Tổng Hợp Số Lượng - Cơ Cấu Trình Độ Đội Ngũ Cán Bộ, Giáo Viên


Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên nhà trường được thể hiện chi tiết qua bảng 2.3

Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng - cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên


Trình độ


Phòng, Khoa


Tổng số


Nam


Nữ

Trình độ


TH CĐ


ĐH


ThS


TS


GD

ĐH

Sư phạm

Bậc 1

Bậc 2

Ban Giám hiệu


4


3


1




3


1


4


4


4

Phòng ban chức năng


41


15


26


8


29


4



10


7


3

Khoa Đại cương

28

7

21

0

23

5

0

26

8

20

Khoa KS – DL

20

9

11

0

12

7

1

13

9

11

Khoa Kế toán

35

4

31

0

27

7

1

35

5

30

Khoa Quản trị kinh doanh


22


14


8


0


15


7


0


14


2


20

Tổng số giáo viên

105

34

71

0

77

26

2

88

24

81

Tổng toàn trường

150

52

98

8

106

33

3

102

35

88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 10

Nguồn: Phòng đào tạo Nhà trường

Qua bảng có thể thấy, hầu hết cán bộ nhân viên của trường đều có trình độ từ Trung cấp trở lên, đa phần số cán bộ có trình độ trung cấp và cao đẳng thuộc về mảng phục vụ giảng dạy, riêng với đội ngũ giáo viên đều đạt trình độ tư Đại học trở lên. Trong toàn trường trình độ Thạc sỹ là 26 người chiếm 17,3%, trình độ tiến sĩ là 03 người chiếm 2%. Số giáo viên đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 2 là 81 người chiếm 54%

Theo hướng dẫn ở công văn số 795/QĐ- BGDĐT về cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngày 27/2/2010 thì đối với cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng quy mô GV quy đổi được tính theo bảng sau:


Bảng 2.6: Hệ số quy đổi GV đối với cơ sở đào tạo hệ cao đẳng


STT

Trình độ, học vị, chức danh của GV

Hệ số quy đổi

1

GV có trình độ đại học

1,0

2

GV có trình độ thạc sĩ

1,3

3

GV có học vị tiến sĩ

1,5

4

GV có học vị tiến sĩ khoa học, có học

hàm phó giáo sư

2,0

5

GV có học hàm giáo sư

3,0

Sau khi quy đổi, tổng số giảng viên quy đổi của một cơ sở đào tạo là


Tổng số giảng viên quy đổi = Tổng giảng viên cơ hữu quy đổi + 0,2 * tổng giảng viên thỉnh giảng quy đổi


Như vậy số giảng viên quy đổi của trường được tính như sau: (77 x 1 + 26 x 1,3 + 2 x 1,5) = 158

Với quy mô đào tạo hiện nay của trường, số sinh viên năm học 2011-2012 chi tiết theo bảng 2.5

Bảng 2.7: Quy mô đào tạo của trường

Hệ

Số lớp

Số HSSV

Cao đẳng

42

2,415

Cao đẳng nghề

37

2,136

Trung cấp chuyên nghiệp

23

1,244

Tổng số

102

5,795

Nguồn: Phòng đào tạo Nhà trường

Theo hướng dẫn ở công văn số 795/QĐ- BGDDT về cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngày 27/2/2010 thì đối với cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng quy mô SV quy đổi được tính theo công thức sau:

Quy mô SV quy đổi = (Số SV cao đẳng, cao đẳng nghề chính quy) + 0,5* (số học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy)


Quy mô SV đã quy đổi của trường cao đẳng Thương mại và Du lịch là: Số SV- HS đã quy đổi = (2415+2136) + 0,5*(1244) = 5173,1 SV

Như vậy số sinh viên quy đổi bình quân trên giáo viên quy đổi là: 32,74. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với tỷ lệ quy định của Bộ GD&ĐT theo Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 quy định nhóm trường khác không vượt quá định mức 30 học sinh/01 giáo viên quy đổi.

Các yếu tố đạt được và tồn tại của cơ cấu tổ chức và nguồn lực:

Các điểm đạt được:

- Hoạt động quản lý điều hành nội bộ của Trường cơ bản vẫn có truyền thống, kinh nghiệm, đảm bảo được cơ chế tổ chức hoạt động đồng bộ, thống nhất, đúng chức năng, có hiệu quả.

- Các quy chế, quy định, quy trình quản lý được cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc

- 100% các giáo viên có trình độ Đại học trở lên, có phẩm chất nghề nghiệp, hoàn chỉnh các ngành khoa học cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo

Các điểm tồn tại:

- Trong công tác quản lý điều hành việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin – điều hành trên cơ sở khai thác mạng thông tin nội bộ còn chưa triệt để

- Tỷ lệ giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc 2 còn chưa đạt 100%

- Tỷ lệ học sinh quy đổi/giáo viên quy đổi còn cao so với quy định của Bộ Giáo dục và ĐT

2.3.1.3 Tài chính

Hàng năm Nhà trường nhận được từ nguồn kinh phí ngân sách cấp và thu sự nghiệp. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm: Thu học phí chính quy, học phí liên kết, thu lệ phí tuyển sinh, xét tuyển, thu khác…


Bảng 2.8: Tình hình thu chi tài chính Trường Cao đẳng TM&DL Giai đoạn 2009-2012 (ĐVT: Đồng)

Tiểu mục

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

I


Tổng nguồn được chi


10,077,571,590


12,171,704,382


17,568,803,936


20,712,278,836

1


KP được NSNN cấp


4,094,705,600


4,405,150,400


6,224,024,000


5,790,988,700

2


Các khoản thu khác:


5,982,865,990


7,766,553,982


11,344,779,936


14,921,290,136



- Học phí chính quy


1,941,597,514


2,425,279,409


4,154,323,814


6,842,150,112



- Học phí liên kết


3,712,586,560


5,130,498,240


6,839,804,320


7,450,544,472



- Lệ phí tuyển sinh


168,680,000


27,176,000


39,816,000


73,675,000



- Thu khác


160,001,915


183,600,334


310,835,802


554,920,552

II


Tổng số chi quyết toán


10,327,984,339


12,176,452,426


17,272,718,495


19,752,876,417

1


QT chi KP NSNN cấp


4,204,727,719


4,399,397,793


6,237,490,818


5,790,988,700

2

LOẠI 14 KHOẢN 96-

Kinh phí khác


167,898,862


173,251,180


10,055,200,000


427,980,179

3

LOẠI 14 KHOẢN 97- Học

phí chính quy


1,976,463,430


2,426,026,330


4,032,418,550


6,590,224,649

4

LOẠI 14 KHOẢN 98- Lệ

phí tài sản


232,054,000


30,409,600


31,122,656


62,756,400

5

LOẠI 14 KHOẢN 99- học

phí liên kết


3,746,840,327


5,147,367,523


6,762,816,028


6,880,926,489

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Trường Cao đẳng TM&DL


Việc chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy chuyên môn luôn được nhà trường coi trọng vì nó là khoản đầu tư không thể thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo của nhà trường. Nhà trường luôn quan tâm đầu tư để cải thiện môi trường giảng dạy và học tập như xây nhà thư viện 3 tầng, cải tạo lại phòng thực hành chế biến món ăn, trang bị máy tính, xây dựng thêm 2 khu ký túc xá 4 tầng nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt cho sinh viên.

Nguồn tài chính của Nhà trường đáp ứng được nhu cầu hiện tại.


2.3.1.4 Các hoạt động đào tạo

a. Chương trình đào tạo của trường

Hiện nay, nhà trường đang thực hiện nội dung chương trình theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong chương trình khung nhà trường sẽ có điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Quy trình soạn thảo xây dựng chương trình được thực hiện theo đúng quy trình các bước như thảo luận từ cấp Tổ môn, sau đó đến cấp Khoa, cấp Trường, sau đó chương trình được giao cho các thầy cô có chuyên môn đảm nhận và phản biện. Chương trình môn học và chương trình đào tạo chuyên ngành được hiệu trưởng phê duyệt.

Trong quá trình giảng dạy các thầy cô giáo nhà trường phải bám sát chương trình đã được phê duyệt.

Sau mỗi chu kỳ đào tạo (khóa học) chương trình có tính bất cập sẽ được hiệu chỉnh.

Ngành nghề đào tạo của trường hiện nay tập trung vào các Bậc đào tạo là Cao đẳng, cao đẳng nghề, Trung cấp, bồi dưỡng đào tạo nghề với các mảng như : kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị Nhà hành –khách sạn, Việt Nam học, chế biến các sản phẩm ăn uống...

b. Công tác tuyển sinh

Từ năm 2008 đến nay, quy mô đào tạo của Nhà trường liên tục tăng, nhưng số lượng hồ sơ dự tuyển vào trường không được ổn định. Năm 2009, số lượng hồ sơ tăng cao đột biến , sau đó lại giảm dần ở các năm tiếp theo.

Để thực hiện công tác tuyển sinh, Nhà trường có thực hiện đăng tải thông tin tuyển sinh lên các báo địa phương và Báo ngành, mạng internet, trang web cua trường, trên Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thái Nguyên, trực tiếp đến các doanh nghiệp nhưng hiện quả chưa cao, chưa gây được ấn tượng nổi bật cho đối tượng người học về ưu điểm của các ngành nghề đào tạo.

Tuy có ý thực được công tác quảng cáo và tiếp thị về Nhà trường và các ngành nghề mà Nhà trường đang đào tạo nhưng viêc quảng cáo, tiếp thị của Nhà trường mới chỉ giới hạn thông tin 2 lần trên Đài phát thanh truyền hình/1 lần tuyển


sinh và gửi đến các đơn vị kinh doanh mà chưa thông tin rộng rãi đến các đối tượng có nhu cầu đào tạo như các Trường trung học phổ thông trên địa bàn các tỉnh miền núi. Quảng bá trên web của trường chưa thực sự nổi bật, ấn tượng thu hút người đọc. Việc truyền thông còn thiếu chủ động, công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh thương hiệu còn thiếu chiến lược dài hạn và kế hoạch tổng thể, chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong chiến lược chung của Nhà trường.

c. Tổ chức quá trình đào tạo của trường

Theo phân cấp quản lý thì tiến độ đào tạo do nhà trường quản lý. Thực hiện tiến độ chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo các chuyên ngành là các khoa, Tổ môn và từng giáo viên đảm nhiệm theo môn học được phân công.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường khuyến khích và bắt buộc giáo viên phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, áp dụng các biện pháp thi vấn đáp, thi trắc nghiệm đành để giá chất lượng hết môn học, tổ chức làm đồ án tốt nghiệp, đề tài tốt nghiệp cho các cấp học.

GVCN là người trực tiếp quản lý lớp trong suốt khoá học, có trách nhiệm theo dõi đánh giá về hoạt động học tập, rèn luyện của từng học sinh, sinh viên, hàng tháng phải phân tích chất lượng.

Trước khi lên lớp giảng bài Giảng viên – Giáo viên phải thực hiện theo một quy trình đã được quy định như: Soạn đề cương chi tiết, soạn giáo án, thông qua giáo án, lên lớp phải có đề cương và giáo án, phải đúng giờ.

Trong một vài năm trở lại đây công tác khảo thí – kiểm định chất lượng đã được nhà trường quan tâm như: xây dựng ngân hàng đề thi kết thúc học phần, bước đầu thay đổi cách thức tổ chức quản lý, làm đề thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên., triển khai công tác lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy.

Song song với quá trình đào tạo nội bộ, Nhà trường còn phát triển mối quan hệ hợp tác với một số tổ chức để ký kết hợp đồng đào tạo như: tổ chức lễ ký kết Hợp đồng đào tạo theo địa chỉ và theo nhu cầu của các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội du lịch Việt Nam, ký kết hợp tác đào tạo với Công ty Cổ phần đào tạo –


Du lịch Hoàng Long về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội với nội dung: Nhà trường đào tạo, cấp bằng, Công ty Hoàng Long bố trí thực tập và việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó công tác nghiên cứu khoa học cũng đã được triển khai rộng rãi tới từng cán bộ, họ đã chủ động tìm kiếm nghiên cứu thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội để xác định đề tài nghiên cứ sát thực tế, khả thi tuy nhiên chưa đạt được kết quả như mong đợi.

d. Chất lượng đào tạo

Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo khoa học và tổ chức đào tạo tương đối chặt chẽ với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nhà trường còn thực hiện một số nội dung cơ bản như :

Từ ngày đầu đón tiếp học sinh, sinh viên vào học Nhà trường đã đặc biệt quan tâm, tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khoá, phổ biến chính sách, pháp luật có liên quan đến học sinh, quy chế đào tạo, nội quy của trường v.v... giúp cho học sinh, hiểu thêm và yên tâm về nghề nghiệp, nắm vững nội quy, quy chế, chế độ về quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời phát huy vai trò tích cực, tự giác của học sinh gắn trách nhiệm của mình với tập thể, với nhà trường.

Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong Trường cùng địa phương, gia đình và xã hội để quản lý và giáo dục học sinh. Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng Sản HCM Nhà trường đã tổ chức các phong trào sinh hoạt văn hoá, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, cuộc thi sinh viên cao đẳng với trò chơi « Rung chuông vàng », hội thi HSSV giỏi các môn KH Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hội thi chế biến món ăn... các hoạt động từ thiện (như hiến máu nhân đạo, ủng hộ các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam v.v...) và nhiều hoạt động khác trong học sinh, sinh viên. Các hoạt động trên tạo ra không khí vui tươi, lành mạnh, hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong học sinh. Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho học sinh nơi ăn, ở nội trú, tạo thuận lợi cho việc sinh hoạt và học tập của học sinh, sinh viên.


Với các việc làm trên kết quả đào tạo nhà trường qua các năm được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 2.9: Kết quả đào tạo từ năm học 2007 -2012



Năm Học

Kết quả học tập (%)

Suất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB

Yếu +

Kém

2007 – 2008

1,5

6,3

20,7

42,1

28,3

1,1

2008 – 2009

1.0

8,0

32,0

38,0

17,0

4,0

2009 – 2010

1,9

9,8

30,3

35,9

18,3

2,9

2010 – 2011

0,3

10,8

32,8

36,2

16,5

3,4

2011 – 2012

1.5

10.5

30.6

37.2

17.4

2.8

Nguồn: Trường Cao đẳng TM&DL

Với các số liệu trên ta thấy chất lượng đào tạo nếu thông qua điểm số của nhà trường là khá cao, tuy nhiên kết quả trên chưa đánh giá thực sự chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm vừa qua. Phương pháp giảng dạy của trường hiện vẫn là phương pháp truyền đạt một chiều, thầy đọc trò ghi, hoạt động thực hành, thực tế chưa thực sự phu hợp với thực tế.

Các yếu tố đạt được và tồn tại của các hoạt động đào tạo: Các điểm đạt được:

- Các chuyên ngành đào tạo đều được xây dựng theo đúng quy trình. Bước đầu phát huy mối quan hệ liên kết đào tạo

- Kiểm soát quá trình đào tạo tốt.

- Công tác quản lý học sinh – sinh viên tốt làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đào tạo

Các điểm tồn tại:

- Loại hình đào tạo chưa đa dạng

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 13/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí