• Vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
• Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
• Huy động các nguồn vốn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
● Hoạt động tín dụng
• Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển (TDĐTPT) và tín dụng xuất khẩu( TDXK) của Nhà nước theo quy định của Chính phủ
Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thông qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ này mà góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nược trong nền kinh tế.
Chính sách TDĐTPT được thực hiện với 3 nghiệp vụ: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư;
Chính sách TDXK của Nhà nước được thực hiện với 5 nghiệp vụ:
Cho nhà xuất khẩu Việt Nam vay; Cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
• Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn khác
Nhận ủy thác vốn ODA được Chính phủ cho vay lại;
Nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển VN với các tổ chức uỷ thác.
• Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển VN
● Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp dịch vụ thanh toán và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN theo quy định của pháp luật.
● Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
2.1.6. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển VN giai đoạn 2011 – 2015
2.1.6.1. Đối với nền kinh tế xã hội
Với tư cách là công cụ tài chính của Chính phủ, VDB đã góp phần vào những thành công sau đây:
Thứ nhất, đã góp phần tạo dựng khối tài sản hỗ trợ khá lớn cho nền kinh tế.
• Đến cuối năm 2015 Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quản lý và cho vay gần 2.600 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng lên đến trên 220.000 tỷ VND, trong đó dư nợ các dự án trong nước chiếm khoảng 50% tổng dư nợ. Vốn TDĐT của nhà nước tăng trưởng khá, tỷ lệ bình quân khoảng 15- 16%/năm.
• Vốn tín dụng nhà nước được triển khai để thực hiện các chương trình kinh tế của Chính phủ như: Chương trình kiên cố hóa kênh mương; Chương trình tôn nền vượt lũ và hạ tầng cụm tuyến dân cư vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
• Cho vay lại trên 480 dự án với số vốn trên 16 tỷ USD;
• Doanh số cho vay vốn TDXK từ 2010- 2015 đạt gần 100.000 tỷ VND, dư nợ bình
quân giai đoạn này trên 11.000 tỷ VND;
• Thực hiện bảo lãnh trên 360 dự án và trên 1.700 phương án sản xuất kinh doanh với số vốn lên tới gần 18.000 tỷ VND;
• Thực hiện Hỗ trợ sau đầu tư cho hơn 3.200 dự án với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng cho cả dự án trên 4.200 tỷ VND. Tổng số vốn đầu tư được hỗ trợ trên 168.000 tỷ VND, chiếm tỷ lệ hỗ trợ sau đầu tư / tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 % góp phần nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng có hiệu quả.
• Hỗ trợ quản lý cấp phát, thanh toán các dự án thuộc Thủy điện Sơn La;
• Cho vay đầu tư quốc lộ 78 sang Capuchia, đường 2E sang Lào, các dự án đầu tư
trồng cây cao su, nhà máy điện tại Lào, Đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng v.v.
Thứ hai, là đòn bẩy tài chính để thu hút các nguồn vốn khác trong nền kinh tế. Nhờ có vốn đầu tư của nhà nước thông qua hoạt động tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước đối với các công trình dự án đầu tư, đối với các doanh nghiệp, nên đã tạo đà để tiếp cận và thu hút các nguồn vốn khác từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư các dự án phát triển.
Bằng nguồn vốn này trong hơn 5 năm qua, đã góp phần thúc đẩy huy động các nguồn lực xã hội được khoảng 450.000 tỷ đồng để đầu tư gần 2.200 dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước khuyến khích. Các hoạt động hỗ trợ gián tiếp của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã góp phần tích cực huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn từ các TCTD với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng để phát riển sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, hình thành kênh huy động vốn mới cho tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc
đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển.
Trong giai đoạn gần 10 năm vừa qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã phát hành trái phiếu NHPTVN, đây là công cụ nợ quan trọng, không những giúp Ngân hàng phát triển Việt Nam ổn định và mở rộng nguồn vốn hoạt động của mình mà còn góp phần cũng cố và ổn định thị trường tài chính của Việt Nam, bởi vì trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều được phát hành thông qua Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và được được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội. Trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chiếm tỷ trọng khá trên thị trường Trái phiếu với tỷ trọng bình quâ từ 25% - 27 % tổng giá trị niêm yết toàn thị trường. Điều này góp phần đa dạng hóa các công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.
Thứ tư, tín dụng đầu tư của nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
Tín dụng đầu tư của nhà nước cho các chương trình, dự án trọng điểm như: thủy điện Sơn La và các dự án về ngành điện. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm; Hệ thống vệ tinh Vinasat; Phân bón DAP Hải Phòng, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai…
Những chương trình dự án đầu tư do tín dụng đầu tư của nhà nước được thực hiên đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kinh tế cho nền kinh tế. Với trên 150 dự án nguồn điện, lưới điện, góp phần đưa công suất phát điện tăng thêm 8.000 MW; xây dựng mới hơn 1.200 km đường dây 500 KV, gần 3.000 km đường dây 220 KV và 110 KV; hàng trăm trạm biến áp công suất các loại được đưa vào sử dụng đồng bộ với các dự án nguồn và lưới điện. Đầu tư sản xuất 32 dự án đầu tư nhà máy xi măng, trên 120 dự án đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, mua mới tàu biển, hỗ trợ đầu tư cải
tạo, nâng cấp, mở rộng các cơ sở đóng tàu và đầu tư vào các dự án sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt, 18 dự án lớn ngành hóa chất, 86 dự án công nghiệp chế biến...Đầu tư từ vốn tín dụng nhà nước trong giai đoạn này góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện tính dẫn dắt và tác động tích cực của nguồn vốn tín dụng nhà nước.
Thứ năm, đã góp phần, phát triển nông nghiệp nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển vùng miền và bảo vệ môi trường
Các dự án vay vốn tín dụng của nhà nước vào một số ngành nghề lĩnh vực đã phát huy tác dụng tích cực:
Dự án trồng rừng nguyên liệu và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản, thuỷ hải sản; Dự án chế biến thức ăn gia súc và thức ăn nuôi tôm; Sản xuất và chế biến muối công nghiệp và muối ăn; Đầu tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp.
Kết quả cho vay đã góp phần đầu tư xây mới trên 100.000 km kênh mương, trên hàng trăm ngàn km đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, xây dựng hạ tầng của trên 900 cụm tuyến dân cư; trồng mới, chăm sóc, quản lý bảo vệ gần 300.000 ha rừng; trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khoảng gần 50.000 ha. Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội địa phương, các dự án trồng cao su của Binh đoàn 15, các dự án viễn thông công nghệ cao, các dự án trồng rừng và cây công nghiệp tuyến biên giới Việt Nam - Lào - Cam Pu Chia còn có ý nghĩa về đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Các dự án an sinh xã hội với gần 180 dự án trọng điểm đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe và môi trường sống.
Tóm lại, những đóng góp về tài sản của nguồn vốn tín dụng nhà nước được đánh giá là rất lớn và tích cực trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy vậy, nếu đặt tổng giá trị tài sản, dư nợ từ nguồn tín dụng nhà nước so với tổng tài sản và dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng thì còn khiêm tốn, chưa thể hiên tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
2.1.6.2. Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
• Quy mô hoạt động của VDB ngày càng tăng
Tổng tài sản của VDB đến cuối năm 2015 đạt 359.799 tỷ VND. Qua 5 năm hoạt động, tổng tài sản của VDB đều có sự tăng trưởng tương đối. Trong đó tổng tài sản tăng bình quân 11,09% % năm (Bảng 2.1). Trong đó tài sản trong hoạt động nghiệp vụ (gồm cho vay trung dài hạn TDĐT; TDXK; cho vay lại vốn ODA; Bảo lãnh, tái BL) chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 84 % ) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt tỷ lệ trên 13,13 %. Tuy nhiên, tổng tài sản nói chung và tài sản trong hoạt động nghiệp vụ trong năm 2012, 2013 tuy có tăng, nhưng với tỷ lệ tăng không ổn định, năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm. Đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tăng 14,23% và tài sản HĐNV tăng 12,96%. Như vậy, tuy có sự tăng trưởng không ổn định, nhưng đến năm 2015 đã có sự bứt phá tương đối, thể hiện sự cải thiện và phấn đầu của VDB trong hoạt động nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 – 2015
Đơn vị: Triệu VND
31/12/ 2011 | 31/12/2012 | 31/12/2013 | 31/12/2014 | 31/12/2015 | |
1. Tổng TS | 274.708.123 | 291.700.892 | 298.986.367 | 324.526.866 | 359.799.901 |
% tăngtrưởng | 32,39% | 6.19% | 2.50% | 8,54% | 10,87% |
2.TS HĐNV | 226.932.798 | 242.990.839 | 257.489.601 | 274.326.337 | 310.275.735 |
Tỷ trọng | 82.61% | 83.30% | 86.12% | 84,53% | 86.24% |
% tăng trưởng | 32,64 % | 7.08% | 5.97% | 6.54% | 13.10% |
2.Tài sản khác | 47.775.325 | 48.710.053 | 41.496.766 | 50.200.529 | 49.504.166 |
Tỷ trọng | 17.39% | 16.70% | 13.88% | 15,47% | 13,76% |
% tăng trưởng | 32,05 % | 1.96% | (14.81%) | 20,97% | (1,39%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 9
- Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 10
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Phát Triển, Quá Trình Hình Thành Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
- Tổng Huy Động Vốn Toàn Hệ Thống Tctd Và Vdb Từ 2011 -2015
- Tình Hình Phát Triển Hoạt Động Tdxk Của Nhà Nước Tại Vdb Theo Chỉ Tiêu Kế Hoạch Từ 2011 -2015
- Doanh Số, Tỷ Trọng, Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tdxk Của Nhà Nước Tại Vdb Phân Theo Thị Trường Từ 2011 – 2015
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
400000000
350000000
300000000
250000000
200000000
150000000
Tổng TS
TS trong HĐNV
TS khác
100000000
50000000
0
2011
2012
2013
2014
2015
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của VDB từ 2011 -2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
Quy mô tổng TS của VDB trong quan hệ với tổng TS của toàn hệ thống TCTD Việt Nam thể hiện qua bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ này chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 5,39
%, nhưng với bề dày tồn tại hơn 10 năm của VDB thì đây là một con số rất đáng
khích lệ.
Bảng 2.2. Tổng TS toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011- 2015.
Đơn vị: Tỷ VND
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
A.Tổng TS (*) Tỷ lệ tăng trưởng | 4.317.301 12,39% | 5.085.780 17,79% | 6.022.803 18,42% | 6.514.900 12,20% | 7.319.317 12,35% |
1 NHTM NN | 1.880.309 | 2.201.660 | 2.719.392 | 2.876.174 | 3.303.995 |
2. NHTMCP | 1.832.126 | 2.159.363 | 2.458.865 | 2.780.976 | 2.928.146 |
3 NHLD& NN | 484.103 | 575.414 | 704.946 | 701.986 | 755.581 |
4.TCTD phi NH | 47.079 | 55.365 | 65.440 | 68.673 | 87.841 |
5.TCTD HTX | 61.581 | 66.447 | 72.160 | 87.090 | 99.551 |
B.Tổng TS VDB Tỷ trọng so với A | 274.708 6,36% | 291.701 5,73% | 298.986 4,96% | 324.527 4,98 % | 359.799 4,92% |
Nguồn: Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
. (*) Toàn ngành ngân hàng ( không kể VDB)
So sánh tương quan tỷ lệ giữa tài sản hoạt động nghiệp vụ của VDB so với tổng tín dụng và đầu tư của toàn hệ thống TCTD Việt Nam cho thấy tỷ lệ tài sản HĐNV của VDB chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 7,43 % toàn hệ thống TCTD Việt Nam, chứng tỏ hoạt động nghiệp vụ của VDB có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tài sản HĐNV của VDB chủ yếu là tín dụng đầu tư và cho vay lại vốn ODA, tín dụng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 4,89% tổng tài sản HĐNV của VDB, điều này cho thấy tín dụng xuất khẩu tại VDB chưa có quy mô tương xứng. Đòi hỏi VDB phải phấn đấu nhiều hơn để mở rộng quy mô TDXK trong thời gian tới.
