Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Các từ viết tắt

Được hiểu là

BGH

Ban giám hiệu

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

Cao đẳng

CN

Công nguyên

CNH

Công nghiệp hoá

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GS

Giáo sư

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hoá

HS

Học sinh

HSG

Học sinh giỏi

KHTN

Khoa học tự nhiên

KHXH

Khoa học xã hội

PGS

Phó giáo sư

PPCT

Phân phối chương trình

PPDH

Phương pháp dạy học

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

TDTT

Thể dục thể thao

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội tại các trường trung học cơ sở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô phát triển giáo dục THCS Thị xã Từ Sơn 33

Bảng 2.2. Xếp loại học lực của học sinh THCS các năm học 35

Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS các năm học 35

Bảng 2.4. Kết quả tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh về văn hoá, TDTT qua các năm 36

Bảng 2.5. Tỉ lệ xét tốt nghiệp của HS THCS trong 5 năm qua 37

Bảng 2.6: Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH ở trường THCS 40

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học các môn KHXH ở trường THCS 41

Bảng 2.8. Thực trạng việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học các môn KHXH ở trường THCS 43

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh gia kết quả hoạt động dạy học các môn KHXH 44

Bảng 2.10. Kết quả học tập môn Lịch Sử 45

Bảng 2.11. Kết quả học tập môn Địa Lý 45

Bảng 2.12. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, Địa lý ở trường THCS Thị xã Từ Sơn 45

Bảng 2.13. Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học các môn KHXH 46

Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ chuẩn bị lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH 50

Bảng 2.15. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên dạy các môn KHXH 51

Bảng 2.16. Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn KHXH 54

Bảng 2.17. Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn 55

Bảng 2.18. Thực trạng việc quản lý công tác bồi dưỡng GV dạy các môn KHXH ..56 Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

các môn KHXH 58

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 78

vi

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 79


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu, để phát triển bền vững Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao về vai trò của Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII có chỉ rõ: "Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu" và "con người" được coi là mục tiêu, là động lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển của toàn xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: "Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ ".

Từ đó, chúng ta có thể nhận thức được tiềm năng của mỗi người, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, để phục vụ tích cực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trước hết phải nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục.

Sau khoảng 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, giáo dục nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Ngành giáo dục bước đầu đã đa dạng hoá về loại hình và phương thức đào tạo, từng bước hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác với giáo dục thế giới. Ngành giáo dục đã có những chuyển biến nhất định, song nhìn chung còn bộc lộ nhiều yếu kém bất cập. Đó là, nền giáo dục chưa theo kịp với thực tế phát triển của xã hội, chưa phù hợp với đời sống xã hội. Hiệu quả của giáo dục còn thấp. Do vậy, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với người học, trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy khoa học, khả năng nắm bắt các vấn đề xã hội còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Giáo dục THCS là cấp học tiền đề, là cơ sở cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội của đất nước.

Quản lý dạy học là một nhiệm vụ quan trọng, là thước đo đánh giá năng lực của người quản lý ở nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng.

Trong một số năm gần đây, đã có tình trạng phân hoá rõ rệt trong việc học sinh lựa chọn môn học, các em yêu thích và lựa chọn các môn học tự nhiên hơn và đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho các môn học này. Còn các môn xã hội, các em xem đây là công cụ để đủ điều kiện lên lớp, dự thi, xét tốt nghiệp; do vậy các môn này có vị trí thấp trong sự lựa chọn định hướng nghề nghiệp về sau này nên chưa tích cực học tập.

Tình hình đó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý nhằm duy trì và phát huy được chất lượng dạy học môn KHXH, đó là câu hỏi đặt ra cho cán bộ quản lý các nhà trường THCS nói chung và cán bộ quản lý của các trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động động dạy học các môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư nhưng chất lượng còn chưa cao. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân thuộc về yếu tố quản lý. Nếu đề xuất được các biện pháp

quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, đặc điểm tâm lý của học sinh...thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn Thị xã.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH tại các trường THCS.

- Khảo sát và phân tích thực tế hoạt động dạy học các môn KHXH và quản lý hoạt động dạy học các bộ môn nói trên ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về khách thể khảo sát

- Hiệu trưởng, Hiệu phó ở các trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn (26 đồng chí).

- GV giảng dạy Lịch sử, Địa lý (44 đồng chí)

6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

- 14 trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

6.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Các môn KHXH bao gồm nhiều môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân...v.v., do năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân còn nhiều hạn chế, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH tập trung vào hai môn: Lịch sử, Địa lý ở trường THCS trên địa bàn Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu; phương pháp lịch sử: để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp cơ bản nhất trong đề tài để tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát, khảo sát thực tế, thu thập thông tin góp phần làm rõ thực trạng cần nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành đàm thoại với các đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh các dữ liệu để làm rõ thực trạng nội dung cần nghiên cứu.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu, đánh giá về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

7.3. Nhóm phương pháp toán thống kê: sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu thực trạng và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn KHXH ở trường THCS Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài

Công tác quản lý luôn giữ vị trí hết sức quan trọng đối với việc phát triển xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt vấn đề cải cách giáo dục được nhiều nước quan tâm đặt lên hàng đầu, trong đó chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều sang tổ chức các hoạt động học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục hiện đại hoá phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục.

Từ thời cổ đại, một số nhà triết học, nhà giáo dục phương Tây và phương Đông đã có những tư tưởng về dạy học và quản lý dạy học. Xôcơrat (469-399, trước CN) đã đề xuất dạy học phải “Giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý”. Khổng Tử (551- 479, trước CN) đã có quan điểm về phương pháp dạy học: “dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ”, “đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen trong học tập”.

Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học luôn tồn tại và sôi động. Tuy nhiên, việc tổng kết lý luận về vấn đề này còn khá chậm so với thực tiễn. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong hàng loạt những công trình nghiên cứu có tính hàn lâm của các nhà khoa học Liên Xô cũ, đã xuất hiện các đề tài về những khía cạnh khác nhau của Quản lý giáo dục. Năm 1956, lần đầu xuất hiện cuốn “Quản lý trường học” (Skolovedenie) của tác giả A.Pôpốp, một nhà sư phạm và Quản lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023