Đặc Điểm Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Utpbmv

thư phổi loại tuyến vảy. Tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ 30-50% có đột biến EGFR ở UTPBMT ở người châu Á [27,37,44].

Theo nghiên cứu của Shuo Li và cộng sự được tiến hành trên 221 bệnh nhân ung thư phổi, tại bệnh viện Đại học giao thông Tây An, Trung Quốc từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 6 năm 2019, cho thấy tỉ lệ đột biến gen EGFR ở các exon từ E18-E21 lần lượt là 2,3%, 17.6%, 3.6%, và 20.4%. Tỉ lệ đột biến gen EGFR ở bệnh nhân có mô bệnh học loại tuyến vảy là 2,26%. Theo công bố này, tình trạng đột biến gen EGFR ở E18 có liên quan chặt chẽ đến loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị, đột biến E18 có mối tương quan với ung thư biểu mô loại tuyến vảy (14,29%), giai đoạn IA (13,64%) và những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật (5,97%). Tỷ lệ đột biến ở E19 cao hơn ở những bệnh nhân có đặc điểm: biểu mô tuyến vảy (25,49% so với 14,29% của E20) và giai đoạn IB (28,57%). Đột biến E21 gặp nhiều hơn nữ giới (29,91% so với 11,4% ở nam) [31].

Nghiên cứu tại Ấn Độ của Joshi và cộng sự trên 639 bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy giai đoạn có di căn từ năm 2010 đến 2015 cho thấy tỉ lệ có đột biến gen là 4,54%. Trong số đó có 19 trên tổng số 29 bệnh nhân được điều trị TKI, 5 trong 19 bệnh nhân đó đáp ứng một phần, 4 trong 19 bệnh nhân bệnh ổn định [28]. Một nghiên cứu khác của Genova và cộng sự trên 225 bệnh nhân UTPKTBN ở Bungari từ năm 2012 đến năm 2014 trong đó có 89 bệnh nhân (39,2%) là UTPBMV và 4 bệnh nhân (1,8%) là ung thư phổi biểu mô tuyến vảy. Trong số 89 bệnh nhân UTPBMV có 3 bệnh nhân có đột biến EGFR (3,37%) chủ yếu là nam giới, đã từng hoặc đang hút thuốc lá 30-40 bao mỗi năm [24].

Tại Việt Nam

Các nghiên cứu về đột biến gen EGFR trên bệnh nhân UTPKTBN ở nước ta còn hạn chế và chỉ tập trung vào nhóm bệnh nhân UTPBMT. Với bệnh nhân UTPBMV chưa có nhiều báo cáo riêng về tình trạng đột biến gen EGFR, chỉ có một số báo cáo trên số lượng bệnh nhân rất hạn chế. Nghiên cứu của Dương Thanh Hiền trên 351 bệnh nhân UTPKTBN trên 60 tuổi từ 1/2017- 8/2018 cho thấy tỉ lệ đột biến của nhóm UTBMV là 18,2% (N=11).

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy có chỉ định xét nghiệm đột biến gen EGFR tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019-2021 đáp ứng các tiểu chuẩn chọn lựa và tiêu chuẩn loại trừ.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa

Bệnh nhân có đầy đủ thông tin hành chính, kết quả mô bệnh học, kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR.

Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định UTPBMV dựa trên kết quả mô bệnh học.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Không có đủ các tiêu chuẩn trên.

- Những trường hợp không xác định được đột biến gen do chất lượng mẫu bệnh phẩm không đủ tế bào.

- Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác ngoài phổi.

.2.2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.2.2. Cỡ mẫu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trong tổng số bệnh nhân UTPBMV được làm xét nghiệm đột biến gen EGFR tại Đơn vị Gen – Tế bào gốc, Trung tâm Y học Hạt Nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021, nghiên cứu lựa chọn được 104 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ nêu trên.

