Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp

cấp thiết; không cấp thiết) và Tính khả thi (theo bốn mức độ: Rất khả thi; khả thi; ít khả thi và không khả thi).

+ Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. CBQL và GV: 60 người

+ Bước 3: Phát phiếu điều tra

+ Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.

- Xử lý số liệu đối với kết quả điều tra:

+ Số liệu thu được từ phiếu hỏi được chúng tôi tiến hành xử lý theo tỷ lệ

% và tính điểm trung bình để sắp xếp theo thứ bậc.

+ Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm theo 4 mức độ đánh giá như sau: Mức độ rất cấp thiết, rất khả thi: 4đ; Mức độ cấp thiết, khả thi: 3đ; Mức độ ít cấp thiết, ít khả thi: 2 đ; Mức độ không cấp thiết, không khả thi: 1đ.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp



TT


Biện pháp


Số ý kiến

Mức độ đánh giá

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Ít cấp

thiết

Không

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho

đội ngũ giáo viên


CBQL


4


66,7


2


33,3


0


0,0


0


0,0


GV


38


70,4


10


18,5


5


9,3


1


1,9


2

Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường giáo dục

bản sắc văn hóa dân tộc

CBQL

6

100

0

0

0

0

0

4,0

GV

36

66,7

11

20,4

4

7,4

3

3,5


3

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa

dân tộc cho học sinh


CBQL


3


50,0


2


33,3


1


16,7


0


0,0


GV


33


61,1


13


24,1


6


11,1


2


3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 13

TT


Biện pháp


Số ý kiến

Mức độ đánh giá

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Ít cấp

thiết

Không

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


4

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc cho học sinh

CBQL

3

50,0

1

16,7

2

33,3

0

0,0


GV


34


63,0


14


25,9


5


9,3


1


1,9


5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc

văn hóa dân tộc

CBQL

5

83,3

1

16,7

0

0,0

0,0

0,0


GV


37


68,5


15


27,8


2


3,7


0


0,0

Tổng số

CBQL

21

70,0

6

20,0

3

10,0

0

0,0

GV

178

65,9

63

23,3

22

8,1

7

2,6



Qua bảng 3.1 ta thấy có 100% CBQL và GV 66,7% cho rằng “Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc” là rất cấp thiết và có GV 20,4% đánh giá ở mức cần thiết; 7,4% GV đánh giá ở mức ít cấp thiết; 3,5% GV đánh giá ở mức không cần thiết. Có 66,7% CBQL và 70,4% GV cho rằng biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên” là rất cấp thiết có 33,3% và 18,5% các nhà giáo dục đánh giá ở mức độ cần thiết. Có 83,3% CBQL và 68,5% GV các trường THPT huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang cho rằng biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc VHDT” là rất cấp thiết, có 16,7% CBQL 27,8% GV cho rằng biện pháp này là cấp thiết, có 3,6 % CBQL 3,8% GV cho rằng ít cấp thiết. Có 50,0% CBQL và 63,0% GV cho rằng công tác “Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh” cho là rất cấp thiết, có 33,3% CBQL và 21,4% GV cho rằng biện pháp này là cấp thiết,

tương ứng có 16,7% CBQL và 11,1% GV đánh giá mức ít cần thiết và có 3,7% GV cho rằng không cần thiết.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



TT


Biện pháp


Số ý kiến

Mức độ đánh giá

Rất khả thi

Khả thi

Ít khả thi

Không khả

thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc cho đội ngũ giáo viên

CBQL

3

50

2

33,3

1

16,7

0

0

GV

35

64,8

12

22,2

3

5,6

4

7,4


2

Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

CBQL

5

83,3

1

16,7

0

0

0

0

GV

40

74,1

11

20,4

3

5,6

0

0


3

Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn

hóa dân tộc cho học sinh


CBQL


4


66,7


1


16,7


1


16,7


0


0


GV


34


63


12


22,2


5


9,3


3


5,6


4

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

cho học sinh


CBQL


5


83,3


1


16,7


0


0


0


0


GV


35


64,8


13


24,1


4


7,4


2


3,7


5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc văn

hóa dân tộc

CBQL

5

83,3

1

16,7

0

0

0

0

GV

29

53,7

10

18,5

12

22,2

3

5,6


Tổng số

CBQL

22

69,4

6

19,4

2

11,1

0

0

GV

173

64,1

58

21,5

27

10,0

12

4,4

Phân tích bảng 3.2 về tính khả thi của các biện pháp, ta thấy rằng: Có 83,3% CBQL, 74,1% GVCN cho rằng biện pháp “Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT” là rất khả thi, tương ứng có 16,7% và 20,4% các nhà giáo dục cho rằng biện pháp này là khả thi. Có 83,3% CBQL và 64,8% GV cho rằng “Chỉ đạo phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh” là rất khả thi, tương ứng có 16,7% và 24,1% các nhà giáo dục cho rằng biện pháp này khả thi. Biện pháp “Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc VHDT” có 66,7% CBQL và 63% GV cho rằng biện pháp này rất khả thi và phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục, tương ứng có 16,7% và 22,2% các nhà giáo dục cho rằng biện pháp này khả thi và 16,7% CBQL, 9,3% GV cho rằng ít khả thi. Cuối cùng biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc VHDT” có 83,3% CBQL và 53,7% GV cho rằng rất khả thi, tương ứng có 16,7% và 18,5% nhà giáo đánh giá ở mức độ khả thi, có 22,2% GV đánh giá ở mức độ ít khả thi và có 5,6% GV cho rằng biện pháp này không có tính khả thi.

Qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo, CBQL, giáo viên trong các nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường THPT nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người và con người để đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn đã đánh giá khái quát và khá đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên về các nội dung quản lý như: quản lý lập kế hoạch; quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo triển khai; quản lý kiểm tra đánh giá giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh. Qua điều tra cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT của CBQL và GV còn bộc lộ một số hạn chế, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tổ chức, hoạt động vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 5 biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh ở các trường THPT huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang như sau:

Biện pháp 1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Biện pháp 2. Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Biện pháp 3. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 4. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD & ĐT Hà Giang

+ Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường THPT về nâng cao trách nhiệm quản lý, chủ động khai thác các giá trị VHDT trong việc giáo dục học sinh.

+ Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giáo dục bản sắc VHDT đối với các trường THPT.

2.2. Đối với các trường THPT ở huyện Vị Xuyên

Lãnh đạo, CBQL xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để thực hiện triển khai, đánh giá. Tổ chức tập huấn cho các giáo viên, có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động này

+ Cần có sự đầu tư, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học tại trường THPT, trong đó cần quan tâm đến hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

+ Cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho HS; Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình HS và các lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.

+ Đối với đội ngũ cán bộ - giáo viên: tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng về các chuyên đề VHDT, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT để có hiệu quả trong công tác. Tăng cường học tiếng dân tộc, tìm hiểu về phong tục tập quán của các em học sinh dân tộc để nâng cao hiệu quả giáo dục.

+ Đối với HS các trường THPT huyện Vị Xuyên: Nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nói riêng. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT của dân tộc mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.T. Mugi (1994) “Tạp chí Cutural End future”. Tạp chí Tiền phong, 1994.

2. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD. Trường ĐHGD - ĐGQG Hà Nội, 2010.

3. Nguyễn Duy Bắc, Phát triển giáo dục- Đào tạo và khoa học - công nghệ trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH.

4. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB Lý luận chính trị.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB giáo dục Việt Nam.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo 2011-2020.

8. Báo cáo chính trị chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam”

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. Trường Đại học giáo dục- ĐHQG Hà Nội.

10. Chính Phủ (2011), Nghị quyết số 05/2011/NĐ - CP về công tác dân tộc

11. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang trong các năm 2015, 2016, NXB thống kê.

12. Lê Trí Dũng (1997), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam.

13. Lý Quang Diệu (2005), Văn hóa và hội nhập ASEAN, đăng trên trang Website google.

14. Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII (1998), Nxb. Chính trị Quốc gia, HN (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022