Bảng Khảo Sát Thực Trạng Việc Thực Hiện Các Chuẩn Mực Về Lối Sống Văn Hóa Của Học Sinh Trong Trường

thấy hiếm khi thực hiện); Biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng (56% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 21% thấy hiếm khi thực hiện); Biết chọn lọc các giá trị văn hóa để tiếp nhận (36% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 53% thấy hiếm khi thực hiện); Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa tốt đẹp (76% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 16% thấy hiếm khi thực hiện).

Qua kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cho thấy mức độ thực hiện các chuẩn mực lối sống văn hóa của học sinh rất khác biệt, tuy nhiên điều đó khiến tác giả nhận ra được đặc điểm rất đặc trưng của học sinh vùng cao đó là: Rất ngoan ngoãn, lễ phép, biết tôn trọng thầy cô, tôn trọng pháp luật của Nhà nước nhưng lại chưa biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Đặc biệt các em chưa biết chăm sóc sức khỏe bản thân và chưa có được sự nhìn nhận đúng đắn của các giá trị văn hóa tốt đẹp ngay khi nó có thể lại chính là nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Một khía cạnh nữa là mặc dù các em sống trong môi trường nội trú nhưng các em lại rất ngại chia sẻ những khó khăn, khó hòa nhập và hòa đồng đồng thời chưa biết tiết kiệm, bảo vệ của công. Đi sâu vào tìm hiểu tác giả còn thấy được rằng rất nhiều học sinh chưa biết và chưa hòa nhập được với lối sống hiện đại, lối sống tập thể ở khu ký túc xá nhà trường như chưa biết đánh răng, chưa biết sử dụng nhà vệ sinh, chưa biết mắc màn khi đi ngủ và đặc biệt rất ngại chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Hơn nữa các em lại gần như không có sức đề kháng đối với những cám dỗ của các trò chơi điện tử, mạng xã hội...

Như vậy những quan sát của tác giả và những nhận định của các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường đều có sự trùng khớp với nhau về mức độ thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa của học sinh trong nhà trường. Những nhận định này là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp sẽ nói đến ở phần sau.

Tiếp tục khảo sát sâu hơn đối với học sinh tác giả cũng đã sử dụng mẫu phiếu nêu trên tuy nhiên đối tượng khảo sát là học sinh với mục đích nhìn nhận từ góc độ học sinh về mức độ thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa của các em.

Bảng 2.9. Bảng khảo sát thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa của học sinh trong trường

(Sử dụng câu hỏi 2 tại Phụ lục 2)



STT


Chuẩn mực lối sống có văn hóa

Mức độ (%)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm

khi

Chưa

bao giờ

1

Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp

19,0

80,0

1,0

0,0

2

Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân

27,0

65,0

8,0

0,0

3

Biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè

100

0,0

0,0

0,0

4

Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải

100

0,0

0,0

0,0

5

Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân

56,0

44,0

0,0

0,0

6

Biết hòa nhập, hòa đồng

74,0

26,0

0,0

0,0

7

Biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá nhân và tài sản

chung, tiết kiệm điện nước

59,0

41,0

0,0

0,0

8

Sống thật thà, trung thực trong đời sống hàng ngày

97,0

3,0

0,0

0,0

9

Trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra

và thi cử

98,5

1,5

0,0

0,0

10

Yêu lao động, chăm chỉ lao động

42,0

58,0

0,0

0,0

11

Biết chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, tôn

trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương

89,0

11,0

0,0

0,0

12

Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật

97,0

3,0

0,0

0,0

13

Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ tự

nhiên, tài nguyên thiên nhiên

86,0

14,0

0,0

0,0

14

Biết bảo vệ môi trường, lên án các hành vi làm

ô nhiễm môi trường

19,5

45,5

35,0

0,0

15

Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu

80,0

20,0

0,0

0,0


16

Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh

tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...)


77,0


23,0


0,0


0,0

17

Biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng

56,0

44,0

0,0

0,0

18

Biết chọn lọc các giá trị văn hóa để tiếp nhận

19,5

40,0

30,5

0,0

19

Biết lên án những hành vi, lối sống thiếu văn hóa

45,0

55,0

0,0

0,0

20

Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa

tốt đẹp

38,0

47,0

15,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 8

Bảng khảo sát số 2.9 cho thấy hầu như các kết quả đánh giá về việc thực hiện các chuẩn mực của lối sống văn hóa từ phía học sinh là sát với đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng bản thân các em nhìn nhận việc thực hiện các chuẩn mực về lối sống văn hóa là tốt hơn những gì giáo viên nhận xét, một số chỉ số mặc dù thấp nhưng dù sao các em cũng đã nhìn nhận đúng sự thật về việc thực hiện của bản thân mình. Các chỉ số cụ thể như: Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp (0,0% thầy cô thấy học sinh thường xuyên thực hiện, 19,0% học sinh cho rằng thường xuyên thực hiện); Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân (thầy cô cho rằng không có học sinh thường xuyên thực hiện, 27,0% học sinh cho rằng thường xuyên thực hiện). Các chuẩn mực khác học sinh đã đánh giá sát hơn với giáo viên: Biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè (95% giáo viên cho rằng học sinh thực hiện thường xuyên, 100% học sinh cho rằng các em thực hiện thường xuyên); Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải bè (95% giáo viên cho rằng học sinh thực hiện thường xuyên, 100% học sinh cho rằng các em thực hiện thường xuyên).

Có thể nhận thấy rằng sự “tự đánh giá” của học sinh có phần cao hơn “sự đánh giá” của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, điều này cho thấy một thực tế là có thể các em học sinh cho rằng mình thực hiện đã tương đối tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa còn các thầy cô giáo thì chưa ghi nhận được hết sự nỗ lực đó hoặc các thầy cô đã đánh giá chính xác, không thiên vị các em học sinh. Tuy nhiên ở đây lại đặt ra một vấn đề khó khăn cho đội ngũ các cán bộ quản lý của nhà trường trong việc quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh vì học sinh cho rằng họ đã thực hiện tốt hơn những gì thầy cô giáo nhận xét còn thầy cô giáo lại chưa ghi nhận kết quả đó. Khó khăn chính là ở chỗ liệu các biện pháp giáo dục đã thực hiện có mang lại hiệu quả không? Các em học sinh đã tiếp thu và thực hiện đến mức độ nào? Giáo viên có sâu sát, đánh giá đúng thực tế hay không hay vẫn còn những cảm tính và sai số trong quá trình nhận xét? Từ khó khăn đó sẽ khiến đội ngũ cán bộ quản lý buộc phải tìm tòi thêm và phải đưa ra được những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa hữu hiệu.

2.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh

Tác giả tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh thực hiện chưa tốt, chưa đúng với các chuẩn mực của lối sống văn hóa. Lần này cũng là một nội dung khảo sát và cũng được tiến hành đối với 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đồng thời tiến hành thực hiện với 200 học sinh:

Bảng 2.10. Những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh‌

(Sử dụng câu hỏi 7 tại Phụ lục 1 và câu hỏi 6 Phụ lục 2)



STT


Yếu tố

Giáo viên

Học sinh

Đồng ý (%)

Không đồng ý

(%)

Đồng ý (%)

Không đồng ý

(%)

1

Bản thân học sinh không hiểu hết các chuẩn mực

của lối sống văn hóa

86,0

14,0

90,5

9,5


2

Bản thân học sinh không có ý thức rèn luyện, thực hiện thường xuyên, không có niềm tin và ý chí trong việc thực hiện theo chuẩn mực của lối

sống văn hóa


100


0,0


77,0


23,0


3

Do áp lực bạn bè, sợ bị cười nhạo, tẩy chay, không dám thực hiện theo lối sống văn hóa mà

còn học theo


77,0


23,0


67,0


33,0

4

Cha mẹ chưa gương mẫu trong đời sống hàng ngày

69,0

31,0

45,0

55,0

5

Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình

79,0

21,0

39,0

61,0

6

Thầy cô chưa gương mẫu trong việc thực hiện

theo chuẩn mực của lối sống văn hóa

18,0

82,0

16,0

84,0

7

Thiếu sự quan tâm giáo dục từ thầy cô giáo

36,0

64,0

71,0

29,0

8

Nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục của

nhà trường chưa đầy đủ, đa dạng và phong phú

45,0

55,0

92,0

8,0

9

Do tác động tiêu cực, những hành vi, thói quen

thiếu văn hóa ngoài xã hội

75,0

25,0

84,0

16,0


10

Do những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trò chơi điện tử,

mạng xã hội trên internet


98,0


2,0


91,0


9,0

11

Tất cả các nguyên nhân trên

66,0

34,0

47,0

53,0

Qua khảo sát nguyên nhân của thực trạng thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đều nhất trí cho rằng các yếu tố trên chính là nguyên nhân các

em thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa. Có nhiều yếu tố mà cả phía giáo viên và học sinh đều đồng ý ở mức độ cao đó là: Bản thân học sinh không hiểu hết các chuẩn mực của lối sống văn hóa; Bản thân học sinh không có ý thức rèn luyện, thực hiện thường xuyên, không có niềm tin và ý chí trong việc thực hiện theo chuẩn mực của lối sống văn hóa; Do những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trò chơi điện tử, mạng xã hội trên internet; Do tác động tiêu cực, những hành vi, thói quen thiếu văn hóa ngoài xã hội. Các yếu tố có sự trùng ý khác tuy nhiên ở mức độ thấp đó là: Thầy cô chưa gương mẫu trong việc thực hiện theo chuẩn mực của lối sống văn hóa. Một số yếu tố đáng được lưu tâm khi giáo viên và học sinh có sự nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên đó là: Cha mẹ chưa gương mẫu trong đời sống hàng ngày (69% giáo viên đồng ý nhưng chỉ có 45% học sinh đồng ý); Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình (79% giáo viên đồng ý nhưng chỉ có 39% học sinh đồng ý); Thiếu sự quan tâm giáo dục từ thầy cô giáo (36% giáo viên đồng ý nhưng có tới 71% học sinh đồng ý); Nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục của nhà trường chưa đầy đủ, đa dạng và phong phú (45% giáo viên đồng ý nhưng có tới 92% học sinh đồng ý) những chỉ số của các yếu tố này tuy khác biệt nhau những đã bắt đầu thể hiện rõ những quan điểm của cả hai phía giáo viên và học sinh về nguyên nhân dẫn đến thực trạng thực hiện chưa tốt các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh. Các em cho rằng gia đình không phải là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó còn thầy cô thì ngược lại, rất đề cao yếu tố gia đình. Thầy cô cho rằng các biện pháp giáo dục của nhà trường là hợp lý và giáo viên đã quan tâm nhưng học sinh thì không cho là như vậy. Như vậy qua khảo sát nguyên nhân tác giả đã đi đến nhận định rằng bên cạnh những yếu tố, nguyên nhân tác động từ góc độ xã hội như tác động tiêu cực, những hành vi, thói quen thiếu văn hóa ngoài xã hội, những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trò chơi điện tử, mạng xã hội trên internet thì sự thiếu quan tâm của gia đình, của nhà trường và các biện pháp giáo dục của cả nhà trường và gia đình cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc các em chưa định hình thế nào là chuẩn mực

của lối sống văn hóa để học tập và làm theo. Từ những nguyên nhân khách quan (do tác động từ xã hội, từ internet…) cùng những nguyên nhân chủ quan (từ nhà trường, gia đình, bản thân học sinh) nhà trường cần xác định rõ đâu là nguyên nhân quan trọng nhất, các yếu tố tác động và các nguyên nhân đó được giải quyết như thế nào để có được biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh phù hợp.

2.2.2.3. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh

Tiếp tục khảo sát 34 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường bằng phiếu hỏi để xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh tác giả đã thu được những thông tin cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh

(Sử dụng câu hỏi 6 tại Phụ lục 1)

Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên



STT


Yếu tố tác động ảnh hưởng

Mức độ

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

1

Nội dung, các chuẩn mực giáo dục lối sống văn

hóa cho học sinh

70,0

30,0

0,0

2

Sự quan tâm trong công tác chỉ đạo kiểm tra và

đánh giá của nhà trường

90,0

10,0

0,0

3

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô

chủ nhiệm

95,0

5,0

0,0

4

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô bộ môn

56,0

44,0

0,0

5

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy giáo vụ

86,0

14,0

0,0

6

Sự chuẩn mực và nghiêm túc của tất cả các

thầy, cô giáo

100

0,0

0,0

7

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của thầy cô

65,0

35,0

0,0

8

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của bạn bè

32,0

68,0

0,0

9

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của người thân

63,0

37,0

0,0

10

Sự nghiêm khắc và chuẩn mực của gia đình

91,0

9,0

0,0

11

Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời

88,0

12,0

0,0

Ý kiến của học sinh

(Sử dụng câu hỏi 5 tại Phụ lục 2)



STT


Yếu tố tác động ảnh hưởng

Mức độ

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

1

Nội dung, các chuẩn mực giáo dục lối sống văn

hóa cho học sinh

78,0

22,0

0,0

2

Sự quan tâm trong công tác chỉ đạo kiểm tra và

đánh giá của nhà trường

69,0

31,0

0,0

3

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô

chủ nhiệm

99,0

1,0

0,0

4

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô bộ môn

34,0

66,0

0,0

5

Sự quan tâm thường xuyên của các thầy giáo vụ

42,0

58,0

0,0

6

Sự chuẩn mực và nghiêm túc của tất cả các thầy,

cô giáo

98

2,0

0,0

7

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của thầy cô

83,0

17,0

0,0

8

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của bạn bè

51,0

49,0

0,0

9

Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của người thân

39,0

61,0

0,0

10

Sự nghiêm khắc và chuẩn mực của gia đình

88,0

12,0

0,0

11

Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời

67,0

33,0

0,0


Kết quả khảo sát ở hai bảng trên cho thấy cả giáo viên và học sinh đều có chung quan điểm rằng các yếu tố kể trên là rất quan trọng và quan trọng trong việc tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện làm theo các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh với tỉ lệ nhất trí rất cao. Các yếu tố cụ thể như: Sự chuẩn mực và nghiêm túc của tất cả các thầy, cô giáo (có 100% giáo viên cho là rất quan trọng, 98% học sinh có cùng ý kiến); Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô chủ nhiệm (có 95% giáo viên cho là rất quan trọng, 99% học sinh có cùng ý kiến); Sự nghiêm khắc và chuẩn mực của gia đình (có 91% giáo viên cho là rất quan trọng, 88% học sinh có cùng ý kiến). Đặc biệt không có giáo viên và học sinh nào cho rằng các yếu tố kể trên là không quan trọng. Một số yếu tố tuy có khác nhau về tỉ lệ cho là rất quan trọng hay quan trọng nhưng vẫn

có sự trùng hợp là đánh giá ở mức độ rất quan trọng vẫn cao hơn, cụ thể: Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời (có 88% giáo viên cho là rất quan trọng, 67% học sinh có cùng ý kiến); Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của thầy cô (có 65% giáo viên cho là rất quan trọng, có tới 83% học sinh có cùng ý kiến); Nội dung, các chuẩn mực giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh (có 70% giáo viên cho là rất quan trọng, có tới 78% học sinh có cùng ý kiến); Sự quan tâm trong công tác chỉ đạo kiểm tra và đánh giá của nhà trường (có 90% giáo viên cho là rất quan trọng, có 69% học sinh có cùng ý kiến). Chỉ có một số ít giáo viên và học sinh nhìn nhận vai trò của các yếu tố là khác nhau về mức độ quan trọng: Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của bạn bè (chỉ có 32% giáo viên cho là rất quan trọng, có tới 51% học sinh có cùng ý kiến); Sự quan tâm, động viên, chia sẻ của người thân (có 63% giáo viên cho là rất quan trọng, chỉ có 39% học sinh có cùng ý kiến); Sự quan tâm thường xuyên của các thầy giáo vụ (có tới 86% giáo viên cho là rất quan trọng, chỉ có 42% học sinh có cùng ý kiến). Như vậy có thể thấy rằng học sinh và giáo viên đều rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo và nhà trường cùng gia đình trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, chỉ có số ít chưa thật sự đề cao vai trò của bạn bè.

Từ khảo sát trên có thể rút ra được nhận định rằng để học sinh thật sự có thể hiểu và thực hiện được các chuẩn mực của lối sống văn hóa trong đời sống hàng ngày thì nhà trường cần phải quan tâm từ nội dung giáo dục, lực lượng giáo dục, môi trường giáo dục thật cẩn thận mới có thể đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, nếu chỉ đề cao một số yếu tố mà bỏ qua các yếu tố khác có thể sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục lối sống văn hóa

Để thấy được thực trạng về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục lối

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí