DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 28
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua 29
Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 30
Bảng 2.4: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 31
Bảng 2.5: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về HĐDH tích hợp các môn KHTN 35
Bảng 2.6: Thực trạng xác định mục tiêu DH tích hợp các môn KHTN của CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên 39
Bảng 2.7: Mức độ đạt được mục tiêu DH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 40
Bảng 2.8: Đánh giá của GV về mức độ phù hợp của nội dung DH tích hợp các môn KHTN với nhận thức của HS 42
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức, phương pháp trong việc thực hiện DH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 43
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản Lý Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Tích Hợp Các Môn Khtn Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Bảng 2.10: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐDH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 45
Bảng 2.11: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý HĐDH tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 46
Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch DHTH các môn KHTN 48
Bảng 2.13: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực cho GV
về DHTH các môn KHTN 50
Bảng 2.14: Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện DHTH các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 52
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý hoạt động DHTH các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh 77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ phù hợp của nội dung DHTH các môn KHTN với nhận thức của HS 42
Biểu đồ 2.2: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực cho
GV về DHTH các môn KHTN 51
Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất 78
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.3: QL các thành tố của quá trình DH 11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn được xác định là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Bài học của nhiều quốc gia có bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội là biết đầu tư và sử dụng thành quả của giáo dục một cách đúng đắn.
Đất nước ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với tốc độ phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định "Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước" [9].
Muốn đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay cần tiếp tục những định hướng đúng đắn của mục tiêu giáo dục hiện hành, nhưng cần điều chỉnh, khắc phục hạn chế “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, đảm bảo phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng riêng của mỗi học sinh; phát triển hài hòa con người cá nhân và con người xã hội; coi trọng giáo dục cả phẩm chất và năng lực của người học.
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [9].
Trong định hướng của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nước ta sau năm 2015 thì giáo dục tích hợp là một trong những nội dung quan trọng được thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu chuyển nền giáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Do vậy quản lý hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường...
Hiện nay, hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp nói chung và tích hợp các môn KHTN nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm. Thậm chí nhiều giáo viên chưa hiểu DH tích hợp là như thế nào. Chính vì chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động DH theo hướng tích hợp nên việc quản lý vấn đề này ở các trường hiện nay chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng về nhân lực, tài chính dẫn đến chất lượng giáo dục còn thấp.
Trường THCS là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, trực tiếp đảm nhiệm giáo dục HS từ lớp 6 đến lớp 9, đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác của HS phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Đổi mới PPDH rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Những thay đổi quan trọng về nội dung và PPDH nhằm đạt tới mục tiêu của chương trình. Đây là vấn đề then chốt của giáo dục THCS. Để đạt được mục tiêu giáo dục của cấp THCS thì đổi mới trong công tác quản lý hoạt động DH tích hợp nói chung và DH tích hợp các môn KHTM nói riêng là khâu đột phá để nâng cao chất lượng học tập của HS.
Quảng Yên là một thị xã non trẻ nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua, Ngành GD&ĐT nói chung, bậc học THCS nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp quản lí phong phú để chỉ đạo, điều hành
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, duy trì nền nếp, kỷ cương, thực hiện có chất lượng nội dung, chương trình dạy học, đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên hoạt động quản lý đổi mới phương pháp dạy học của cấp học vẫn còn một số hạn chế như: Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp, đặc biệt là việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN của các nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh chưa thường xuyên, liên tục, chưa thành nhu cầu của giáo viên và học sinh; việc đầu tư khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng còn hạn chế, kiểm tra đánh giá học sinh vẫn chưa sát với chất lượng thực tế, chất lượng kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của các trường còn hạn chế,… Những hạn chế tồn tại đó đòi hỏi các trường THCS thị xã Quảng Yên phải đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của GV để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ những lý do trình bày trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên bước đầu đã có những thành công song còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là do việc quản lý chưa thật phù hợp. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý có tính khoa học và khả thi thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt dạy học tích hợp các môn KHTN ở trường THCS
5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số hoạt động dạy học tích hợp và quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN của cán bộ, giáo viên và học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Tiến hành khảo sát thực trạng, khảo nghiệm công tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở một số trường THCS thị xã Quảng Yên.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
- CBQL và GV và học sinh các trường THCS.
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý trường THCS.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý luận, hệ thống hóa những chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo
dục có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; tham khảo các luận văn cùng chuyên ngành và các tài liệu khác về quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý và giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên hiện nay để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, hành vi của học sinh và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng 1 số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quan điểm tích hợp, trong đó có Xavier Roegiers (1996) với công trình nghiên cứu “Khoa sư phạm tích hợp hay cần làm thế nào để phát triển năng lực ở các trường học”. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông nhấn mạnh rằng cần đưa toàn bộ quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với HS. Đồng thời với việc phát triển mục tiêu đơn lẻ, cần tích hợp các quá trình học tập này trong một tình huống có ý nghĩa với HS. Mục tiêu tích hợp là nhằm hình thành cho HS những năng lực thực tiễn - khả năng để HS có thể đối phó với những tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống. Nhưng cũng cần lưu ý đến việc chọn lọc thông tin phù hợp với tình huống, mục đích của bài học đặt ra.
X.Roegiers cũng cho rằng cần thiết phải có sự vượt lên trên các nội dung học tập. Các kiến thức học được chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng được huy động vào các tình huống cụ thể và những kiến thức đó sẽ được HS ghi nhớ lâu hơn. Học chỉ để biết, để nhớ và giải quyết các vấn đề trong bài học thì chưa đủ, HS phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào những tình huống xảy ra trong thực tiễn [26].
Ở nước ta, quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) nói chung, quản lý hoạt động dạy học tích hợp (DHTH) nói riêng là hoạt động trung tâm của người HT cũng như là mục tiêu trung tâm và quan trọng nhất của QL nhà trường. Vì vậy nó là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Do vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu cơ sở lý luận về tích hợp và các biện pháp nhằm vận dụng tích hợp vào quá trình giảng dạy như:
Tác giả Đào Trọng Quang với bài: “Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp, cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm” đã đề cập bản chất của sư phạm tích