Bảng 2.3. Tổng TD & ĐT toàn hệ thống TCTD và TS HĐNV của VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Tỷ VND
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
A.TổngTD&ĐT(*) Tỷ lệ tăng trưởng | 2.839.193 14,69% | 3.090.904 8,86% | 3.477.981 12,52% | 3.970.550 14,16% | 4.655.890 17,26% |
1.NHTMNN | 1.245.121 | 1.573.579 | 1.777.248 | 2.021.804 | 2.373.554 |
2 NHTMCP | 1.203.236 | 1.205.453 | 1.320.335 | 1.552.485 | 1.846.179 |
3.NHLD&NN | 301.221 | 249.182 | 306.352 | 333.702 | 375.915 |
4.TCTD phi NH | 85.460 | 58.100 | 67.121 | 83.891 | 90.102 |
5.TCTD HTX | 7.926 | 6,590 | 7.205 | 7.988 | 9.428 |
2.TS HĐNV.VDB Tỷ trọng so với A | 226.933 7,99% | 242.991 7,86% | 257.489 7,40% | 274.326 6,91% | 310.276 6,66% |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tính toán của tác giả (*) Toàn ngành Ngân hàng
• Về cơ cấu nguồn vốn của VDB
Nợ phải trả: Nợ phải trả của VDB gồm Vốn phát hành GTCG; vốn ủy thác đầu tư; vốn vay ngân sách, vay các tổ chức tài chính; vốn khác. Đây là nguồn vốn mà VDB được sử dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của mình và phải có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho các chủ sở hữu. Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu của VDB, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của VDB (91,95% năm 2010; 94,84% năm 2011; 94,88% năm 2012 và 94,70 % năm 2013, năm 2014 là
94,46%). Trong nợ phải trả của VDB, vốn phát hành GTCG và vốn ủy thác đầu tư có
tỷ trong cao. Trong đó vốn phát hành GTCG luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
nguồn vốn (trên 43%), đồng thời chiếm tỷ trong lớn nhất trong nợ phải trả. Vốn ủy thác đầu tư của VDB cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (khoảng 40%). Nguồn vốn vay ngân sách và vay các tổ chức tài chính chiếm tỷ trong khoảng trên dưới 5 %.
Vốn Chủ sở hữu (Vốn & quỹ ) Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được ngân sách nhà nước cấp lần đầu khi thành lập VDB và được cấp bổ sung khi có nhu cầu để mở rộng quy mô hoạt động. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ổn định và là nguồn chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động của VDB trong giai đoạn mới của nền kinh tế.
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 -2015
Đơn vị: Triệu VND
31/12/ 2011 | 31/12/2012 | 31/12/2013 | 31/12/2014 | 31/12/2015 | |
Tổng nguồn vốn % tăng trưởng | 274.708.123 32,39% | 291.700.892 6,19% | 298.986.367 2,49 % | 324.526.866 8,54 % | 359.799.901 10,87% |
1. Nợ phải trả Tỷ trọng | 260.530.975 94,84 % | 276.779.437 94,88 % | 283.145.853 94,22 % | 307.949.061 94,89 % | 339.011.701 93,17% |
2.Vốn & quỹ Tỷ trọng | 14.117.505 5,16 % | 14.921.455 5,12 % | 16.112.043 5,38% | 16.577.805 5,11 % | 20.788.200 6,83% |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả
400000000
350000000
300000000
250000000
200000000
150000000
Tổng nguồn
Nợ phải trả Vốn & quỹ
100000000
50000000
0
2011
2012
2013
2014
2015
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VDB từ 2011 - 2015
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả