Thái Độ Của Học Sinh Khi Tham Gia Các Hình Thức Giáo Dục Lối Sống Văn Hóa‌

Bảng 2.16. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục lối sống văn hóa

(Sử dụng câu hỏi 3 tại Phụ lục 2)



STT


Hình thức giáo dục

Thái độ tham gia

Rất

thích


Thích

Không

thích

1

Thông qua tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học

88,0

12,0

0,0

2

Thông qua giờ chào cờ đầu tuần

45,0

55,0

0,0

3

Thông qua buổi sinh hoạt khu nội trú

87,0

10,0

3,0

4

Thông qua giờ sinh hoạt lớp

70,0

30,0

0,0

5

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

89,0

11,0

0,0

6

Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội

79,0

21,0

0,0

7

Thông qua các buổi họp phụ huynh

29,0

12,0

59,0

8

Thông qua các giờ dạy trên lớp

91,0

9,0

0,0


9

Thông qua các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, các

buổi tọa đàm


65,0


35,0


0,0

10

Gặp gỡ riêng học sinh để giáo dục

45,0

49,0

6,0

11

Tổ chức các buổi giáo dục lối sống văn hóa riêng

97,0

3,0

0,0


12

Tổ chức giáo dục lối sống văn hóa có sự phối hợp với

Ban đại diện cha mẹ học sinh


19,0


75,0


6,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 10

Qua khảo sát, kết quả của bảng 2.16 cho tác giả thấy được thực trạng về tinh thần tham gia các hình thức hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường. Các hình thức học sinh thích tham gia nhất đó là: Tổ chức các buổi giáo dục lối sống văn hóa riêng (có tới 97% học sinh rất thích); Thông qua các giờ dạy trên lớp (có tới 91% học sinh rất thích); Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (có 89% học sinh được hỏi rất thích); Thông qua tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học (có 88% học sinh được hỏi rất thích); Thông qua buổi sinh hoạt khu nội trú (có 87% học sinh được hỏi rất thích); Thông qua các buổi sinh hoạt của Đoàn - Đội (có 79% học sinh được hỏi rất thích). Như vậy những

hình thức hoạt động ngoại khóa có tỉ lệ học sinh yêu thích nhất, có thể do tính chất của những hình thức hoạt động đó đa dạng, không bị bó hẹp về nội dung, thời gian và không gian đồng thời học sinh sẽ được tham gia trao đổi với các thầy cô về lối sống văn hóa một cách thoải mái nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có thể thấy được một số hình thức có số học sinh rất thích còn ít, chủ yếu là thích thậm chí không thích như: Gặp gỡ riêng học sinh để giáo dục (có 49% học sinh được hỏi thích được giáo dục như vậy, 6,0% học sinh không thích); Tổ chức giáo dục lối sống văn hóa có sự phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh (75% học sinh thích, 6,0% học sinh không thích); Thông qua các buổi họp phụ huynh (chỉ có 12% học sinh thích, có tới 59% học sinh không thích). Qua kết quả cho thấy học sinh rất thích và thích các hoạt động của nhà trường mang tính chất ngoại khóa, ngược lại không muốn tham gia các hoạt động giáo dục lối sống văn hóa khi có mặt của phụ huynh các em. Điều này chứng tỏ các hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã thực hiện khá tốt nhưng công tác giáo dục lối sống văn hóa khi có sự tham gia của phụ huynh và giáo dục riêng học sinh nhà trường làm chưa tốt, có thể là do tâm lý học sinh ngần ngại, sợ bố mẹ hoặc có thể là do các hoạt động đó của nhà trường chưa có nội dung hấp dẫn, hình thức giáo dục đơn điệu, thậm chí khi giáo dục có thể “lồng ghép” họp phụ huynh nhắc nhở hay dọa dẫm học sinh khiến học sinh không thích thú.

Từ phân tích trên cho thấy nhà trường cần tăng cường các hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, dạy học tích hợp và cần có nhiều nội dung, hình thức giáo dục lối sống văn hóa hay hơn nữa cho học sinh và đặc biệt cần cải thiện hình thức giáo dục lối sống văn hóa khi phối kết hợp với phụ huynh và gặp gỡ học sinh để tăng hiệu quả của các hình thức giáo dục này.

2.3.4. Thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục lối sống văn hóa

Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường qua việc lấy ý kiến của 34 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường bằng phiếu hỏi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.17. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục lối sống văn hóa

(Sử dụng câu hỏi 5 tại Phụ lục 1)



STT


Phương pháp giáo dục

Mức độ (%)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa sử

dụng

GV

HS

GV

HS

Gv

HS


1

Các phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giảng giải, khuyên răn, tranh luận, thảo luận,

đàm thoại, cảm hóa, kể chuyện


78,0


85,0


22,0


15,0


0,0


0,0


2

Các phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tập thói quen có lối sống

văn hóa


25,0


31,0


65,5


59,0


9,5


10,0


3

Các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi: Nêu gương, thi đua,

khen thưởng, trách phạt, phê phán


29,0


25,0


71,0


75,0


0,0


0,0


4

Các phương pháp khác: Phối hợp với

phụ huynh, chính quyền, đoàn thể


41,0


58,0


59,0


42,0


0,0


0,0

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy nhà trường chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giảng giải, khuyên răn, tranh luận, thảo luận, đàm thoại, cảm hóa, kể chuyện (có 78% giáo viên cho rằng thường xuyên sử dụng, 85% học sinh có cùng ý kiến); Ba nhóm phương pháp còn lại thực hiện chưa tốt và chưa thường xuyên, cụ thể: Các phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn như

giao việc, rèn luyện, tập thói quen có lối sống văn hóa (có tới 65,5% giáo viên được hỏi cho rằng thỉnh thoảng sử dụng, 59,0% học sinh có cùng ý kiến); Các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi như nêu gương, thi đua, khen thưởng, trách phạt, phê phán (có tới 71% giáo viên được hỏi cho rằng thỉnh thoảng sử dụng, 75% học sinh có cùng ý kiến); Các phương pháp khác như phối hợp với phụ huynh, chính quyền, đoàn thể (có tới 59% giáo viên được hỏi cho rằng thỉnh thoảng sử dụng, 42% học sinh có cùng ý kiến). Thậm chí nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn như giao việc, rèn luyện, tập thói quen có lối sống văn hóa còn có một số giáo viên và học sinh cho rằng chưa được sử dụng bao giờ để giáo dục lối sống văn hóa cho các em, tỉ lệ tương ứng là 9,5% ở giáo viên và 10% ở học sinh.

Đánh giá thực trạng này tác giả cho rằng nhà trường đã thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ các phương pháp giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, đó chính là điểm còn yếu kém của công tác quản lý hoạt động này. Thực tế cho thấy ở nhà trường còn bị động khi tổ chức các hoạt động, chủ yếu chỉ thực hiện các hướng dẫn của cấp trên chứ chưa mạnh dạn đổi mới hình thức, tận dụng tối đa cơ sở vật chất và con người sẵn có của nhà trường.

2.4. Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường trong giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

2.4.1. Thực trạng vai trò các lực lượng trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

Khảo sát lấy ý kiến của tất cả 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường về vai trò của các lực lượng tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh

(Sử dụng câu hỏi 9 tại Phụ lục 1)



STT


Lực lượng

Mức độ (%)

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Không

quan trọng

1

Cán bộ quản lý

80,0

20,0

0,0

2

Giáo viên chủ nhiệm

95,0

5,0

0,0

3

Giáo viên môn GDCD

77,0

23,0

0,0

4

Giáo viên các môn khác

59,0

41,0

0,0

5

Đoàn thanh niên, Đội TNTP HCM

88,0

12,0

0,0

6

Công đoàn

8,5

76,5

15,0

7

Tập thể lớp

61,0

39,0

0,0

8

Hội cha mẹ học sinh

31,0

69,0

0,0

9

Gia đình

97,0

3,0

0,0

10

Nhóm bạn bè

61,0

39,0

0,0

11

Cộng đồng nơi học sinh cư trú

3,5

80,0

16,5

12

Chính quyền, các tổ chức chính trị xã

hội ở địa phương

9,5

53,5

36,0

Qua bảng 2.18 có thể thấy hầu hết ý kiến cho rằng vai trò của gia đình là rất quan trọng (97%), tiếp theo là giáo viên chủ nhiệm (95%), Đoàn thanh niên (88%), cán bộ quản lý (80%), giáo viên môn GDCD (77%), tập thể lớp (61%). Như vậy các ý kiến đều rất đề cao vai trò của nhà trường, tập thể lớp và gia đình trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho các em. Bên cạnh đó một số lực lượng được coi là không quan trọng như: Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương (36%); cộng đồng nơi học sinh cư trú (16,5%); công đoàn (15%). Tuy nhiên có thể đây là những ý kiến có phần sai lệch về vai trò của tổ chức công đoàn vì tổ chức này đóng vai trò trong việc xây dựng nền nếp và các chuẩn mực văn hóa cho cán bộ, giáo viên và nhân viên, một nhân tố quan trọng nữa là chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, cộng đồng nơi học sinh cư trú cũng có vai trò quan trọng nhưng chưa được đánh giá cao. Điều này chứng tỏ nhà trường chưa phát huy được vai trò của công đoàn, chưa phối

kết hợp được tốt với chính quyền địa phương và cộng đồng nơi học sinh cư trú trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho các em.

2.4.2. Thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

Tiếp tục khảo sát ý kiến của 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bắng phiếu hỏi về thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.19. Sự phối hợp, chỉ đạo giữa các lực lượng trong hoạt động quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh‌

(Sử dụng câu hỏi 10 tại Phụ lục 1)



STT


Sự phối hợp/chỉ đạo

Mức độ (%)

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không phối

hợp

1

Nhà trường với hội cha mẹ học sinh và gia đình

19,0

81,0

0,0


2

Nhà trường với các lực lượng xã hội khác ngoài

nhà trường


8,0


77,0


15,0

3

Chỉ đạo của cán bộ quản lý với giáo viên chủ nhiệm

98,0

2,0

0,0

4

Chỉ đạo của cán bộ quản lý với giáo viên bộ môn

90,0

10,0

0,0

5

Chỉ đạo của cán bộ quản lý với Đoàn, Đội

100

0,0

0,0

6

Giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn

59,0

41,0

0,0

7

Giáo viên chủ nhiệm với Đoàn, Đội

68,0

32,0

0,0

8

Giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp

86,0

14,0

0,0

9

Giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh

31,0

69,0

0,0

Qua bảng 2.19 cho thấy sự phối hợp, chỉ đạo giữa các lực lượng trong việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh đã được thực hiện tuy nhiên lại được thể hiện ở các mức độ rất khác nhau. Về công tác chỉ đạo thì chỉ đạo của cán bộ quản lý đối với các lực lượng như Đoàn, Đội (100% cho rằng thường

xuyên chỉ đạo); đối với giáo viên chủ nhiệm (98% cho rằng thường xuyên chỉ đạo), đối với giáo viên bộ môn (90% cho rằng thường xuyên chỉ đạo). Về công tác phối hợp thì thật sự chưa được kết quả như mong muốn, tỉ lệ thường xuyên phối hợp cao nhất là giữa giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp (86%), giáo viên chủ nhiệm với Đoàn, Đội (68%). Sự phối hợp giữa các bộ phận khác cũng có ý kiến tuy nhiên chỉ là thỉnh thoảng phối hợp thậm chí chưa phối hợp ở mức độ cao, điển hình có 15% cho rằng nhà trường với các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường chưa có sự phối hợp. Sự phối hợp lỏng lẻo giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm cũng được thể hiện qua chỉ số thỉnh thoảng phối hợp với tỉ lệ 69%. Kết quả trên cho thấy công tác chỉ đạo của nhà trường thực hiện tốt nhưng công tác phối hợp giữa các bộ phận là chưa thật sự tốt, thậm chí là chưa phối hợp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

2.5.1. Đánh giá thực trạng

Trong năm năm học vừa qua trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn đã chú trọng đến việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trong trường. Rất nhiều hình thức và các biện pháp đã được nhà trường áp dụng trong công tác quản lý nhằm giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh. Học sinh của nhà trường về cơ bản ngoan, có ý thức chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, lễ phép với thầy cô giáo. Kết quả của việc giáo dục lối sống văn hóa, đạo đức thể hiện ở xếp loại hạnh kiểm hàng năm vẫn cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ học sinh còn chưa hiểu biết về các chuẩn mực của lối sống văn hóa và thể hiện lối sống chưa theo chuẩn mực nhất là việc ăn ở hợp vệ sinh, tự chăm sóc sức khỏe bản thân, trang phục đầu và tóc còn chưa phù hợp, còn hay trốn trường đi chơi điện tử, lén lút sử dụng điện thoại. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả rèn luyện của các em, ảnh hưởng đến thành tích giáo dục chung của nhà trường và đặc biệt nó làm cho việc giáo dục các em trở thành những con người có nhân

cách trở nên khó khăn. Những vấn đề đó đang là những thực trạng nan giải mà nhà trường đang cố gắng tìm tòi những biện pháp khắc phục.

Qua việc khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh cũng như qua thực tế công tác quản lý ở nhà trường tác giả có thể đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của nhà trường như sau:

Thứ nhất về công tác xây dựng các quy định về chuẩn mực của lối sống văn hóa đã được nhà trường thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh được xây dựng tích hợp trong các kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của nhà trường hàng năm. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều chuẩn mực về lối sống văn hóa chưa được quy định cụ thể, vẫn còn những quy định mang tính chung chung, chưa phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.

Thứ hai là về công tác chỉ đạo thực hiện việc giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh chưa được thực hiện tốt. Việc phân công trách nhiệm đôi khi còn chưa cụ thể, còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các lực lượng đã được nhà trường thực hiện nhưng chưa triệt để, chưa đồng bộ và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này vẫn còn lỏng lẻo.

Thứ ba là về nội dung và hình thức giáo dục lối sống văn hóa đã được chú trọng song còn chưa phong phú đa dạng, chưa tạo nên sức hút đối với học sinh. Hình thức giáo dục cơ bản của nhà trường vẫn chỉ là phổ biến nội quy, quy định qua các cuộc họp, việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu đã có nhưng với mật độ rất thưa và chưa thường xuyên. Các hình thức giáo dục đó về cơ bản chưa mang lại hiệu quả cao trong giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Thứ tư là phương pháp giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh còn chưa đồng bộ giữa các nhóm phương pháp. Còn nặng về phương pháp kích thích như trách phạt, luật, ngay cả trong phương pháp kích thích cũng chưa có khen

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023