X = 2,88. Bởi vì chỉ có thực hiện tuyên truyền thì các đối tượng liên quan mới hiểu được vấn đề, qua đó tìm được tiếng nói chung, tức là ta có được sự đồng thuận trong QL một sự thay đổi.
Biện pháp “Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật” được đánh giá là rất cần thiết và được xếp thứ 6 với 80,0% số người được hỏi đánh giá ở mức độ rất cần thiết, biểu hiện ở X = 2,80. Như vậy, để hỗ trợ tích cực, đắc
lực cho việc dạy học tiếng Anh thì điều hiển nhiên là cần phải có sự đầu tư về
CSVC, TBB, phương tiện kỹ thuật hiện đảm bảo về số lượng và chất lượng, nhất là tính hiện đại, tiện ích ngày càng phải được đề cao.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi
Bảng 3.4. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Mức độ khả thi | Σ | X | Thứ bậc | |||
Rất Khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||
1 | Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu | 48 60,0% | 32 40,0% | 0 | 208 | 2,60 | 6 |
2 | Biện pháp 2: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD- ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh | 68 85,0% | 12 15,0% | 0 | 228 | 2,85 | 1 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. | 58 72,5% | 22 27,5% | 0 | 218 | 2,73 | 3 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường CSVC, TTB, Phương tiện kỹ thuật. | 54 67,5% | 26 32,5% | 0 | 214 | 2,68 | 5 |
5 | Biện pháp 5: Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý | 55 68,8% | 25 31,2% | 0 | 215 | 2,69 | 4 |
6 | Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, GV và HS trong việc DH tiếng Anh | 67 83,8% | 13 16,2% | 0 | 224 | 2,80 | 2 |
X * | 2,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng, Phát Triển Và Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ
- Tăng Cường Cơ Sở Vật Chât, Trang Thiết Bị, Phương Tiện Kỹ Thuật
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Các Cơ Chế Thi Đua Khen Thưởng Và Chính Sách Đặc Thù Đối Với Nhà Trường, Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Và Học Sinh Trong Việc
- Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 15
- Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Từ kết quả khảo nghiệm, cho thấy các 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi cao, không có biện pháp nào không mang tính khả, cụ thể như sau:
Biện pháp 1: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu” ở phần tính cần thiết xếp thứ 5 nhưng ở phần tính khả thi được đánh giá xếp thứ 6 với tỷ lệ 60% cho rằng rất
khả thi, X = 2,60.
Biện pháp 2: “” ở phần tính Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS, các tổ/nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh cần thiết xếp thứ 2 nhưng ở phần tính khả thi được đánh giá xếp thứ 1 với tỷ lệ 85,0% cho rằng rất khả thi , X = 2,85.
Biện pháp 3: “Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ” ở
phần tính cần thiết xếp thứ 1 nhưng ở phần tính khả thi được đánh giá xếp thứ
3 với tỷ lệ 72,5% cho rằng rất khả thi, X = 2,73.
Biện pháp 4: “Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật.” ở phần tính cần thiết xếp thứ 6 và ở phần tính khả thi cũng được đánh giá xếp thứ 5 với tỷ lệ 67,5% cho rằng rất khả thi, X = 2,68.
Biện pháp 5: “Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học
tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý” ở phần tính cần thiết xếp thứ 4 và ở phần tính khả thi cũng được đánh giá xếp thứ 4 với tỷ lệ 68,8% cho rằng rất khả thi , X = 2,69
Biện pháp 6: “Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng
và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong việc DH tiếng Anh” ở phần tính cần thiết xếp thứ 3 nhưng ở phần tính khả thi được đánh giá xếp thứ 2 với tỷ lệ 83,8% cho rằng rất khả thi , X = 2,80.
3.4.5. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
Bảng 3.5. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | D | D2 | |||
X | Thứ bậc | X | Thứ bậc | ||||
1 | Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu | 2,88 | 5 | 2,60 | 6 | -1 | 1 |
2 | Biện pháp 2: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh | 2,95 | 2 | 2,85 | 1 | 1 | 1 |
3 | Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. | 2,96 | 1 | 2,73 | 3 | -2 | 4 |
4 | Biện pháp 4: Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật. | 2,80 | 6 | 2,68 | 5 | 1 | 1 |
5 | Biện pháp 5: Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý | 2,90 | 4 | 2,69 | 4 | 0 | 0 |
6 | Biện pháp 6 : Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong việc DH tiếng Anh | 2,93 | 3 | 2,80 | 2 | 1 | 1 |
Σ | 8 |
Hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cần thiết và tính khả thi của
6D2
các biện pháp được tính theo công thức sau: r = 1 -
N (N 2 1)
(1)
Áp dụng công thức (1) ta có r = 1 -
6.8
6(62 1)
= 1 -
48 = 0,771
210
Như vậy, với kết quả hệ số r = 0,771 cho phép kết luận rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát đã đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các biện pháp trên là cần thiết và có tính khả thi cao.
Tiểu kết chương 3
Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đưa ra các biện pháp QL đối với hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020 là:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và về tính cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Hải Hậu;
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS, các tổ / nhóm chuyên môn và GV trong dạy học tiếng Anh;
- Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ;
- Tăng cường CSVC, TTB, phương tiện kỹ thuật;
- Yêu cầu các nhà trường, đội ngũ GV quan tâm tới việc học tiếng Anh của HS một cách toàn tâm, toàn ý;
- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế thi đua khen thưởng và chính sách đặc thù đối với nhà trường, CBQL, GV và HS trong việc DH tiếng Anh.
Kết quả khảo nghiệm đã chỉ rõ là 6 biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và khả thi cao. Như vậy, chúng tôi tin tưởng có thể áp dụng các biện pháp trên vào quá trình QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT Hải Hậu đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của cấp THCS nói riêng và của cả ngành GD-ĐT huyện Hải Hậu nói chung, từng bước đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 theo Đề án 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1400/QĐ-QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2008.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn bước đầu đã xây dựng được cơ sở lý luận về QL, QLGD, QLNT nói chung và QL hoạt động dạy học tiếng Anh, làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến 2020.
Luận văn đã thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường THCS, đội ngũ, CSVC, và công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT Hải Hậu đối với các trường THCS trên địa bàn huyện. Những biện pháp mà Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu đã thực hiện trong công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở cấp THCS trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng bộ môn, đảm bảo triển khai đủ chương trình tiếng Anh cấp THCS, tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong thời kỳ mới chưa đảm bảo, các biện pháp phát triển còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính qui hoạch hệ thống, đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu chất lượng bộ môn ở cấp THCS; về “chuẩn” mới cho GV, cho HS theo các tiêu chí, mục tiêu của Đề án ngoại ngữ 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; QĐ số 2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở GD phổ thông tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020; QĐ số 8339/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND huyện Hải Hậu về việc ban hành Đề án tăng cường công tác QL, nâng cao chất lượng GD, giai đoạn 2015-2020. Để khắc phục tình trạng và yêu cầu trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS trên địa bàn huyện.
Các biện pháp trên không hoàn toàn mới song đối với Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thì đây là lần đầu tiên được đề cập. Nếu thực
hiện tốt sẽ góp phần giải quyết tốt các hạn chế, tồn tại và cải thiện chất lượng bộ môn tiếng Anh ở cấp THCS của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Chỉ đạo các cơ sở GD trực thuộc thực hiện nghiệm túc việc khảo sát, đánh giá GV và HS theo chuẩn CEFR và KNLNN Việt Nam. Đặc biệt là yêu cầu mọi công chức, viên chức thực thi tốt yêu cầu về ngoại ngữ theo Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
- Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho CBQL, GV và HS có cơ hội được tiếp xúc, giao tiếp với người nói tiếng Anh bản ngữ.
- Ban hành văn bản hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở GD phải trang bị các trang thiết bị chất lượng, hiện đại để phục vụ dạy và học tiếng Anh. Yêu cầu này có thể lồng ghép trong các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời cũng phải có các qui chuẩn về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành đối với các nhà cung cấp trang thiết bị GD .
- Đồng bộ hoá chương trình học tiếng Anh cho người học tiếng Anh, đảm bảo tính liên thông theo chuẩn.
- Mở riêng 01 website chính thức của Bộ GD-ĐT về dạy và học tiếng Anh. Qua diễn đàn, người dạy, người học, một cách tiện ích, được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để có thể tự học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tiếng Anh.
2.2. Đối với Sở GD-ĐT Nam Định
- Tham mưu với U BND tỉnh có cơ chế chính sách đặc thù với CBQL, GV tham gia chỉ đạo, QL, giảng dạy tiếng Anh. Trong đó chú trọng tuyển đầu vào trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp sau tuyển dụng.
- Ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc QL nhà nước, QL tài chính đối với các cơ sở GD có YTNN,
- Tham mưu với UBND tỉnh, đồng thời chỉ đạo UBND, Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố tăng cường CSVC, mua sắm TTB, đầu tư phương tiện kỹ thuật chất lượng, hiện đại đáp ứng việc triển khai dạy học tiếng Anh giai đoạn hiện nay.
- Chỉ đạo các huyện mở rộng mô hình trường Điển hình ngoại ngữ theo chương trình mục tiêu quốc gia của Đề án ngoại ngữ 2020.
2.3. Đối với Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Hải Hậu
- Thực hiện ngay việc sắp xếp vị trí việc làm đối với GV tiếng Anh có năng lực yếu kém và kết quả giảng dạy tiếng Anh thấp.
- Cho phép xây dựng và hoàn thành chế độ thi đua, khen thưởng đặc thù đối với CBQL, GV có nhiều thành tích xuất sắc trong việc dạy học tiếng Anh.
- Tuyển dụng thêm giáo sinh có năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Anh tốt về dạy bổ sung ở các trường THCS, đồng thời có biện pháp hạn chế việc sau khi được tuyển dụng thì xin chuyển công tác ngay.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đầu tư kinh phí cho việc dạy học tiếng Anh nói chung và triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 nói chung riêng.
2.4. Đối với Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu
- Tham mưu với UBND nâng chuẩn tuyển dụng GV mới vào ngành từ trình độ B2 trở lên. Tổ chức các hình thức thi lấy chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEFL cho GV và HS định kỳ. Xây dựng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV tiếng Anh thành lực lượng tiên phong trong tiếp cận PPDH hiện đại. Kiểm tra, có kế hoạch chỉ đạo sửa chữa, bổ sung thiết bị, phương tiện dạy học tiếng Anh tại các trường THCS.
- Có kế hoạch cụ thể về QL, chỉ đạo đổi mới PPDH, nội dung, chương trình và công tác bảo đảm cho dạy học tiếng Anh các trường THCS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn theo KNLNN do Bộ GD-ĐT ban hành,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh các trường THCS trên địa bàn từ nay đến 2020.
- Tham mưu với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện ban hành Đề án về dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông trên địa bàn huyện trong đó có các trường THCS. Qua đó tạo điều kiện cho tác giả, với vai trò là chuyên viên phụ trách tiếng Anh của huyện được đưa các biện pháp QL đề xuất trong luận văn này vào thực tiễn triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh ở huyện Hải Hậu.
2.5. Đối với các trường THCS huyện Hải Hậu
- Đẩy mạnh hoạt động học tập nghiệp vụ QL hoạt động dạy học nói chung và QL hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng, đồng thời tạo điều kiện cho GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
- Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt, tích cực dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, trao đổi học tập, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, các góc học tập, sân chơi cho tiếng Anh, tạo cơ hội giao tiếp tiếng Anh nâng cao khả năng nghe nói cho cả GV và HS.
- Tiến hành nghiên cứu và từng bước triển khai các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh mà tác giả đề cập trong luận văn này sao cho phù hợp với đối tượng HS trên địa bàn trường, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của từng trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hậu và qua đó có phản hồi với tác giả, giúp tác giả có bổ sung, có điều chỉnh và ngày càng làm cho luận văn thêm hoàn thiện.
2.6. Đối với giáo viên tiếng Anh các trường THCS huyện Hải Hậu
- Hơn bao giờ hết, GV tiếng Anh phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình rằng chất lượng dạy học tiếng Anh là do người dạy quyết định và để có chất lượng dạy học thì trước hết GV phải tự hoàn thiện cho mình về cả chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó có thái độ, ý thức không ngừng trau dồi, tự đào tạo, tự