Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

CT

Chương trình

GD

Giáo dục

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

HTTC

Hình thức tổ chức

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

KTDH

Kỹ thuật dạy học

PP

Phương pháp

PPCT

Phân phối chương trình

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lí giáo dục

QTDH

Quá trình dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TBDH

Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lí các trường THCS 2 năm qua 42

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên các trường THCS 2 năm qua 43

Bảng 2.3: Đội ngũ giáo viên Anh các trường THCS 2 năm qua 43

Bảng 2.4: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 43

Bảng 2.5: Kết quả 2 mặt giáo dục các năm qua 43

Bảng 2.6: Tổng hợp đối tượng tham gia khảo sát 45

Bảng 2.7: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường

ở các trường Trung học cơ sở 46

Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 48

Bảng 2.9: Thực trạng sử dụng hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 49

Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng các phương tiện, TBDH trong dạy học môn Tiếng Anh

ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 51

Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng hình thức KTĐG dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 52

Bảng 2.12: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 55

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 57

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 58

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và kĩ thuật dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 60

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 62

Bảng 2.17: Thực trạng quản lý sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho HĐDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới 64

Bảng 2.18: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 65

Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 98

Bảng 3.2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp 101

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 102

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của thế giới đòi hỏi mỗi công dân phải có trình độ học vấn, có khả năng xử lý, tiếp cận, nắm bắt thông tin và phải biết ít nhất một ngoại ngữ - một trong những phương tiện giao tiếp có hiệu quả trong nền văn minh kỹ thuật số.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội trong chiến lược phát triển quốc gia, ngày 26-12-2018 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó chương trình môn Tiếng Anh ở các bậc học là một trong những môn học có nhiều thay đổi.

Môn Tiếng Anh là môn học chính trong nhà trường và có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và hướng tới hội nhập toàn cầu. Mục tiêu cơ bản của môn học Tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, qua đó giúp học sinh đạt bậc 3 khi kết thúc bậc THPT theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đồng thời, môn Tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh.

Quản lý dạy học môn tiếng Anh trong trường THCS là hệ thống những hoạt động sư phạm có đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý gồm giáo viên, học sinh… nhằm huy động sức lực, trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dạy học đã được đặt ra. Trong quản lý dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS, quản lý dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới thực chất là bài toán đổi mới giáo dục được giải quyết bởi chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Do vậy, để hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong các trường THCS đáp ứng yêu cầu của phát triển xã hội, yêu cầu của đổi mới giáo dục thì cần có các biện pháp quản lý dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bởi sẽ tạo cơ hội cho học sinh học tiếng Anh một cách tổng hợp, lý luận gắn với thực tiễn. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng và nâng cao kiến thức cơ bản của chủ đề

học tập cũng như các kiến thức về các lĩnh vực khoa học khác liên quan, giúp học sinh vận dụng sáng tạo những kiến thức trong chủ đề học tập cũng như có kỹ năng huy động kiến thức kinh nghiệm của bản thân trong học tập. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS hiện nay. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hiện nay quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với nhà quản lý theo chương trình giáo dục mới để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh từ nhiều năm nay được các trường THCS quan tâm thực hiện. Nhất là sau khi Bộ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường THCS nói chung và trường THCS ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã rất quan tâm triển khai thực hiện để những mong nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học môn Tiếng Anh cấp THCS nói riêng ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, vì mới và chưa được bồi dưỡng đầy đủ nên năng lực tổ chức, quản lý cũng như các điều kiện để tổ chức, quản lý dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong các trường THCS còn bộc lộ nhiều bất cập, còn gặp nhiều khó khăn, vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Hơn nữa, dạy học môn Tiếng Anh ở các nhà trường THCS huyện Hải Hà - huyện miền núi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp quản lý tốt dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS trên địa bàn huyện là vấn đề cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường hiện nay.

Những năm qua, những nghiên cứu về lý luận quản lý dạy học và dạy học môn tiếng anh theo nhiều cách tiếp cận khác nhau (tiếp cận năng lực, tiếp cận năng lực giao tiếp, tiếp cận nội dung, tiếp cận chức năng quản lý…) đã được nghiên cứu khá nhiều. Song, quản lý dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay thì vẫn còn nhiều khoảng trống... Đây sẽ là nhiệm vụ cần triển khai nghiên cứu, bởi nghiên cứu về quản lý dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS là để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, vấn đề có ý nghĩa lý luận cấp thiết đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu trong xu hướng đổi mới giáo dục.Chính vì vậy, nghiên cứu quản lý dạy học môn tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS là vấn đề có ý nghĩa khoa học trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy

học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theochương trình giáo dục phổ thông mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng anh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Giả thuyết khoa học

Dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự hiệu quả và chưa đáp ứng được với yêu cầu của đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Một trong những nguyên cớ của thực trạng trên là do biện pháp quản lý còn bất cập. Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mớikhoa học và phù hợp với thực tiễn của nhà trường, sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh hiện nay, góp phần cải thiện chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dạy học mônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy họcmônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới;

5.3. Đề xuấtbiện pháp quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành ngày 26/12/2018 màBộGiáo dục và Đào tạo đang triển khai.

6.2. Về chủ thể quản lý

Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh của Hiệu trưởng ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

6.3. Về khách thể khảo sát

Đề tài nghiên cứu khảo sát CBQL, GV dạy môn Tiếng Anh và HS ở các trườngTrung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

6.4. Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành lấy số liệu từ năm 2017 đến 2019 thực hiện chương trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Từ việc nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan để hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập những thông tin nhằm xác định thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, để làm cơ sở thực tiễn đè xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm

Thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động giảng dạy của GV tổ bộ môn, dự giờ GV thăm lớp, phân tích giờ dạy; hoạt động của tổ trưởng chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn; hồ sơ sổ sách quản lý chuyên môn của nhà trường, để làm minh chứng khẳng định hơn thêm tính chính xác và độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích các văn bản hướng dẫn hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mớiHĐDH và quản lý hoạt động này; tổng hợp cáctài liệu, minh chứng, những thuận lợi, khó khăn về quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mớicủa Hiệu trưởng. Từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý này

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phụ trách môn Tiếng Anhcủa Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng GD&ĐT, các CBQL, GV Tiếng Anh giảng dạy lâu nămđể có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quantrong việc xây dựng phiếu điều tra, đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp đề xuấtcũng như các kết quả nghiên cứu khác của đề tài

7.2.5. Phương phápkhảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

7.2.6. Phương phápnghiên cứu sản phẩm hoạt động

Tiến hành nghiên cứu kế hoạch bài dạy của giáo viên tiếng Anh và kết quả học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục. Phương pháp này được sử dụng với mục đích định lượng các kết quả điều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của PP điều tra, trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quát.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn chia làm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Anh ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023