2.2.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:

Tuổi, giới, lý do vào viện; tiền sử hút thuốc lá, tiền sử bệnh lý ung thư, tiền sử bệnh lý nội khoa của bệnh nhân, tiền sử gia đình

Kết quả mô bệnh học

Kết quả xét nghiệm đột biến gen EGFR

Vị trí lấy mẫu xét nghiệm, kỹ thuật lấy mẫu

Kết quả có hay không có đột biến, loại đột biến, vị trí đột biến.

2.2.4. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021.

2.2.5. Địa điểm nghiên cứu

Đơn vị Gen – Tế bào gốc, Trung tâm Y học Hạt Nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.

Thu thập thông tin nghiên cứu

Tuổi, giới, tiền sử hút thuốc, tiền sử bệnh lý bản thân, tiền sử gia đình

Lý do vào viện, chẩn đoán giai đoạn, chẩn đoán mô bệnh học, di căn,…

Xét nghiệm đột biến gen EGFR

Vị trí lấy mẫu (u nguyên phát, hạch, tổ chức di căn cơ quan, dịch màng phổi/màng tim…)

Phương pháp lấy mẫu (sinh thiết, phẫu thuật, chọc dịch màng phổi/màng tim)

Tình trạng đột biến gen (phát hiện đột biến hay không phát hiện đột biến)

Vị trí đột biến

Mục tiêu 1

Lựa chọn bệnh nhân đáp ứng

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Tiêu chuẩn loại trừ

Phân tích và xử lý số liệu

Mục tiêu 2

2.2.6. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu:

2.2.6.1. Thu thập thông tin bệnh nhân

Các thông tin chung của bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, giai đoạn bệnh được thu thập theo mẫu thống nhất bằng cách khai thác hồ sơ bệnh án.

2.2.6.2. Quy trình xét nghiệm đột biến gen EGFR

Tách DNA (theo kit PureLink Genomic DNA Mini Kit – Invitrogen)

Thu mẫu: Dùng dao mổ cắt mẫu bệnh phẩm (mẫu sinh thiết/ phẫu thuật/ khối tế bào vùi paraffin), chuyển vào ống ly tâm 1,7 ml.

Loại paraffin: Thêm 160–320 μl Deparaffinization Solution, trộn đều và ủ 56oC trong 3 phút.

Ly giải tế bào: Thêm 180 μl Digestion Buffer, bổ sung 20 μl Proteinase K, trộn đều. Ủ 56oC trong 1 giờ hoặc đến khi tế bào bị ly giải hoàn toàn, ủ tiếp 90oC trong 1 giờ.

Cố định DNA lên cột và loại tạp chất: Thêm 200 μl Lysis/Binding Buffer, bổ sung 200 μl ethanol 96–100% và trộn đều. Chuyển toàn bộ dịch ly giải tế bào lên cột thu DNA, ly tâm 6.000 ×g trong 1 phút, loại dịch.

Rửa cột: Thêm 500 μl đệm rửa, đậy nắp và ly tâm 6.000 ×g trong 1 phút, loại dịch. Lặp lại bước rửa trên. Ly tâm 20.000 ×g trong 3 phút để làm khô màng của cột.

Thu DNA: Chuyển cột lên ống ly tâm 1,7 ml sạch, thêm 50–100 μl Elution Buffer vào chính giữa màng, ủ 1-5 phút ở nhiệt độ phòng, ly tâm 20.000 ×g trong 1 phút.

Định lượng DNA: Định lượng DNA theo phương pháp huỳnh quang sử dụng Qubit dsDNA HS Assay Kit Invitrogen trên máy Qubit® 3.0 Fluorometer.

Khuếch đại gen bằng PCR (theo kit EGFR StripAssay® – ViennaLab)

Chuẩn bị enzyme Taq DNA Polymerase: Pha Taq DNA Polymerase trong Taq Dilution Buffer theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1:25.

Chuẩn bị phản ứng: Chuẩn bị ống PCR cho mỗi phản ứng, đặt lên đá, lấy hoá chất cho mỗi phản ứng khuếch đại:

15 μl Amplification Mix

5 μl Taq DNA polymerase vừa chuẩn bị 5 μl DNA khuôn tổng hợp (1–10 ng/µl).

Chuyển ống vào máy PCR và chạy theo chế độ sau:



Trước chu kỳ đầu tiên:

37oC – 10phút

94oC – 2 phút

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy tại Bệnh viện Bạch Mai - 4

Chu kỳ nhiệt (33 chu kỳ): 94oC – 15 giây

70oC – 60 giây 58oC – 90 giây

Sau chu kỳ cuối cùng: 60oC – 3 phút

Giữ trên đá hoặc ở 2–8oC để sử dụng lâu dài.

Lai với đầu dò đặc hiệu (theo kit EGFR StripAssay® – ViennaLab)

Biến tính sản phẩm PCR: Trộn 10 μl DNAT với 10 μl sản phẩm PCR trong giếng trên Typing Tray, ủ 5 phút ở nhiệt độ phòng.

Lai với đầu dò trên Teststrip: Thêm 1ml Hybridization Bufer, đưa Teststrip vào giếng, ủ 30 phút ở 450C, loại dịch. Rửa qua Wash Solution A, ủ lắc cùng 1ml Wash Solution A ở 450C trong 15 phút, loại dịch (x2 lần).

Phản ứng enzyme: Thêm 1ml Conjugate Solution, ủ lắc ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, loại dịch. Rửa qua Wash Solution B, ủ lắc cùng 1ml Wash Solution B ở nhiệt độ phòng trong 5 phút, loại dịch (x2 lần).

Phát triển màu: Thêm 1ml Color Deverloper, ủ lắc 15 phút ở nhiệt độ phòng trong bóng tối. Rửa Test strip vài lần bằng nước sạch, để khô trong bóng tối.

Phân tích kết quả

Sau quá trình lai, các test strip được so sánh với thang chuẩn để đánh giá kết quả thông qua phần mềm StripAssay Evaluator® được cung cấp bởi ViennaLab.

2.2.6.3. Nhập và phân tích số liệu

Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.

Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Stata 12.0 với các test thống kê học: Chi bình phương, T – test…các yếu tố liên quan đến đột biến gen EGFR có ý nghĩa khi giá trị p<0,05.

2.2. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

+ Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý của Ban Giám Đốc Trung tâm và Bệnh viện.

Nghiên cứu không gây khó khăn cho bệnh nhân, tất cả các thông tin chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

+ Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp do đó không ảnh hưởng đến triến trình điều trị của bệnh nhân

Số liệu thu thập đầy đủ, khách quan, trung thực, kết quả đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác.

+ Các thông tin thu thập chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không tiết lộ thông tin cá nhân, bệnh tình của đối tượng tham gia nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ


3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UTPBMV

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng

Một số đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2.

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu



Đặc điểm

Số lượng

(n)


Tỷ lệ (%)


Nhóm tuổi


< 60


35


33,7

≥ 60

69

66,3

Tuổi trung bình ± SD

63 ± 9,5


Giới tính

Nam

91

87,5

Nữ

13

12,5

Nhận xét: Trong tổng số 104 ca bệnh được nghiên cứu, 66,3% thuộc nhóm tuổi từ 60, 33,7% thuộc nhóm dưới 60 tuổi, tuổi trung bình mắc là 63 ± 9,5. Tỷ lệ nam chiếm 87,5% nhiều gấp 7 lần nữ.

Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử hút thuốc lá, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân và lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu



Đặc điểm

Số lượng

(n)


Tỷ lệ (%)


Tiền sử hút thuốc lá/ lào

Không

45

43,3

Đã hoặc đang hút (bao gồm cả hút thuốc thụ động)


59


56,7


Tiền sử gia đình

Không ghi nhận

68

65,4

Có người mắc ung thư phổi

6

5,8

Có người mắc ung thư khác

12

11,5


Tiền sử bản thân

Chưa ghi nhận

66

63,5

Đái tháo đường

9

8,7

Tăng huyết áp

12

11,5

Bệnh khác

17

16,3


Lý do vào viện

Triệu chứng hô hấp

64

61,5

Triệu chứng di căn

16

15,5

Triệu chứng toàn thân

4

3,8

Khám sức khỏe

20

19,2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2024