Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô hệ thống giáo dục THCS huyện Đoan Hùng 47

Bảng 2.2. Bảng thống kê số người khảo sát 49

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò dạy

học liên môn trong trường THCS 50

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động dạy học liên môn 51

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung, chương trình dạy học

ở các trường THCS huyện Đoan Hùng 53

Bảng 2.6. Khảo sát cán bộ và giáo viên về thực trạng quản lý việc soạn

bài của giáo viên trước khi lên lớp 55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Thực trạng việc thực hiện giờ dạy trên lớp của giáo viên 58

Bảng 2.8. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên 60

Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 2

Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động học tập trên lớp, nề nếp của học sinh 62

Bảng 2.10. Thực trạng công tác chuẩn bị làm bài tập ở nhà của học sinh 63

Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

được đề xuất 86

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 87


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên [31].

Dạy học liên môn là một trong những nội dung và là nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.

Dạy học liên môn là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với

trung tâm tập trung vào học sinh nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.

Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học liên môn ở bậc trung học cơ sở là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Một cách hoa mỹ; đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học.

Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.

1.2. Những năm qua, chất lượng giáo dục nói chung còn chưa cao. Nhìn chung công tác quản lý giáo dục còn có nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới hiện nay, hiệu trưởng các trường học phải lấy việc quản lý dạy học làm một trong những hoạt động trung tâm của công tác quản lý trường học.

Quản lý dạy học là hoạt động luôn luôn có ý nghĩa hơn với mỗi hiệu trưởng các trường học, trong đó có hiệu trưởng trường trung học cơ sở (THCS) khi họ phải đảm nhận trách nhiệm quản lý nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục THCS trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn ngành đang nỗ lực đổi mới giáo dục như hiện nay.

Đoan Hùng là một huyện của tỉnh Phú Thọ với các đặc trưng: phấn lớn là các xã nông thôn kinh tế rất khó khăn dẫn đến những bất cập và hạn chế trong sự nghiệp phát triển giáo dục của huyện nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng.

Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học liên môn tại các trường THCS của huyện Đoan Hùng trong một số năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế như sau: Đối với giáo viên còn ngại tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác và chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành; Đối với học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp, do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh coi nhẹ với các môn không thi, ít thi. Mặt khác điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học liên môn của các trường THCS ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trong những năm qua, hiệu trưởng các trường THCS chưa có các biện pháp quản lý khả thi về quản lý dạy học liên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, chưa có công trình nghiên cứu khoa học về quản lý hoạt động dạy học liên môn đối với hiệu trưởng các trường THCS của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học liên môn để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở các trường THCS ở huyện Đoan Hùng

- Tỉnh Phú Thọ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoat đông dạy học liên môn của Hiệu trưởng các trường

THCS ở huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ.

3.3. Khách thể điều tra

- Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, chi hội trưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng - Tỉnh Phú Thọ (4 trường).

- Học sinh 4 trường THCS huyện Đoan Hùng.

4. Giả thuyết khoa học

Hoat đông dạy học liên môn cho học sinh THCS ở huyện Đoan Hùng-

Phú Thọ đã đạt được những kết quả nhất điṇ h. Song kết quả chưa cao và còn

môt

số han

chế, bất câp. Nguyên nhân chính là do hiệu quả các biện pháp quản

lý về hoạt đôn

g dạy học liên môn cho học sinh chưa cao. Nếu đề xuất được các

biện pháp quản lý hơp

lí và đồng bô ̣thì sẽ góp phần nâng cao kết quả quản lí về

hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS, góp phần nâng cao kết quả

day

và hoc

trong các nhà trườ ng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứ u các vấn đề lí luân


về dạy học liên môn cho học sinh

THCS, lí luân

về quản lí hoat

đông dạy học liên môn cho học sinh THCS.

5.2. Nghiên cứ u thưc

trang hoat

đông dạy học liên môn cho học sinh

THCS và thực trạng quản lí của các nhà trường THCS huyện Đoan Hùng về

lin

h vưc

này. Đồng thờ i, lí giải nguyên nhân của thực trạng.

5.3. Đề xuất các biên pháp của các nhà trường THCS trong việc quản lí

hoạt động dạy học liên môn cho học sinh.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về đố i tượng

Nghiên cứ u cơ sở lí luân

về hoaṭ đôṇ g dạy học liên môn cho học sinh THCS.

Khảo sát thưc

trang dạy học liên môn cho học sinh THCS ở huyện Đoan

Hùng và từ đó đề xuất biêṇ THCS ở huyện Đoan Hùng.

pháp quản học động dạy học liên môn cho học sinh

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài triển khai nghiên cứ u ở 4 trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Tho.̣

Thời gian nghiên cứ u giớ i han

6.3. Giới hạn về khách thể

từ năm hoc

2013-2014 đến năm hoc

2015- 2016.

Khảo sát CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng); tổ trưở ng chuyên môn, nhóm trưởng nhóm chuyên môn; GV dạy giỏi, có uy tín; GV trực tiếp giảng dạy ở 4 trường THCS, trong đó có 02 trườ ng THCS ở vùng thuận lợi: THCS Tây Cốc, THCS Đoan Hùng và 02 trường THCS ở vùng khó khăn: THCS Ca Đình, THCS Hùng Long.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, quản lý giáo dục, về dạy học liên môn...

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập số liệu thống kê để khảo sát thực trạng quản lí của CBQL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ về hoạt động dạy học liên môn cho học sinh và đề xuất các biện pháp trong thời gian tới.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Lấy ý kiến của các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên, học sinh nhằm làm rõ thực trạng dạy học liên môn cho học sinh.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cơ sở vật chất, trường lớp, các hoạt động quản lí, những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học liên môn cho học sinh.

- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo Phòng giáo dục, các đồng chí cán bộ quản lí, đội ngũ các thầy cô giáo giảng

dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường về biện pháp quản lí hoạt đông dạy học liên môn cho học sinh.

- Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí và phân tích số liệu điều tra.

8. Cấu trúc đề tài

Ngoài mở đầu, kết luâṇ , danh muc cấu trúc gồm 3 chương:

tài liêu

tham khảo, phu ̣ luc̣ , đề tài co

Chương 1: Lí luận về hoạt động dạy học liên môn và quản lí hoạt động dạy học liên môn cho học sinh THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng - Phú Thọ.

Chương 3: Các biên

pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoat

đông dạy học liên

môn của các nhà trường THCS ở Đoan Hùng - Phú Thọ.

Chương 1

LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC LIÊN MÔN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Vấn đề dạy học từ lâu đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục ở cả phương Đông và phương Tây đề cập đến. Có thể kể đến các tư tưởng và công trình chủ yếu dưới đây:

Ở phương Đông, các tư tưởng về giáo dục có cách đây hơn 2500 năm, một triết gia nổi tiếng, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Quốc là Khổng Tử (551- 479 TCN) đã cho rằng: "Đất nước muốn phồn vinh, yên bình và thịnh vượng thì người quản lý cần chú trọng đến ba yếu tố là Thứ (dân đông), Phú (dân giàu), Giáo (dân được giáo dục). Khổng Tử cho rằng giáo dục là một thành tố không thể thiếu được của mỗi dân tộc, của mỗi quốc gia. Ông cho rằng việc giáo dục là cần thiết cho mỗi người “Hữu giáo vô loại”" [dẫn theo 20]. Về phương pháp giáo dục ông coi trọng việc tự học, tự rèn luyện, tu thân, phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sát đối tượng, cá biệt hoá đối tượng. Kết hợp học với thực hành, lý thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú và ý chí quyết tâm của người học. Đến nay, phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị, là bài học lớn cho các nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo của mình.

Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trước đây thì khẳng định: "Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên" [dẫn theo 28].

- M.I. Kônđakôp, P.V. Zimin, N.I. Xaxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng [35].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022