Hoạt Động Dạy Học, Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khxh

giáo dục của Liên Xô cũ. Cuốn sách này, về thực chất, không phải là một công trình khoa học về Quản lý giáo dục, mà là cả một tập hợp khá hoàn chỉnh các chỉ dẫn cho hoạt động thực tiễn của những người làm công tác Quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý trường học; trong đó có quản lý hoạt động dạy học.

Trong quá trình phát triển giáo dục Xô Viết (cũ), nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã lần lượt cho ra đời những tài liệu vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn về quản lý hai quá trình sư phạm chủ yếu diễn ra trong nhà trường: Quản lý quá trình dạy học và quản lý quá trình giáo dục. Sự tập trung của những kiến giải đó được thể hiện cụ thể trong các tác phẩm xuất bản vào giữa những năm 70. Đặc biệt, M.I Kôndakốp, nhà lý luận và hoạt động thực tiễn xuất sắc của Liên Xô (cũ) đã dày công nghiên cứu những vấn đề về Quản lý giáo dục [28].

Năm 1987, Viện Quản lý và Kinh tế giáo dục thuộc Viện Hàn lâm sư phạm (Liên Xô cũ) đã tổng kết những thành tựu nghiên cứu về quản lý trường học qua nhiều năm, trình bày những quan điểm mới nhất về quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của các học giả Xô Viết (cũ) tính đến thời điểm đó [43].

Như vậy, trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết cho rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ GV” [43]. Đó chính là quản lý hoạt động dạy học.

Tại các nước phương Tây, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng cũng rất sôi động. Năm 1968, các tác giả Jacob W. Getzels, Tames M. Lipham. Roald F. Campbell đã cho ra đời công trình đầu tiên nghiên cứu khá hoàn chỉnh các vấn đề quản lý giáo dục dưới ánh sáng của các học thuyết quản lý chung, đặc biệt là thuyết hành vi (quan hệ con người) trong quản lý [46].

UNESCO suốt chiều dài lịch sử tồn tại của mình đã tập hợp nhiều học giả trên thế giới để nghiên cứu những vấn đề quản lý giáo dục trên quy mô toàn

cầu cũng như trong phạm vi khu vực hoặc quốc gia. Từ năm 1964, trong loạt sách về kế hoạch hóa giáo dục đã tập hợp những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về một trong những vấn đề quan trọng của quản lý giáo dục: kế hoạch hóa giáo dục.

Đầu những năm 90, UNESCO PROAP đã xuất bản cuốn sách có tính cẩm nang về kĩ năng quản lý giáo dục mang tựa đề “Kế hoạch hóa và quản lý giáo dục vi mô”.

Trong những năm cuối của thế kỉ XX, sách báo về quản lý giáo dục đã xuất hiện rất nhiều. Điển hình là các công trình đề cập những quan điểm mới về quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng [37], [39], [46]…

Tuy nhiên, những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở nước ngoài vẫn chưa có công trình nào bàn luận, nghiên cứu sâu đến quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS nói chung và quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1.1.2. Ở Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các thành tựu nghiên cứu giáo dục đã thừa nhận quản lý giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của phát triển giáo dục. Vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục phải hết sức nỗ lực trong công tác quản lý của mình.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 3

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, toàn xã hội đều có ý thức chăm lo giáo dục vì giáo dục tạo nên nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, nhiều nhà sư phạm đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc quản lý quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học trên lớp đối với việc nâng cao chất lượng

giáo dục. Những ưu điểm và nhược điểm của việc quản lý hoạt động dạy học trên lớp, bản chất và mối quan hệ giữa quản lý hoạt động dạy và hoạt động học, quản lý vai trò của người dạy và người học, quản lý đổi mới nội dung và cách thức tổ chức tiến hành các hình thức tổ chức dạy học trên lớp, điển hình là các tác giả: Đặng Quốc Bảo [2], Trần Kiểm [19], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [24], Nguyễn Ngọc Quang [32]…

Trong những năm gần đây đứng trước nhiệm vụ đổi mới Giáo dục - Đào tạo nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dục, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao tính hiện đại, gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học như: Phạm Minh Hạc [6], Đặng Thành Hưng [16], Bùi Văn Quân [34], Phạm Viết Vượng [44]...

Như vậy, vấn đề quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Ngày nay, vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt của các nhà nghiên cứu giáo dục, ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong dạy và học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng là tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp và quản lý giáo dục, đào tạo”.

Hiện nay, quản lý hoạt động dạy học là một vấn đề mang tính thời sự đã được quan tâm nghiên cứu và tiếp tục được nghiên cứu để đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học. Chính vì lẽ đó, vấn đề quản lý hoạt động dạy học luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình

nghiên cứu khoa học. Giáo trình giảng dạy của trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Viện Chiến lược Giáo dục,... cũng đã có những công trình nghiên cứu và giảng dạy về chuyên đề quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng.

Bên cạnh những tác giả nghiên cứu sâu sắc về các hoạt động của nhà trường kể trên, còn có một số công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề tăng cường quản lý hoạt động dạy học, phổ biến kinh nghiệm quản lý chung cho cán bộ quản lý, như: Nguyễn Hữu Châu [5]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí [27]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí [27]; Nguyễn Văn Trường (biên dịch cùng nhóm tác giả) [39]… Các tác giả đã nhấn mạnh: nhà quản lý cần có những quan điểm mới phù hợp và có hệ thống nhằm chuyển đổi thành công từ hoạt động dạy học lấy kiến thức sang lấy năng lực của người học làm mục tiêu dạy học.

Một số tạp chí chuyên ngành cũng đăng tải các kết quả nghiên cứu bàn đến một số vấn đề có liên quan quản lý hoạt động dạy học, đã đi sâu làm rõ quan niệm về tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS [12], [22], [36], [38]…

Quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở các trường THCS là một vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ, hiện nay trên cả nước có ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết luận văn chúng tôi mới chỉ tiếp cận được công trình nghiên cứu của tác giả Chu Đình Trọng nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH ở các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Trong nghiên cứu của mình tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu đến các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn KHXH ở địa phương tác giả công tác.

Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý, ở từng bậc học, ở từng địa phương luôn nảy sinh những vấn đề riêng và mới. Hơn thế nữa, Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo sau khi được ban hành chúng tôi chưa tiếp cận được đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Vì vậy, vấn đề tác giả đặt ra ở đề tài này là tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS tại Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là một dạng lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội. Khi đề cập đến cơ sở khoa học của quản lý, C. Mác viết: “Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở chừng mực nhất định sự quản lý, giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [29].

Như vậy, có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau. Khi lao động xã hội đạt đến một quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt. Từ đó, trong xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ phận khác chuyên hoạt động quản lý, hình thành nghề quản lý.

Với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục..., các nhà nghiên cứu, thực hành về quản lý đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:

* Theo các nhà khoa học nước ngoài:

Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về quản lý: Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra.

H.Koontz (người Mỹ): Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [40].

V.Taylor: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất” [40].

K.Omarov (Liên Xô): “Quản lý là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh tế tối ưu” [40].

Henry Fayol là người đầu tiên chỉ ra chức năng và những yếu tố của quản lý: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [40].

* Theo các nhà khoa học về quản lý giáo dục ở Việt Nam:

Phạm Minh Hạc: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể người quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [6].

Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [9].

Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [19].

Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [27].

Các quan niệm trên đây, tuy khác nhau, song các tác giả đã có cách hiểu chung về một số nội dung của quản lý là:

Hoạt động quản lý, bao giờ cũng là quản lý con người được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.

Quản lý là những tác động có tính hướng đích.

Quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Đây là thể hiện mối quan hệ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Quản lý theo tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin là hoạt động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với những quy luật khách quan và hoạt động tự giác của con người.

Quản lý là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội. Chủ thể quản lý và khách thể quản lý luôn có tác động qua lại và chịu tác động của môi trường. Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật. Vì vậy, người quản lý ngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất còn phải nhạy cảm, linh hoạt trong công tác lãnh đạo của mình.

Từ những quan niệm trên trong đề tài này chúng tôi hiểu: “Quản lý là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý để lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển đối tượng quản lý thực hiện nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.

1.2.2. Hoạt động dạy học, hoạt động dạy học các môn KHXH

1.2.2.1. Hoạt động dạy học

Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, một trong những con đường hiệu quả nhất là tổ chức hoạt động dạy học. Thông qua hoạt động dạy học, nhằm cung cấp cho HS hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kĩ năng thực tiễn, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hóa. Mục đích cuối cùng là làm cho mỗi HS trở thành những người tự chủ, năng động sáng tạo. Như vậy, hoạt động dạy học là con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy

học là một hệ thống toàn ven bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung,

phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy, phương pháp học. Các thành tố này tương tác với nhau thực hiện nhiệm vụ hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học.

Mục tiêu là kết quả được hình dung trước mà hoạt động dạy học cần đạt được. Khi đặt ra mục tiêu cần chú ý đến đặc điểm đối tượng và các yếu tố khác có đảm bảo việc đạt được mục tiêu hay không.

Nội dung là đối tượng lĩnh hội của HS, nó là yếu tố khách quan, quyết định lôgic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học.

Phương pháp là cách thức để tiến hành hoạt động dạy học nhằm đạt được hiệu quả. Việc lựa chọn phương pháp dạy học là hoạt động của mỗi GV nhằm giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất. Phương pháp học của HS phù hợp với điều kiện cá nhân và cả phương pháp của GV.

Phương tiện là điều kiện đủ để hoạt động dạy học diễn ra bình thường. Đặc biệt, hiện nay sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại đã mang lại hiệu quả rất tốt cho hoạt động dạy học.

Hình thức tổ chức là việc tổ chức hoạt động dạy học dưới các dạng khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học của môn học đó.

Kết quả là chất lượng học tập, tu dưỡng của HS do mục tiêu đề ra. Hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác trong xã hội đều chịu sự tác động của yếu tố môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023