Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


BDNV

Bồi dưỡng nghiệp vụ

CAND

Công an nhân dân

CBCS

Cán bộ, chiến sỹ

SL

Số lượng

TTHL&BDNV

Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ

TL%

Tỷ lệ %

QP-AN

Quốc phòng - An ninh

XDLL

Xây dựng lực lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công An tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về việc thực hiện mục tiêu huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm 32

Bảng 2.2. Tổng hợp chỉ tiêu kế hoạch và thực tế huấn luyện tại Trung tâm ...35 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện

thực hiện nội dung huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm 36

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp đánh giá của học viên về thực hiện thực hiện nội dung huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm 37

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về phương pháp huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm 39

Bảng 2.6. Chỉ tiêu kế hoạch huấn luyện tại Trung tâm 40

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về công tác lập kế hoạch huấn luyện 41

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện 45

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát chiến sỹ nghĩa vụ về công tác tổ chức thực hiện

kế hoạch huấn luyện 47

Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động huấn luyện 50

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về công tác kiểm tra, đánh giá 51

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát chiến sỹ nghĩa vụvề công tác kiểm tra, đánh giá 52

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát lãnh đạo và cán bộ Trung tâm về các yếu tố ảnh hưởng 54

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 79

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trung tâm 28

Biểu đồ 2.1. ĐTB đánh giá của cán bộ trung tâm và chiến sĩ nghĩa vụ về

tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện 49

Biểu đồ 2.2. ĐTB đánh giá của cán bộ trung tâm và chiến sĩ nghĩa vụ về

kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện 53

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 81

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu được đặt ra như một yêu cầu đòi hỏi khách quan của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới khi muốn thúc đẩy, phát triển kinh tế đất nước. Đối với nước ta, nền kinh tế đất nước mặc dù đã vượt qua khủng hoảng, nhưng vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển. Nhu cầu hội nhập được với kinh tế khu vực và thế giới để thúc đẩy nhanh hơn nền kinh tế đất nước là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn có những khó khăn khi các thế lực thù địch đang tìm mọi cách thay đổi chế độ chính trị đất nước, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Cho nên, yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế nước ta, trước tiên phải đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn đề cần hết sức thận trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đi liền với việc mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực an ninh và đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề phải được kết luận, nhưng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nhà nước đã giúp ta đánh giá chính xác hơn tiềm lực an ninh, quốc phòng đất nước; thấy được khả năng bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xác định được những nguy cơ đe doạ từ bên trong, bên ngoài lợi dụng quá trình hội nhập xâm phạm an ninh quốc gia.

Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, lực lượng CAND luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng, khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cả trước mắt và lâu dài; thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, trong những năm qua Đảng uỷ - Ban giám đốc Công an tỉnh Điện Biên luôn coi

trọng việc tuyển Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và công tác huấn luyện sao cho có chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới.

Căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ hàng năm, Công an tỉnh giao cho Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ là đơn vị chức năng thực hiện công tác huấn luyện. Trong thời gian 4 tháng huấn luyện, học viên được trang bị những vấn đề cốt lõi về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ và các kỹ năng xử lý tình huống một cách cơ bản nhất theo khung chương trình đã được Bộ Công an phê duyệt. Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở vật chất còn hạn chế; một bộ phận không nhỏ chiến sĩ nghĩa vụ là người dân tộc thiểu số trình độ nhận thức không đồng đều; có giảng viên, huấn luyện chưa được đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện và chất lượng huấn luyện còn có mặt hạn chế.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sĩ nghĩa vụ tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biênlàm luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở trung tâm nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ tại Công an tỉnh Điện Biên, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động huấn luyện học viên của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động huấn luyện chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an Điện Biên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

5. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ đã được quan tâm nhưng kết quả chưa thật tốt, còn bộc lộ những bất cập nhất định. Nếu xây dựng và thực thi một số biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện phù hợp với đối tượng đặc thù của ngành Công an, với vùng miền núi thì sẽ nâng cao được chất lượng huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên theo tiếp cận chức năng quản lý.

Sử dụng các số liệu về huấn luyện tại trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an tỉnh Điện Biên năm 2017 đến 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các văn bản tài liệu dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Bộ Công an về công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện quân sự, võ thuật.... nhằm xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra viết: Tổ chức điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng: Lãnh đạo trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ, giảng viên, huấn luyện viên, học viên lớp Chiến sỹ nghĩa vụ.

Nội dung điều tra: đánh giá thực trạng quản lý huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên thông qua 3 mặt: lập kế hoạch huấn luyện, tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện thông qua các tiêu chí đánh giá cụ thể.

Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; điều kiện giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên; thu thập các dữ liệu về quản lý hoạt động huấn luyện của trung tâm, trong đó tập trung vào quan sát hoạt động quản lý quá trình dạy của giáo viên, học của học viên.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: qua nghiên cứu các văn bản triển khai hoạt động huấn luyện của các cấp quản lý, nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động huấn luyện của giáo viên để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

7.3. Phương pháp thống kê

Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học.

Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính cụ thể của dữ liệu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở

Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động huấn luyện Chiến sỹ nghĩa vụ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí