Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Tiếng Việt

Theo C.Mác (1818 - 1883) người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học cho rằng: "Con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa và con người phát triển toàn diện là con người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mĩ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên và xã hội xảy ra xung quanh,…" [4].

Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 - 1553) nhà giáo dục thời kỳ phục hưng đã nhấn mạnh việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo "Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí đức, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ,… ngoài việc học ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày".

Theo nhà tư tưởng người Pháp Rutxo trong cuốn "Những cơ sở lý luận của việc dạy học" tập 1 (1971) [Error! Reference source not found.] đã đề cao các hoạt động thực hành, t hực nghiệm bởi nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trí tuệ và nhân cách cho học sinh. Ông nói "Đồ vật, đồ vật - hãy đưa ra đồ vật. Tôi không ngừng nhắc đi, nhắc lại rằng chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng cách giảng dạy ba hoa, chúng ta chỉ tạo nên những con người ba hoa".

Isma'il Al - Qabbami (1898 - 1963), nhà cải cách giáo dục tiên phong của Ai Cập đã đưa chủ nghĩa thực dụng đến với nhân dân Ai Cập và áp dụng nó rất thành công, đó là: sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc "học đi đôi với hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích, đánh giá". Phương pháp này ngược với phương pháp truyền thống "đọc viết, nghe và đọc". Phát triển tinh thần tự do, khuyến khích dân chủ, tự định hướng và tôn trọng lẫn nhau giữa các trẻ, nuôi dưỡng khả năng sáng tạo".[dẫn theo 23]

Solovyev V.S nhà triết học Nga quan niệm trải nghiệm là sự tương tác giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội. Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hoạt động trải nghiệm được xem xét là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kĩ năng hành động cho học sinh, sinh viên, với ý nghĩa đó Hội đồng kinh doanh Úc và phòng thương mại, công nghiệp Úc với sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT khoa học Hội đồng quốc gia Úc đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành

nghề cho tương lai”.[dẫn theo 21]

1.2. Những nghiên cứu trong nước

Trong lịch sử phát triển của dân tộc vấn đề giao tiếp đã được coi trọng và được coi là nền tảng, tiêu chuẩn, là thước đo đánh giá nhân cách con người. Vấn đề giao tiếp còn là sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống. Người xưa thường lưu truyền nhau qua các thế hệ "Học ăn học nói, học gói học mở", "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó là những kinh nghiệm quý báu được người xưa đúc kết và lưu truyền trong xã hội.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu KNGT dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn,... Nghiên cứu về KNGT sư phạm có tác giả Hoàng Anh [1]. Nghiên cứu về đề tài "Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh phổ thông dân tộc tày,nùng" có tác giả Phùng Thị Hằng năm 200 [8]. Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về bản chất của giao tiếp, vai trò, vị trí của giao tiếp trong sự hình thành nhân cách như: "Các Mác và phạm trù giao tiếp" (1963) của Đỗ Long, "Giao tiếp, tâm lý, nhân cách" (1981), "Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ" (1981), "Bàn về phạm trù giao tiếp" (1981) của Bùi Văn Huệ, "Nhập môn khoa học giao tiếp" (2006) của Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy.

Hiện nay, giao tiếp cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy tại các nhà trường. Trong "Giáo trình tâm lý học xã hội - những vấn đề lý luận" của Mai Thanh Thế, "Giáo trình giao tiếp sư phạm" (2002) của Lê Thanh Hùng (Đại học An Giang), "Khoa học giao tiếp" (2002) của Nguyễn Ngọc Lâm (Đại học mở TP Hồ Chí Minh), "Ứng xử sư phạm" của Trịnh Trúc Lâm (2006),… đã cung cấp các nội dung như khái niệm giao tiếp, chức năng, vai trò của giao tiếp, phong cách giao tiếp, hệ thống giao tiếp,… cũng như nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong giao tiếp sư phạm cung cấp cái nhìn hệ thống về các vấn đề giao tiếp và giao tiếp sư phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Khoa Tâm lý học giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp, nghiên cứu về giao tiếp sư phạm có các tài liệu như "Đặc điểm giao tiếp sư phạm" (1985) của tác giả Trần Trọng Thủy, "Giao tiếp và ứng xử sư

phạm” (1992) của tác giả Ngô Công Hoàn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn trong giao tiếp sư phạm. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp tôi định hướng cho đề tài trong nghiên cứu hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng.

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 3

Bên cạnh đó, một số luận án nghiên cứu về giao tiếp và các vấn đề liên quan có thể kể đến như:

Luận án Tiến sỹ Tâm lý học giáo dục "Một số đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi" của Lê Xuân Hồng (1996) đã hệ thống các lý luận về giao tiếp của trẻ, nghiên cứu việc tổ chức chơi và những ảnh hưởng của tác động qua lại giữa trẻ trong nhóm chơi không cùng lứa tuổi ở trường mẫu giáo [11]. Những nghiên cứu của đề tài giúp tôi có cơ sở xem xét những đặc điểm tâm lý, đặc điểm giao tiếp của học sinh lứa tuổi THPT.

Luận án Tiến sỹ "Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm" (1997) của Nguyễn Thanh Bình khẳng định giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh cần có sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi nhằm tạo kết quả tối ưu trong hoạt động dạy và hoạt động học [3]. Qua đó, cho thấy giao tiếp sư phạm có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm. Đây cũng là vấn đề cần chú ý khi nghiên cứu kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS.

Luận án Tiến sỹ "Đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng tiểu học" (2000) của Nguyễn Liên Châu nghiên cứu lý luận đặc điểm giao tiếp trong quản lý của hiệu trưởng, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả kĩ năng quản lý trường học của hiệu trưởng [5].

Luận án Tiến sỹ "Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh viên" (2006) của Nguyễn Văn Đồng đã đề cập tới đặc điểm giao tiếp của sinh viên trong hoạt động ngoài giảng đường [6]. Từ đó luận án đã cung cấp một số cơ sở lý luận cần thiết để tôi định hướng cho việc nghiên cứu các đặc điểm giao tiếp và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh THCS.

Luận án Tiến sỹ "Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học phổ thông dân tộc Tày, Nùng" (2007) của Phùng Thị Hằng đã phân tích, hệ thống hóa lý luận về giao tiếp và nghiên cứu thực trạng một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học

phổ thông Tày, Nùng ở ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên [8]. Từ đó đề xuất và tiến hành một số biện pháp tác động sư phạm nhằm góp phần mở rộng phạm vi đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, khắc phục một số hạn chế về mặt tâm lý trong giao tiếp của học sinh.

Tác giả Ngô Giang Nam với đề tài cấp Đại học (2015) Phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã đề xuất được các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên DTTS trường ĐHSP nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo [16]. Thông qua đó giúp tôi có được cái nhìn tổng quan hơn trong đề tài quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Các luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về hoạt động giao tiếp như:

Luận văn Thạc sỹ "Đặc điểm ấn tượng ban đầu khi giao tiếp của học sinh trung học dạy nghề có kiểu nhân cách khác nhau" (2000) của Vũ Thị Hoàng Yến khái quát một số lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu giao tiếp và vai trò của giao tiếp, từ đó tìm hiểu đặc điểm ấn tượng ban đầu khi giao tiếp của học sinh [31].

Luận văn Thạc sỹ "Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Sơn La" (2001) của Nguyễn Quang Sáng nghiên cứu lý luận cơ bản về giao tiếp và sự hình thành nhân cách, trên cơ sở đó tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của học sinh. Đồng thời thử nghiệm một số biện pháp sư phạm nhằm mở rộng phạm vi, đối tượng giao tiếp của học sinh góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em [18].

Luận văn Thạc sỹ "Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh đầu tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum" (2005) của Nguyễn Văn Thăng đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, từ đó tìm hiểu thực trạng những khó khăn tâm lý nảy sinh trong giao tiếp với giáo viên ở học sinh đầu tuổi học người dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum và nguyên nhân của thực trạng đó. Đề tài cũng thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh [19].

Nghiên cứu thực trạng giao tiếp và đề xuất những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp có đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa,…

Nghiên cứu trong hoạt động lãnh đạo, quản lý có công trình của Mai Hữu Khuê,

Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Đính,…

Ngoài ra, các luận văn nghiên cứu vấn đề giao tiếp trong một số lĩnh vực khác cũng có thể kể đến như luận văn Thạc sỹ ngôn ngữ học so sánh "Giao tiếp ngôn ngữ" (2006) của Đặng Quang Hoàng Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) [10]; luận văn Thạc sỹ "Văn hóa giao tiếp của người Việt ở miền Tây Nam Bộ (2010) của Đoàn Thị Thoa Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) [20]; luận văn Thạc sỹ "Văn hóa giao tiếp trong hoạt động tiếp dân của cán bộ, công chức" (2010) của Hoàng Thị Lệ Hà Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) [7].

Phan Thái Bích Thuỷ với luận văn thạc sỹ “ Năng lực Tiếng Việt của học sinh dân tộc Chăm huyện An Phú, tỉnh An Giang”, góp phần quan trọng vào nghiên cứu giáo dục song ngữ nói chung, ngôn ngữ quốc gia nói riêng đối với học sinh DTTS ở Việt Nam [21]. Bùi Thị Luyến với hướng nghiên cứu “Phát triển năng lực sử dụng tiếng việt cho học sinh khmer cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh - tính cấp thiết, thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng sử dụng tiếng Việt của HS Khmer cấp THCS trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tỉnh có tỉ lệ người

Khmer trên tổng số dân cao nhất nu c, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn trong

việc giảng dạy môn Ngữ văn cho HS Khmer cấp THCS, góp phần vào việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho nhóm đối tượng này [14]..

Theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc Quốc Hội công bố ngày 23/10/2018 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV thì tỷ lệ biết đọc, biết viết của người dân tộc thiểu số (DTTS) chỉ đạt 79,2% trong khi cả nước là 94,7%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học THPT chỉ đạt 41,8%. Báo cáo đã chỉ ra rõ một số dân tộc có tỷ lệ đi học THPT và tỷ lệ biết chữ phổ thông thấp. Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, ngành giáo dục cùng chính quyền các cấp cần phối hợp tham mưu cho Chính phủ đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hơn thực trạng giáo dục vùng DTTS, MN để có cách nhìn toàn diện, sát thực làm cơ sở cho những đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới. (VOV ngày 23/10/2018,

Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học THPT chỉ đạt hơn 41%) [24]

Nhìn chung, các tài liệu, luận văn, đề tài trên đã nghiên cứu các vấn đề của giao tiếp ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS giúp học sinh DTTS có các kỹ năng giao tiếp, tự tin trong cuộc sống. Trên cở sở các đề tài đã cung cấp cái nhìn đa chiều về vấn đề giao tiếp với các cách tiếp cận khác nhau chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu.

1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.1. Kỹ năng giao tiếp

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau với cách nhìn và khai thác khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận, khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, tác giả Hoàng Anh [1] quan niệm về kỹ năng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ... là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa. Trong thực tế, kỹ năng giao tiếp của con người không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà nó phụ thuộc khá nhiều vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, phụ thuộc vào những nét văn hóa đặc trưng vùng miền mà người đó sinh sống, có khi còn chịu ảnh hưởng của sự GD, quản lý của gia đình.

Dưới góc độ nhìn nhận khả năng tri giác những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến bên trong của hiện tượng, tác giả Ngô Công Hoàn [9] đã coi kỹ năng giao tiếp "là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp". Như vậy, ta thấy rằng: kỹ năng giao tiếp của mỗi người bao hàm cả khả năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp.

Quan niệm kỹ năng giao tiếp là nhóm những kỹ năng giao tiếp, Tác giả Nguyễn

Bá Minh [15] coi "kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng giao tiếp bao gồm các hành động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối tượng giao tiếp với nhau". Ở đây, kỹ năng giao tiếp được hiểu là nhóm kỹ năng hỗ trợ cho người giao tiếp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giao tiếp trong xã hội.

Trong xã hội và trong hoạt động giao tiếp của con người, kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng biểu cảm của con người, với sự phối hợp hài hòa giữa lời nói và cử chỉ của chủ thể và đối tượng giao tiếp.

Từ những quan niệm khác nhau về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, chúng tôi hiểu giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều cấp độ khác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kỹ năng giao tiếp. Đó là toàn bộ thao tác, cử chỉ... trong hoạt động giao tiếp.

Khái niệm kỹ năng giao tiếp được khái quát như sau: Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến bên trong của con người và đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích đã định. Kỹ năng giao tiếp bao gồm các kỹ năng như sau:

- Kỹ năng định hướng là kỹ năng tri giác ban đầu về các biểu hiện bên ngoài (hình thức, động tác, cử chỉ, ngôn ngữ…) trong thời gian và không gian giao tiếp để xác định được động cơ, tâm trạng, nhu cầu, mục đích, sở thích của đối tượng giao tiếp. Người có kỹ năng tri giác tốt có thể dễ dàng phát hiện sự không ăn khớp giữa lời nói và ngôn ngữ của thân thể.

- Kỹ năng định vị là khả năng xác định vị trí giao tiếp để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động (ai đóng vai gì). Chúng ta cần hiểu rõ tầm quan trọng của tình cảm của chính chúng ta, tôn trọng tình cảm của người khác, hiểu được điều cảm nhận của họ và nguyên nhân của sự cảm nhận đó.

- Kỹ năng điều khiển là khả năng lôi cuốn, thu hút đối tượng giao tiếp, biết duy trì sự hứng thú, sự tập trung chú ý của đối tượng (khả năng tự kiềm chế cảm xúc, khả

năng làm chủ các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời.).

1.2.2. Kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt

Tiếng Việt và ngôn ngữ nói chung là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là phương tiện của tư duy. Quá trình phát triển các kỹ năng, nghe, nói, đọc viết trong giáo dục cũng là quá trình hoàn thiện các kỹ năng tư duy. Sau nữa, thông qua việc hướng dẫn tìm hiểu các văn bản, phần lớn là văn bản nghệ thuật, môn Tiếng Việt chẳng những giúp hình thành và phát triển ở học sinh tư duy logic như những môn khoa học khác mà còn giúp hình thành và phát triển ở các em tư duy hình tượng - điều mà chỉ các môn nghệ thuật mới làm được. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS nhằm trang bị kiến thức, giúp hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Các em có kỹ năng giao tiếp biết thể hiện bằng những cử chỉ, điệu bộ, hành động và ngôn từ có tính chính xác, tính thẩm mỹ cao giúp cho hoạt động giao tiếp có hiệu quả. Đặc biệt có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt là khả năng của một cá nhân phải đạt được những yêu cầu sau:

- Truyền thông tin: người này giao tiếp với ngu i kia để thông báo tuyền đi bất

cứ thông tin bằng Tiếng Việt cho nhau giúp cho hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Giúp con người nhận thức về thế giới và về bản thân thông qua những tri thức bằng Tiếng Việt giúp con người ngày càng mở rộng, làm cho vốn hiểu biết, tri thức của

con ngu i ngày càng phong phú.

- Phối hợp hành động: cá nhân cần phải giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt để phối hợp công việc cho có hiệu quả. Thông qua giao tiếp con người hiểu được những

yêu cầu, mong đợi của ngu i khác, hiểu được mục đích chung của nhóm trên cơ sở đó

phối hợp với nhau cùng hoạt động nhằm đạt đu c mục đích chung.

- Điều khiển, điều chỉnh hành vi: thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp. Mặt khác, nó còn thể hiện vai trò tích cực trong việc chủ động ngôn ngữ bằng Tiếng Việt của các chủ thể trong giao tiếp.

Như vậy, kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt đặt ra những yêu cầu nhất định mà chúng ta phải tuân theo. Nếu như mỗi cá nhân thực hiện tốt các yêu cầu đó thì hiệu quả

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022