Nhận Thức Của Học Sinh Về Những Chuẩn Mực Của Lối Sống Văn Hóa Cần Phải Giáo Dục Cho Học Sinh Phổ Thông

Qua khảo sát phụ huynh bằng bảng 2.6. tác giả nhận thấy rằng đã có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục lối sống văn hóa của con em mình và đã có sự chú trọng đến việc nhắc nhở giáo dục con em thực hiện việc làm theo những chuẩn mực của lối sống văn hóa.

Một số chuẩn mực của lối sống văn hóa rất được phụ huynh quan tâm và thực hiện việc nhắc nhở và giáo dục hàng ngày như: Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp (96% phụ huynh rất quan tâm, 52% phụ huynh thường xuyên nhắc nhở); Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...) (98% phụ huynh rất quan tâm, 88% phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục); Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật (92% rất quan tâm, 65% thường xuyên giáo dục); Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu (95% phụ huynh rất quan tâm, 61% phụ huynh liên tục nhắc nhở và giáo dục); Yêu lao động, chăm chỉ lao động (90% phụ huynh rất quan tâm, 88 phụ huynh thường xuyên giáo dục); Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân (87% phụ huynh rất quan tâm, 97% phụ huynh thường xuyên nhắc nhở). Các chuẩn mực của lối sống văn hóa còn lại cũng đã có phụ huynh rất quan tâm và quan tâm tuy nhiên tỉ lệ còn thấp, đặc biệt mặc dù có quan tâm nhưng lại chưa nhắc nhở hoặc thỉnh thoảng nhắc nhở và giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều phụ huynh đã có nhận thức về ưu điểm của các chuẩn mực của lối sống văn hóa và đã có sự quan tâm và giáo dục con cái làm theo những chuẩn mực đó. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để công tác phối hợp với phụ huynh học sinh của nhà trường được thực hiện có hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh.

Bên cạnh những chuẩn mực của lối sống văn hóa đã được phụ huynh quan tâm nhìn nhận rằng nó rất quan trọng đối với con em mình và thường xuyên giáo dục, nhắc nhở thì vẫn còn những chuẩn mực mà phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó và chưa có nhiều phụ huynh lưu ý

để giáo dục con cái, cụ thể như: Biết bảo vệ môi trường, lên án các hành vi làm ô nhiễm môi trường (Chỉ có 10% phụ huynh rất quan tâm, 5% phụ huynh thường xuyên giáo dục trong khi có tới 34% phụ huynh không quan tâm và 83% chưa bao giờ giáo dục con cái); Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa tốt đẹp (Chỉ có 13% phụ huynh rất quan tâm, 72% phụ huynh không quan tâm và chỉ có 2% phụ huynh thường xuyên giáo dục, 67% phụ huynh chưa bao giờ nhắc nhở con cái); Biết chọn lọc các giá trị văn hóa để tiếp nhận (Chỉ có 16% phụ huynh rất quan tâm, 66% phụ huynh không quan tâm và chỉ có 26% phụ huynh thường xuyên giáo dục, 66% phụ huynh chưa bao giờ nhắc nhở con cái); Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (Chỉ có 23% phụ huynh rất quan tâm, 54% phụ huynh không quan tâm và chỉ có 19% phụ huynh thường xuyên giáo dục, 81% phụ huynh thỉnh thoảng nhắc nhở con cái); Một lĩnh vực khác khá “nhạy cảm” là trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra và thi cử cũng ít được phụ huynh quan tâm như tác giả mong đợi (Chỉ có 25% phụ huynh rất quan tâm, 75% phụ huynh quan tâm và chỉ có 23% phụ huynh thường xuyên giáo dục, 77% phụ huynh thỉnh thoảng giáo dục con cái). Khảo sát sâu thêm bằng cách tâm sự, nói chuyện tác giả cũng được biết rất nhiều phụ huynh không hiểu biết về các chuẩn mực văn hóa và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng việc giáo dục con cái làm theo những chuẩn mực văn hóa đó là trách nhiệm của gia đình mà là của nhà trường. Đặc biệt là những chuẩn mực như bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, trung thực trong thi cử kiểm tra... Rõ ràng nhận thức của không ít phụ huynh về vấn đề này còn rất hạn chế nên việc giáo dục cho con cái họ làm theo là việc làm hiếm gặp. Hơn nữa có thể phụ huynh cho rằng lối sống văn hóa đơn thuần chỉ là ăn ở sạch sẽ, biết chào hỏi, tôn trọng pháp luật là đủ còn những chuẩn mực khác với mục đích để học sinh có thể chung sống thuận lợi và hòa đồng cả với bạn bè, xã hội hay thiên nhiên là những tiêu chuẩn quá xa vời, thậm chí là không quan trọng. Chính vì vậy dễ dàng nhận thấy hiện nay học sinh ở các trường phổ thông nói chung và học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn nói riêng

việc định hình và hình thành một lối sống văn hóa cho các em là một việc làm còn hết sức khó khăn nhất là đối với các chuẩn mực liên quan đến sự nhìn nhận về cái đẹp, cái xấu, về sự tôn trọng và bảo vệ tự nhiên, việc tiếp nhận các giá trị văn hóa có chọn lọc. Hơn nữa nhận thức của phụ huynh (vùng cao) còn khá hạn chế, đối với họ lối sống văn hóa đôi khi chỉ gói gọn trong cụm từ “con ngoan, trò giỏi” là đủ. Đây cũng chính là những khó khăn và trở ngại cho hoạt động quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn. Khó khăn trở ngại lớn nhất chính là tìm ra được tiếng nói chung, quan điểm chung với phụ huynh về việc nhìn nhận các chuẩn mực của lối sống văn hóa từ đó mới có thể phối hợp với họ để tìm ra những biện pháp giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

2.2.1.3. Nhận thức của học sinh

Học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn là học sinh dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của cả nước, hơn nữa các em sinh hoạt, học tập ở trong môi trường ký túc xá của trường nội trú chuyên biệt với đặc trưng: xa nhà, sống tự lập, có nhiều mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, tiếp xúc nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán của các bạn dân tộc khác. Chính vì vậy có thể nói lối sống của các em học sinh của nhà trường chính là chiếc gương phản ánh lối sống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc riêng biệt, sự giáo dục của gia đình và nhà trường, đồng thời phản ánh sự tiếp thu văn hóa từ xã hội, từ internet của các em. Để đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về lối sống của các em có theo những chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận hay không thì ngoài quan sát, hỏi thăm, động viên chia sẻ và tâm sự tác giả còn tiến hành điều tra với 240 học sinh để thấy được rõ nhất những suy nghĩ, hành động của các em.

Kết quả điều tra, khảo sát 240 học sinh của nhà trường đã cho kết quả như sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về những chuẩn mực của lối sống văn hóa cần phải giáo dục cho học sinh phổ thông

(Sử dụng câu hỏi 1 tại Phụ lục 2)



STT


Chuẩn mực lối sống có văn hóa

Mức độ (%)

Rất

cần

Cần

Ít

cần

Không

cần

1

Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp

100

0,0

0,0

0,0

2

Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân

98,0

2,0

0,0

0,0

3

Biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè

100

0,0

0,0

0,0

4

Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải

100

0,0

0,0

0,0

5

Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân

95,0

5,0

0,0

0,0

6

Biết hòa nhập, hòa đồng

94,5

5,5

0,0

0,0

7

Biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá nhân và tài sản

chung, tiết kiệm điện nước

89,0

11,0

0,0

0,0

8

Sống thật thà, trung thực trong đời sống hàng ngày

89,5

11,5

0,0

0,0

9

Trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra và

thi cử

100

0,0

0,0

0,0

10

Yêu lao động, chăm chỉ lao động

95,5

4,5

0,0

0,0

11

Biết chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, tôn

trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương

100

0,0

0,0

0,0

12

Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật

100

0,0

0,0

0,0

13

Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên

97,5

2,5

0,0

0,0

14

Biết bảo vệ môi trường, lên án các hành vi làm ô

nhiễm môi trường

89,0

11,0

0,0

0,0

15

Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu

90,0

10,0

0,0

0,0


16

Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế

thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...)


85,0


15,0


0,0


0,0

17

Biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam nói

chung, các dân tộc thiểu số nói riêng

78,0

22,0

0,0

0,0

18

Biết chọn lọc các giá trị văn hóa để tiếp nhận

81,0

19,0

0,0

0,0

19

Biết lên án những hành vi, lối sống thiếu văn hóa

100

0,0

0,0

0,0

20

Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa tốt đẹp

93,0

7,0

0,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn - 7

Qua khảo sát 240 học sinh của trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn có thể nhận thấy một điều đáng mừng là hầu hết các em học sinh nhận thức được rằng cần và rất cần phải giáo dục các chuẩn mực của lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông hiện nay. Các chuẩn mực như: Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp; Biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè; Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải; Trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra và thi cử; Biết chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, tôn trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương; Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật; Biết lên án những hành vi, lối sống thiếu văn hóa đã có tới 100% học sinh cho rằng rất cần phải giáo dục. Các chuẩn mực khác như: Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân (98% học sinh cho là rất cần giáo dục); Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân (95% học sinh cho rằng rất cần giáo dục); Biết hòa nhập, hòa đồng (94,5%); Yêu lao động, chăm chỉ lao động (95,5%); Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (97,5%); Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu (90,0%); Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa tốt đẹp (93,0%). Một số chuẩn mực còn lại đều được học sinh cho rằng rất cần giáo dục, tỉ lệ này ở trên mức 78%. Hầu hết những chuẩn mực trên đều được các em tiếp xúc, gặp phải hàng ngày và một số được thầy cô giáo dục nên rất dễ dàng để nhận định.

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy một thực tế rất đáng vui mừng và tin tưởng vào sự nhận thức của lớp học sinh phổ thông hiện nay, đó chính là việc các em hoàn toàn nhận thức được những giá trị, chuẩn mực về lối sống văn hóa cần có ở một học sinh để có thể phát triển toàn diện về mặt nhân cách. Càng đáng vui mừng hơn khi hiện nay các em học sinh của trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn là những học sinh bậc THCS sinh sống ở một huyện

nghèo và chịu sự tác động rất lớn của điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đồng thời chịu sự tác động rất lớn của mặt trái kinh tế thị trường, mặt trái của sự phát triển khoa học và công nghệ nhưng các em học sinh của nhà trường vẫn có những nhận thức rất đúng đắn. Học sinh đã nhận thức được những chuẩn mực về lối sống văn hóa có nghĩa là nhận thức được những điều không phù hợp với chuẩn mực và phần nào định hướng được những việc nên làm và không nên làm trong khi các em có cuộc sống tự lập, xa gia đình từ khá sớm (12 tuổi) điều đó là một yếu tố rất thuận lợi để nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho các em hiệu quả nhất. Tuy vậy, bên cạnh những học sinh có ý thức thì vẫn còn đó một số học sinh vẫn chưa đề cao việc thực hiện các chuẩn mực văn hóa, các em vẫn có một thái độ thờ ơ, nghi hoặc về các chuẩn mực khi một số học sinh vẫn cho rằng các chuẩn mực đó chỉ “cần” chứ không phải “rất cần” giáo dục như các chuẩn mực văn hóa về sự chia sẻ, yêu thiên nhiên, lao động, tự hào về truyền thống dân tộc. Điều đó ít nhiều cũng khiến cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường băn khoăn và cần phải đưa ra được một chương trình, kế hoạch giáo dục lối sống văn hóa phù hợp nhất cho các em.

2.2.2. Thực trạng về lối sống văn hóa của học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn

2.2.2.1. Đánh giá về việc thực hiện các chuẩn mực lối sống văn hóa của học sinh


Tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến của 34 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường về việc thực hiện các chuẩn mực lối sống văn hóa của học sinh trường PTDTNT huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Cạn tác giả đã thu thập được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng việc thực hiện chuẩn mực lối sống văn hóa của học sinh trong trường‌

(Sử dụng câu hỏi 2 tại Phụ lục 1)



STT


Chuẩn mực lối sống có văn hóa

Mức độ (%)

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Hiếm

khi

Chưa

bao giờ

1

Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp

0,0

65,0

20,0

15,0

2

Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân

0,0

80,0

17,0

3,0

3

Biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè

95,0

5,0

0,0

0,0

4

Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải

95,0

5,0

0,0

0,0

5

Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân

90,0

10,0

0,0

0,0

6

Biết hòa nhập, hòa đồng

61,5

38,5

0,0

0,0

7

Biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá nhân và tài sản

chung, tiết kiệm điện nước

12,0

65,0

20,0

3,0

8

Sống thật thà, trung thực trong đời sống hàng ngày

80,0

20,0

0,0

0,0

9

Trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra

và thi cử

98,0

2,0

0,0

0,0

10

Yêu lao động, chăm chỉ lao động

58,0

42,0

0,0

0,0

11

Biết chấp hành nội quy, nền nếp nhà trường, tôn

trọng giờ giấc, kỷ luật, kỷ cương

69,0

31,0

0,0

0,0

12

Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật

98,0

2,0

0,0

0,0

13

Yêu thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ tự

nhiên, tài nguyên thiên nhiên

77,0

23,0

0,0

0,0

14

Biết bảo vệ môi trường, lên án các hành vi làm

ô nhiễm môi trường

56,0

4,0

40,0

0,0

15

Biết yêu cái đẹp, phản bác cái xấu

79,0

21,0

0,0

0,0


16

Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy,

bệnh xã hội, mạng internet...)


15,0


24,0


61,0


0,0

17

Biết tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng

23,0

56,0

21,0

0,0

18

Biết chọn lọc các giá trị văn hóa để tiếp nhận

11,0

36,0

53,0

0,0

19

Biết lên án những hành vi, lối sống thiếu văn hóa

45,0

48,0

3,0

0,0

20

Biết tuyên truyền, nhân rộng các giá trị văn hóa

tốt đẹp

8,0

76,0

16,0

0,0

Qua khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường thì họ nhận thấy mức độ thực hiện các chuẩn mực của lối sống văn hóa của học sinh trong trường là rất khác nhau, các thông tin thu thập được khiến cho tác giả có nhận định như sau: Nhóm các chuẩn mực về văn hóa ứng xử, chấp hành pháp luật và trung thực trong học tập có tỉ lệ học sinh thực hiện cao nhất, cụ thể như chuẩn mực biết chào hỏi thầy cô, người lớn, bạn bè (95% giáo viên cho rằng các em thực hiện thường xuyên); Biết cảm ơn, biết xin lỗi, nói lời hay, lẽ phải (95% giáo viên cho rằng các em thực hiện thường xuyên); Biết chia sẻ, giúp đỡ thầy cô, bạn bè, người thân (90% giáo viên cho rằng các em thực hiện thường xuyên); Trung thực, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra và thi cử (98% giáo viên cho rằng các em thực hiện thường xuyên); Biết tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật (98% giáo viên cho rằng các em thực hiện thường xuyên). Nhóm các chuẩn mực về yêu thiên nhiên, yêu lao động, chấp hành nội quy, bảo vệ môi trường, biết hòa nhập hòa đồng thì học sinh lại rất ít thực hiện, cụ thể: Biết hòa nhập, hòa đồng (38,5% giáo viên thỉnh thoảng thấy các em hòa đồng, 61,5% giáo viên thấy các em thường xuyên hòa đồng); Yêu lao động, chăm chỉ lao động (Chỉ có 58,0% giáo viên thấy các em thường xuyên lao động); Biết bảo vệ môi trường, lên án các hành vi làm ô nhiễm môi trường (Có tới 40% giáo viên được hỏi hiếm khi thấy các em bảo vệ môi trường và lên án hành vi làm ô nhiễm môi trường). Nhóm các chuẩn mực về lối sống văn hóa như biết phòng ngừa tác hại của mặt trái kinh tế thị trường, tự hào truyền thống dân tộc, chọn lọc các giá trị văn hóa, tuyên truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp, có lối sống vệ sinh, tự chăm sóc bản thân, tiết kiệm thì học sinh thực hiện chưa thường xuyên, cụ thể: Có lối sống vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp (65% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 20% thấy hiếm khi thực hiện, 15% thấy chưa bao giờ thực hiện); Biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân (80% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 17% thấy hiếm khi thực hiện, 3,0% thấy chưa bao giờ thực hiện); Biết tiết kiệm, giữ gìn tài sản cá nhân và tài sản chung, tiết kiệm điện nước (65% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 20% thấy hiếm khi thực hiện, 3,0% thấy chưa bao giờ thực hiện); Biết phòng ngừa những tác hại của mặt trái kinh tế thị trường mang lại (văn hóa phẩm đồi trụy, bệnh xã hội, mạng internet...) (24% giáo viên thấy thỉnh thoảng thực hiện, 61%

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí