Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môntiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

THEOCHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu mới, vai trò của tiếng Anh ngày càng được khẳng định. Nội dung chương trình, phương pháp dạy học tiếng Anh được thay đổi, các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc dạy học tiếng Anh được đầu tư phát triển. Nhận thức của phụ huynh HS và xã hội và vai trò của tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Trong bậc học THPT, việc dạy và học môn tiếng Anh như thế nào nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập quốc tế đã được đề cập đến trong nghị quyết 29về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Các vấn đề về phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu và tổng hợp thành các lí luận liên quan tới giảng dạy tiếng Anh. Kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Hà Nội, 2008. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Teaching English” của Adrian Doff; "English Brainstormers" của Jack Umstatter, "The Learner Centered Curriculum" của Nunan D, "Appoaches and Methods in Language Teaching" của Richards, J. C an Roger, “Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

Ở Việt nam, có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THPT. Tiếng Anh không đứng tách rời các môn học khác nên phần lớn các biện pháp quản lý dạy học nói chung đều có thể áp dụng được khi nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Trọng Hậu “Đại cương khoa học quản lý giáo dục”, Bài giảng cho cao học quản lý giáo dục; Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Đại cương khoa học quản lý”; Trần Khánh Đức “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM”; Đặng Quốc bảo “Những vấn đề về lãnh đạo-quản lý và sự vận dụng vào

điều hành nhà trường”,; Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”.

Nhiều đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục đã nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT. Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả đang nghiên cứu có một số công trình sau đây: Nguyễn Thị Thu Phương. “Các biện pháp quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2007; Nguyễn Thị Bình. “Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Lê Chân thành phố Hải Phòng”. Luân văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2009; Lê Vũ Huy “Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn”, Luận Văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2010.Nguyễn Thị Khanh “Quản lý dạy học tiếng anh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng trường THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, Luận Văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2014. Hoàng Mạnh Điệp “Quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS quận Kiến An thành phố Hải Phòng theo tiếp cận năng lặc giao tiếp”, Luận Văn thạc sỹ quản lý giáo dục, 2017

Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những thành tựu nhất định về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên việc áp kết quả nghiên cứu sẽ còn phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thực tế của các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có ai thực hiện. Khi tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này sẽ kế thừa những kết quả các công trình nghiên cứu đã đề cập tới và tiếp tục đề xuất một số biện pháp khả thi để quản lý

hoạt động dạy học mônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.2. Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.2.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới và môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông mới

1.2.1.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới

- Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục phổ thông trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội

dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra.

Chương trình giáo dục phổ thông là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục phổ thông trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập bậc học phổ thông đã đề ra (đáp ứng chuẩn đầu ra)

Chương trình giáo dục THCS là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục THCS trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập bậc học THCS đã đề ra (đáp ứng chuẩn đầu ra THCS)

Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục THCS nói riêng bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục THCS.

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học, bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ

đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, để tiếp tục học lên ở những cấp học cao hơn và tham gia vào cuộc sống lao động.

Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi:

+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục cấp THCS bao gồm: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Với thời lượng giáo dục mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.2.1.2. Môn Ngoại ngữ(Tiếng Anh) ở trường THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.

Học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng.

Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kì lớp nào tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam.

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.

Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.

Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung (Mục tiêu môn tiếng Anh THCS)

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Cấp trung học cơ sở

- Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm,…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”.

- Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với môn học và việc học Tiếng Anh; đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như nhân ái, yêu thương gia đình, tự hào về quê hương, bảo vệ môi trường, có ý thức tự rèn luyện học tập, có trách nhiệm với bản thân và gia đình.

Nội dung môn Tiếng Anh THCS

Cấp trung học cơ sở


Chủ điểm

Chủ đề

Cộng đồng của chúng ta

- Ngôi trường của tôi

- Sở thích

- Những người bạn của tôi

- Tuổi thiếu niên

- Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi

- Môi trường địa phương

- Dịch vụ cộng đồng

Di sản của chúng ta

- Kỳ quan và địa danh nổi tiếng

- Lễ hội

- Phong tục và tập quán

- Thức ăn và đồ uống

- Âm nhạc và mỹ thuật

Thế giới của chúng ta

- Các thành phố trên thế giới

- Văn hoá của các quốc gia trên thế giới

- Lễ hội

- Giao thông

- Các môn thể thao và trò chơi

- Du lịch

- Giải trí

Tầm nhìn tương lai

- Cuộc sống tương lai

- Ngôi nhà mơ ước

- Nghề nghiệp tương lai

- Thế giới xanh

- Bảo vệ môi trường

- Truyền thông trong tương lai

- Giải trí trong tương lai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023