác huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ và các lớp huấn luyện quân sự võ thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ khác.

Cần phải củng cố, bổ sung, mở rộng hệ thống thao trường, bãi tập, bảo đảm trong mỗi thời điểm, không có lớp nào vì trùng lịch tập mà phải chờ đợi. Trung tâm cũng cần chủ động liên hệ với địa phương trên địa bàn để mượn địa điểm phù hợp cho huấn luyện một số khoa mục, kịp thời giải quyết khó khăn về thao trường khi quân số huấn luyện tăng cao.

Đồng thời, Trung tâm cần xin kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng và trang

thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như Kinh phí xây dựng nhà của cán bộ chiến sỹ, nhà hội trường, thư viện; ký túc xá học viên; các trang thiết bị cho phòng tin học, thư viện...

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, hình thành phong trào, nề nếp trong toàn bộ đội ngũ cán bộ, chiến sỹ đối với việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động huấn luyện thật sự có hiệu quả.

Trang thiết bị của trung tâm cần được trang bị tốt. Các cấp lãnh đạo quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động huấn luyện theo mục tiêu chương trình huấn luyện.

Trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ trong việc bảo dưỡng, sửa chữa và đề xuất mua sắm đồ dùng, thiết bị, vật tư cần thiết phù hợp với nội dung huấn luyện.

Nguồn kinh phí để mua vật tư, linh kiện phục vụ trong quá trình sử dụng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau. Để từng bước nâng cao chất lượng quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của trung tâm, phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà.

Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, biện pháp này sẽ làm tiền đề, làm cơ sở cho biện pháp kia, bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện vào nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối.

Ba biện pháp là lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện là ba biện pháp liên quan tới quy trình quản lý hoạt động huấn luyện của Trung tâm. Biện pháp này được thực hiện sẽ tác động tích cực và hỗ trợ cho hiệu quả của biện pháp sau.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí