thưởng động viên. Các phương pháp rèn luyện, giao việc, tập thói quen hay khuyên răn, tâm sự với học sinh chưa được nhà trường chú ý nhiều.
Thứ năm là các bộ phận trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên đã xây dựng được các tiêu chí thi đua giữa các tập thể lớp, các phòng ở về việc thực hiện làm theo lối sống văn hóa. Tuy nhiên hạn chế ở đây là khâu kiểm tra, đánh giá chưa được thường xuyên, liên tục, chỉ làm qua loa đại khái và làm theo chu kỳ kỳ học.
Thứ sáu là đã có nhiều giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn quan tâm đến việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhưng bên cạnh đó vẫn có những giáo viên còn coi nhẹ lĩnh vực này, chỉ lo dạy hết giờ, hết nhiệm vụ chuyên môn chứ chưa tâm huyết với giáo dục nhân cách.
Thứ bảy là các tổ chức trong nhà trường đã tổ chức được các hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhưng nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán. Sự phối hợp giữa các bộ phận và tổ chức trong nhà trường chưa tốt.
Thứ tám là ý thức thực hiện việc làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của một bộ phận học sinh còn chưa tốt, chưa trở thành thói quen hàng ngày. Đặc biệt là một số nội dung thực hiện rất yếu kém như vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, chơi điện tử, sử dụng điện thoại.
2.5.2. Nguyên nhân thực trạng
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan
Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự hội nhập quốc tế sâu rộng đã giúp cho học sinh có được cơ hội tiếp cận được với nhiều luồng thông tin khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau làm giàu thêm sự hiểu biết của các em. Tuy nhiên mặt trái của nó lại là ở chỗ bên cạnh những thông tin có lợi thì cũng có những thông tin có hại, đặc biệt là những thông tin về lối sống văn hóa lệch lạc của giới trẻ trong nước, ngoài nước hiện nay đã ảnh hưởng tới các em học sinh trường PTDTNT
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn. Hơn nữa nhà trường lại đóng trên địa bàn trung tâm huyện Pác Nặm nơi bắt đầu đã xuất hiện những tụ điểm về internet, quán karaoke, sự nhập cư của nhiều thành phần trong xã hội đem theo lối sống văn hóa có thể không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến các em.
Do các cấp, các ngành và ngay cả lãnh đạo nhà trường còn quá coi trọng việc dạy chữ vì vậy chỉ quan tâm đến chất lượng dạy học. Việc giáo dục hiện nay chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu học sinh giỏi các cấp, bao nhiêu em thi đỗ tốt nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức đến việc dạy người, dạy kỹ năng sống sao cho đúng với các chuẩn mực văn hóa để cho học sinh phát triển toàn diện về mặt nhân cách.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Khảo Sát Thực Trạng Việc Thực Hiện Các Chuẩn Mực Về Lối Sống Văn Hóa Của Học Sinh Trong Trường
- Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch, Tổ Chức Thực Hiện, Chỉ Đạo Và Kiểm Tra Đánh Giá Đối Với Hoạt Động Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Của Nhà
- Thái Độ Của Học Sinh Khi Tham Gia Các Hình Thức Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa
- Nâng Cao Nhận Thức, Vai Trò Trách Nhiệm Của Các Thành Viên, Tổ Chức Trong Công Tác Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh
- Chỉ Đạo Bộ Phận Đoàn - Đội Phát Huy Vai Trò Tiền Phong Trong Công Tác Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa Cho Học Sinh
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đã Đề Xuất
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Do nhận thức chưa đầy đủ, còn nặng về tư tưởng giáo dục theo quan điểm cũ quá coi trọng vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục nên một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp giáo dục phù hợp, sử dụng quyền của giáo viên để áp đặt học sinh vào khuôn phép mà không cần biết học sinh có thoải mái hay không. Hơn nữa chưa dám mạnh dạn, linh hoạt áp dụng các phương pháp mới để giáo dục học sinh về lối sống văn hóa dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao.
Do sự thiếu hiểu biết của phụ huynh về lối sống văn hóa và thiếu sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục con em. Thậm chí có những phụ huynh chưa làm gương cho con cái trong rất nhiều khía cạnh của đời sống hàng ngày như không đội mũ bảo hiểm, văng tục, ăn ở mất vệ sinh, bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến con cái.
2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Do học sinh chưa hiểu biết hết về các chuẩn mực của lối sống văn hóa. Thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen sống có văn hóa.
Do lứa tuổi của các em là lứa tuổi dậy thì, vị thành niên nên các em đang muốn khẳng định bản thân, muốn “thử sức”, “làm quen” với những cái được gọi là “phong cách mới” nhưng chưa nhận thức được tác hại của việc tiếp thu
văn hóa không có chọn lọc. Hơn nữa các em dễ bắt chước, hoặc dễ bị rủ rê, lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.
Do cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường chưa đánh giá đúng vai trò của nhà trường trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh góp phần vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa đặt ngang tầm với việc giáo dục kiến thức văn hóa. Chính nguyên nhân này dẫn đến công tác tuyên truyền giáo dục, công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường đặc biệt là với phụ huynh còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
Kết luận chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa ở trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn cho thấy nhà trường đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Nhà trường cũng đã chú trọng đến việc xây dựng các kế hoạch, đã có những biện pháp để quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Học sinh của nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các quy định của nhà trường về kỷ cương, nền nếp, về lối sống tập thể ở khu nội trú nhà trường. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường, một sống hành vi, lời nói, lối sống của các em vẫn còn chưa phù hợp với chuẩn mực lối sống văn hóa. Nguyên nhân chính là do nhà trường chưa xây dựng được các chuẩn mực văn hóa phù hợp, nội dung giáo dục lối sống văn hóa còn sơ sài, cách thức thực hiện còn chiếu lệ. Hơn nữa lối sống văn hóa của các em học sinh còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các tác động xấu từ bên ngoài dẫn đến chất lượng giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường cho các em học sinh là chưa cao. Điều này đòi hỏi nhà trường phải căn cứ vào thực trạng, có nhận thức đúng đắn để có các giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhà trường. Ngoài ra từ việc khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh cho thấy: Công tác quản lý chưa thật sự chặt chẽ, nhận thức về sự cần thiết của giáo dục lối sống văn hóa chưa đầy đủ, công tác phối hợp giáo dục còn lỏng lẻo, hình thức chính vì vậy mặc dù các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh có thực hiện nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Hiện tượng học sinh sống và ứng xử lệch chuẩn văn hóa vẫn còn tồn tại tạo ra sự trăn trở cho những người làm công tác quản lý của nhà trường.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, cho thấy đã có cơ sở để đề xuất một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.
Chương 3
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC CẠN
3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp
Nguyên tác chỉ đạo đề xuất biện pháp chính là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn có tính quy luật của lý luận. Do vậy khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Biện pháp quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trong nhà trường phải dựa trên nguyên tắc kế thừa và tôn trọng những thành quả đã đạt được. Đó chính là cơ sở để nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã làm được phát huy có chọn lọc những điểm mạnh và khắc phục hạn chế các điểm yếu, từ đó xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện các biện pháp phù hợp giúp cho quá trình quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh được thực hiện ở mức độ tốt và bền vững hơn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Để đảm bảo cho các biện pháp quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh có hiệu quả thì các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của nhà trường, không đề ra các biện pháp chỉ mang tính lý luận suông, xa rời thực tiễn và không đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp quản lý phải đồng bộ có nghĩa là phải tác động đến tất cả các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý. Các khâu trong quá trình quản lý
gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá. Các yếu tố của quá trình quản lý gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, các thành phần tham gia. Tất cả đều phải đồng bộ, thống nhất chặt chẽ.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đưa ra phải thiết thực, phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường đồng thời khẳng định sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên và các tổ chức trong nhà trường, sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh và của học sinh.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Mọi biện pháp quản lý giáo dục cũng đều nhằm hướng tới việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, có tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách cho học sinh. Việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhà trường chính là một nhiệm vụ tất yếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh cần phải đảm bảo tính hiệu quả theo các mục tiêu nêu trên.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn
3.2.1. Xây dựng các nội dung giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành giáo dục
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh hiểu rõ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, của ngành giáo dục về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục lối sống văn hóa
nói riêng nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đồng thời dựa trên các đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, của ngành giáo dục và thực tế của nhà trường để xây dựng các nội quy, quy định về các chuẩn mực của lối sống văn hóa đối với học sinh. Các quy định cần chỉ rõ những chuẩn mực của lối sống văn hóa mà học sinh cần phải thực hiện. Các nội quy và quy định này cần được toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ và thông nhất thực hiện.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh các loại luật, văn bản dưới luật, nghị quyết, chỉ thị và đặc biệt cần phải chú trọng các văn bản liên quan đến quy định về các chuẩn mực của lối sống văn hóa như:
Luật giáo dục 2005.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.
Các nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
Các văn bản chỉ đạo, điều lệ trường phổ thông của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT như điều lệ trường THCS, THPT, điều lệ hội cha mẹ học sinh, quy định về đạo đức nhà giáo.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Căn cứ vào các luật, điều lệ, các quy định của Nhà nước, của ngành giáo dục Hiệu trưởng xây dựng nội quy nhà trường phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Trên cơ sở nội quy của nhà trường Hiệu trưởng cần xây dựng quy định về chuẩn mực lối sống văn hóa trong nhà trường đối với học sinh và cả đối với cán bộ giáo viên. Các quy định này cần được bàn bạc dân chủ và có sự thống nhất trong hội đồng giáo dục của nhà trường, thống nhất của hội cha mẹ học sinh, sự thảo luận góp ý kiến từ phía học sinh.
Sau khi xây dựng được các quy định về chuẩn mực của lối sống văn hóa cho học sinh Hiệu trưởng cần căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường để
lên kế hoạch cụ thể chi tiết về nội dung cần tuyên truyền, thời gian, hình thức tổ chức thực hiện, lực lượng và cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường đề ra thì các bộ phận trong nhà trường cần có kế hoạch hoạt động tuyên truyền phổ biến riêng: Công đoàn phổ biến trong cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên gương mẫu chấp hành các chuẩn mực của lối sống văn hóa; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên xây dựng kế hoạch phổ biến các quy định của chuẩn mực lối sống văn hóa cho đoàn viên và đội viên; Giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các quy định của chuẩn mực lối sống văn hóa đối với lớp chủ nhiệm. Các kế hoạch trên đều phải được nhà trường phê duyệt.
Những nội dung công việc trên phải được tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm học. Những nội dung được quy định cần phải được in ấn rõ ràng cho các bộ phận dễ dàng triển khai thực hiện. Các hình thức giáo dục, tuyên truyền cần theo đúng đối tượng, mỗi đối tượng một hình thức: Giáo viên thì tuyên truyền trong các cuộc họp cơ quan, họp công đoàn, họp tổ chuyên môn. Học sinh thì dưới hình thức tập trung toàn trường, qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội. Phụ huynh dưới hình thức phát tờ rơi trong các cuộc họp phụ huynh, tuyên truyền bằng lời trong các cuộc họp và dưới sự triển khai của giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi đã phổ biến và tuyên truyền các văn bản, nghị quyết, các nội quy và quy định của nhà trường, tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện các nội quy đó. Những bản cam kết của học sinh cần phải có sự xác nhận mang tính chất đảm bảo của phụ huynh để phối hợp giáo dục. Ngoài ra trong từng lớp thì giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp ký cam kết quản lý giáo dục học sinh trong lớp thực hiện nghiêm túc nội quy, nền nếp đã đề ra.
Ngoài ra nhà trường cũng cần có những bảng nội quy ở từng lớp học, các khẩu hiệu ở lớp học, khu ký túc xá, nhà ăn, sân vườn. Các khẩu hiệu này cần trang trí bắt mắt, nội dung dễ nhớ và có ý nghĩa giáo dục cao để cho học sinh thường xuyên được nhắc nhở, giáo dục thực hiện việc làm theo chuẩn mực lối sống văn hóa.