Những Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập


nghiên cứu về lý luận và ứng dụng các kỹ thuật đo lường - đánh giá KQHT của sinh viên ĐH [62], [60], [36,37], [10], [42,43], [24], [45].

Trong công trình “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” [62], tác giả Dương Thiệu Tống đã mô tả hệ thống khái niệm về đo lường thành quả học tập, các nguyên lý đo lường, các nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức thi và chấm thi,…hay các tài liệu “Lí thuyết và thực hành về đo lường và ĐG trong GD”, “Đo lường trong GD, lý thuyết và ứng dụng” của tác giả Lâm Quang Thiệp [60,61],… Trong các công trình “Kiểm tra, ĐG trong GD” tác giả Nguyễn Công Khanh đã nghiên cứu vấn đề về ĐG dành cho sinh viên đào tạo ngành SP. Tác giả cũng đề cập đến kiểm tra, đánh giá NL, lý do phải đánh giá NL và đưa ra hệ thống những NL cơ bản cần hình thành, phát triển ở học sinh Việt Nam hiện nay [37]. Trong các công trình của mình, tác giả Đặng Bá Lãm, Nguyễn Thành Nhân đã nghiên cứu các vấn đề về ĐG trong GDĐH, nhất là các định hướng nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong đánh giá KQHT của SV trong bối cảnh đổi mới đánh giá GDĐH Việt Nam [42,43].

Trong tài liệu: “Kiểm tra, đánh giá trong dạy học”[28] nhóm tác giả Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc đã phân tích các phương pháp và công cụ, phân tích và sử dụng kết quả ĐG trong dạy học. Đặc biệt, các tác giả đã giới thiệu những kĩ thuật được sử dụng trong các hoạt động ĐG vì hoạt động học tập (phát triển hoạt động học tập của người học, trong đó quan tâm đến ĐG quá trình và ĐG tổng kết trong dạy học).

Một số tác giả khác nghiên cứu về tiêu chuẩn, cải tiến phương thức, quy trình, kỹ thuật trong các môn học, ngành học như Cấn Thị Thanh Hương, Vương Thị Phương Thảo [34,35].

Bàn về đánh giá KQHT của sinh viên ĐH theo TCNL tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền cho rằng, đánh giá KQHT của sinh viên ĐH theo TCNL là quá trình ĐG dựa trên NL thực hiện, hướng đến những gì SV phải làm được hơn là nhằm tới những gì họ cần phải học được [23].

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự đã đề cập những vấn đề khái quát của ĐG nói chung và trong GDĐH nói riêng như mục đích, chức năng, hình thức và các bước cơ bản của ĐG, tập trung trình bày cụ thể những cơ sở lý thuyết, những phương pháp và kỹ thuật đánh giá KQHT của SV, đồng thời đã đưa ra quan niệm của mình về đánh giá dựa vào NL [48], [49].


Tác giả Hoàng Thị Tuyết [63], khi bàn về vấn đề phát triển CTĐT theo TCNL cũng đề cập đến ĐG tập trung cho NL và vì NL của người học. Tác giả nhấn mạnh, ĐG theo TCNL chủ yếu dựa vào hoạt động thực hiện, vào mức độ áp dụng kiến thức vào thực tế của người học. Vì thế, trong trường ĐH, bên cạnh giảng dạy - học tập theo TCNL thì việc đánh giá KQHT của SV cũng phải theo TCNL. Điều quan trọng là phải xây dựng được tiến trình ĐG cho mỗi NL và ở từng NL cần phải có các tiêu chí để đo. Từ đó, tác giả khuyến nghị các cấp QL, cần phải đưa tư tưởng đánh giá NL vào trong toàn bộ quá trình đào tạo.

Trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay, để nâng cao NL thực hiện chương trình GDPT 2018 cho đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT mà trực tiếp là dự án RGEP và đã biên soạn các tài liệu bồi dưỡng, trong đó có các chuyên đề về đánh giá KQHT các môn học theo hướng phát triển phẩm chất và NL của học sinh [16]. Trên cơ sở này, các trường ĐHSP đổi mới phương thức đánh giá KQHT của SV cho phù hợp với thực tiễn GDPT, giúp SV ra trường có những NL cần thiết trong hoạt động đánh giá KQHT của học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy rằng, đánh giá KQHT theo TCNL có nhiều ưu điểm, chú trọng khả năng “làm” của SV, có thể áp dụng nhiều phương pháp hình thức ĐG, là “chuỗi hoạt động kế tiếp” để SV có thể phát triển NL của mình, tạo động lực thúc đẩy họ tiến bộ trong tiến trình học tập.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 4

của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

Vấn đề QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐH theo TCNL cũng được quan tâm nghiên cứu của một số tác giả ở trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu của các tác giả tập trung vào các vấn đề như: tầm quan trọng của QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; các tiêu chí QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; các mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT …

1.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các tác giả Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F.Wilkinson và M.John Mc Auley [77] cho rằng, việc đánh giá KQHT của SV trường ĐH theo TCNL chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi hoạt động này được QL một cách chặt chẽ. Vì thế, QL hoạt động đánh giá KQHT của SV phải được xem là một ưu tiên của các trường ĐH.


Tác giả Sofia Lerche Vieira [120] cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của QL hoạt động đánh giá KQHT của SV trong các trường ĐH. Theo tác giả, nếu không làm tốt công tác QL hoạt động đánh giá KQHT của SV, các trường ĐH sẽ không biết được hoạt động này có đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra từ trước không? Có đánh giá được cái cần đánh giá không? Và quan trọng hơn là có đánh giá được sự phát triển NL của SV trong từng giai đoạn học tập không?

Trong hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL, các trường ĐH trên thế giới rất quan tâm đến xác định tiêu chí QL hoạt động này. Các tiêu chí QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL không giống nhau mà mang tính đặc thù của quốc gia, của ĐH đó.

Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều có cơ quan kiểm định chất lượng GDĐH, nhất là ở Anh, Mỹ, Australia…. Các cơ quan kiểm định chất lượng GD được thành lập từ rất sớm với những tiêu chí kiểm định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau của GDĐH, trong đó có kiểm tra, ĐG nhằm định hướng cho đổi mới GD và ĐBCL giáo dục. Bộ tiêu chí của cơ quan đảm bảo chất lượng GDĐH ở Anh (Quality Assurance Agency for Higher Education, viết tắt là QAA) [108], gồm 15 tiêu chí ĐG công tác QL kiểm tra, đánh giá KQHT của SV ở trường ĐH liên quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm: quy định, quy trình, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ biến quy định và các thông tin liên quan đến cán bộ và SV; phương pháp kiểm tra, ĐG; số lượng kiểm tra, ĐG và thời gian kiểm tra, ĐG; việc lưu trữ thông tin, dữ liệu, việc công bố điểm cho SV đảm bảo ĐG hiệu quả KQHT của SV; đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch, trung thực và an toàn, khuyến khích được SV nâng cao thành tích của mình đồng thời cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho SV và không gây áp lực cho SV.

Bộ tiêu chí của Australia gồm có 16 chỉ số QL đánh giá KQHT của SV các trường ĐH: Xác định kiểm tra, ĐG là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ quá trình dạy học chứ không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học; SV phải nhận thức được tác động tích cực của kiểm tra, ĐG và kiểm tra, ĐG phải thúc đẩy việc học của SV; Khoa/bộ môn cần có văn bản hướng dẫn về kiểm tra, ĐG; Mục tiêu học tập phải rõ ràng (học gì, dạy gì, kiến thức và kỹ năng nào sẽ được ĐG), tránh sức ép đối với SV; Phải ĐG được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chứ không đơn giản là ĐG khả năng nhớ thông tin đã học và ĐG được những kỹ năng cơ bản của SV; Sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm tra, ĐG; Khối lượng công việc của cán


bộ và SV được cân nhắc, xem xét khi lập kế hoạch; Cân bằng giữa kiểm tra, ĐG quá trình và kiểm tra, ĐG tổng kết để cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả cho SV; Kiểm tra, ĐG phải đảm bảo công bằng khách quan; Cần có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ để hạn chế những hiện tượng tiêu cực; Đối với bộ tiêu chí của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á [76] đã đưa ra 08 tiêu chí để ĐG quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT, trong đó quan tâm đến các vấn đề sau: quy trình kiểm tra, ĐG đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng, có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả kiểm tra, ĐG; Giáo viên cần sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, ĐG đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; các tiêu chí kiểm tra, ĐG cần phổ biến rõ ràng cho SV; Kiểm tra, ĐG phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp kiểm tra, ĐG; Các phương pháp kiểm tra, ĐG mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm.

Tại trường ĐH Công nghệ Naynang (Singapore) [102], mỗi môn học hoặc một số môn học cùng chuyên môn có một Hội đồng phụ trách, giáo viên chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá KQHT thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo viên dạy lớp nào chấm bài lớp đó, sau đó nộp kết quả chấm cùng bài kiểm tra cho nhà trường. Các thành viên của Hội đồng chấm lại toàn bộ các bài kiểm tra, khi có sai sót, Hội đồng đối thoại trực tiếp với giáo viên chấm. Nếu giáo viên chấp nhận kết quả của Hội đồng tức là thừa nhận mình sai, sai sót của giáo viên được ghi nhận làm căn cứ để đánh giá giáo viên đó. Trường ĐH tổ chức đánh giá KQHT kết thúc môn học.

Các nước phát triển như Anh, Australia, New Zealand, Mỹ…đều đã triển khai thành công đào tạo theo NL (Competency Based Training - CBT) và ĐG theo NL (Competency Based Assessment - CBA) trong hệ thống đào tạo nghề và phát triển kỹ năng. Nhiều năm gần đây, một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Philipines, Thái Lan và khu vực khác như Ấn Độ, Nam Phi…cũng đã tiếp cận và áp dụng đào tạo và ĐG theo NL. Tại các Liên đoàn sử dụng lao động ASEAN, các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, y khoa, nha khoa, du lịch và lữ hành đều định hướng phát triển CTĐT và ĐG, công nhận văn bằng/trình độ cho người lao động theo tiêu chuẩn NL chung trong khu vực. Tổ chức lao động Quốc tế đã xuất bản Mô hình tiêu chuẩn NL chung khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho nhiều nghề. Trong các bộ tiêu chuẩn này đều có hướng dẫn về các phương pháp ĐG nên được sử dụng, các chứng cứ kiến thức và kỹ năng cần thu thập cho việc ĐG mỗi đơn vị NL. Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông


đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO để thử nghiệm ĐG công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề trong khu vực cho một số lĩnh vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ buồng khách sạn…

Các tác giả N.Postlethwaite [106] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QL hoạt động ĐG trong GD, từ đó chỉ ra những tiêu chuẩn mang tính chất nghiệp vụ cần thực hiện để quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV.

Cùng với xác định tiêu chí, các trường ĐH trên thế giới cũng rất quan tâm đến xây dựng mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Các mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL ở các quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau. Nếu mô hình QL hoạt động ĐG của GDĐH Anh tạo áp lực lớn đối với người học thì mô hình QL hoạt động ĐG của GDĐH Mỹ lại tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.

Tác giả George Miller [87] khi nghiên cứu mô hình ĐG theo TCNL cũng đề cập đến mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL. Theo tác giả, mô hình đánh giá KQHT của SV theo TCNL như thế nào thì mô hình quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL cũng phải như thế đó, nghĩa là công tác quản lý phải có mặt ở tất cả các khâu của quá trình đánh giá.

Tác giả Thomas Deibinger [84], khi đưa ra các nguyên tắc để đánh giá KQHT của SV theo TCNL cũng đã phác thảo mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL với các yếu tố cơ bản như: QL mục tiêu đánh giá KQHT của SV theo TCNL; quản lý quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL; quản lý phương pháp và công cụ đánh giá KQHT của SV theo TCNL; quản lý việc sử dụng kết quả đánh giá KQHT của SV theo TCNL…

Trên cơ sở nghiên cứu nguyên tắc và quy trình đánh giá KQHT của SV theo TCNL, tác giả Norman E.Gronlund [91] cũng đã đưa ra mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV với những nguyên tắc cơ bản như: Phải huy động được sự tham gia của các bên liên quan (nhà QL, giảng viên, SV, nhà tuyển dụng); SV vừa là đối tượng ĐG vừa là chủ thể tự đánh giá KQHT của mình; ĐG phải hướng vào sự phát triển, sự tiến bộ của SV trong quá trình học tập…

Tác giả Jody Zall Kusek và Rayc.Rist [96] khi nghiên cứu về các bước giám sát và ĐG dựa trên KQHT của SV đã chỉ rõ, QL hoạt động đánh giá, đánh giá KQHT của SV theo TCNL phải được tiến hành theo một quy trình, mô hình nhất định để đạt được hiệu quả cao. Mô hình QL hoạt động đánh giá, đánh giá KQHT


của SV theo TCNL mà tác giả hướng tới có nhiều điểm tương đồng với mô hình QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL mà tác giả Thomas Deibinger đã đề cập ở trên.

1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua, vấn đề quản lý đánh giá KQHT của sinh viên ĐH nói chung, sinh viên ĐHSP nói riêng cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của một số tác giả ở trong nước.

Các tác giả Trần Bá Hoành [24], Đặng Bá Lãm [42] cho rằng, QL hoạt động đánh giá KQHT của SV trong các trường ĐH, nhất là các trường ĐHSP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; vì cách thức QL hoạt động đánh giá KQHT ở trường ĐHSP như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức QL hoạt động đánh giá KQHT ở trường phổ thông như thế đấy.

Đồng quan điểm với các tác giả Trần Bá Hoành và Đặng Bá Lãm, tác giả Nguyễn Công Khanh [37] nhấn mạnh, QL hoạt động đánh giá KQHT của SV ở trường ĐHSP rất cần thiết và không thể thiếu được, do tính chất quan trọng của nó.

Khi nghiên cứu vấn đề ĐG thực KQHT của SV, tác giả Nguyễn Đức Chính [10], đã đưa ra các tiêu chí xây dựng một bài ĐG thực. Các tiêu chí này là những dấu hiệu đặc trưng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của SV. Từ đó, QL hoạt động đánh giá KQHT của SV trường ĐH theo TCNL, trước hết là QL các tiêu chí xây dựng một bài ĐG thực.

Tác giả Dương Thiệu Tống [62], Lâm quang Thiệp [61] tuy không trực tiếp nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động đánh giá KQHT của SV trường ĐH nhưng cũng đã đưa ra các được một số tiêu chí ban đầu để quản lý hoạt động này.

Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Mai Danh Huấn, Ngô Quang Sơn [29], [55] đều nhấn mạnh tầm quan trọng của QL hoạt động đánh giá KQHT của SV trong các trường ĐH. Theo tác giả Ngô Quang Sơn, nếu các trường ĐH không làm tốt việc QL hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL thì không những không ĐG xác thực KQHT của SV mà còn không định hướng cho sự phát triển của SV trong các giai đoạn học tập tiếp theo [55].

Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về QL đánh giá

KQHT của SV, học sinh với các góc độ khác nhau.

Trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu QL đánh giá KQHT trong GDĐH ở Việt

Nam” tác giả Cấn Thị Thanh Hương đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của QL


kiểm tra đánh giá KQHT trong GDĐH, những yêu cầu phát triển của xã hội, của GDĐH đối với QL kiểm tra đánh giá KQHT, từ đó đề xuất các giải pháp QL hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT ở bậc ĐH phù hợp với thực tiễn GDĐH Việt Nam đầu thế kỷ XXI [35].

Tác giả Đào Thanh Hải trong luận án “Quản lý đánh giá KQHT của học sinh trung cấp theo TCNL” đã xây dựng được cơ sở lý luận về QL đánh giá KQHT của học sinh trung cấp theo TCNL đã đánh giá thực trạng đánh giá KQHT và QL đánh giá KQHT của học sinh trung cấp theo TCNL. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp QL đánh giá KQHT của học sinh trung cấp theo TCNL [33].

Tác giả Nguyễn Thị Loan trong luận án tiến sĩ “QL đánh giá KQHT của SV ngành quản lý giáo dục theo TCNL” đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ĐG và QL đánh giá KQHT của SV, xây dựng khung năng lực của SV ngành quản lý giáo dục , xác định các nội dung QL, phân cấp QL đánh giá KQHT của SV ngành quản lý giáo dục. Đặc biệt, luận án đã đề xuất được 6 giải pháp QL đánh giá KQHT của SV ngành quản lý giáo dục theo TCNL [44].

1.1.3. Đánh giá chung

1.1.3.1. Những vấn đề luận án có thể tiếp thu, kế thừa

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, ĐG và QL đánh giá KQHT của sinh viên ĐH là vấn đề được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với những góc độ khác nhau. Từ những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước, luận án có thể tiếp thu, kế thừa những vấn đề sau đây: 1) Đánh giá KQHT của SV trường ĐH theo TCNL là quá trình ĐG dựa trên NL thực hiện, hướng đến những gì SV phải làm được hơn là nhắm tới những gì họ cần phải học được; 2) Khi nền GDĐH định hướng vào phát triển NL của SV thì không chỉ CTĐT, phương pháp và hình thức đào tạo TCNL mà ĐG kết quả đào tạo cũng phải theo cách tiếp cận này; 3) Cần phải xác lập được các nguyên tắc ĐG, trong đó người được ĐG cũng phải tham gia vào quá trình ĐG, phải tạo cơ hội để người được ĐG thử thách, trải nghiệm trong ĐG; 4) Đánh giá KQHT của SV trường ĐH theo TCNL chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi hoạt động này được QL một cách chặt chẽ; 5) Để QL hoạt động đánh giá KQHT của SV trường ĐH theo TCNL cần phải dựa trên các tiêu chí và mô hình quản lý phù hợp.

1.1.3.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu

Những vấn đề liên quan đến luận án còn chưa được đề cập nghiên cứu bao gồm:

1) Các vấn đề về đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của


SV mới chỉ được nghiên cứu trong GDĐH nói chung; rất ít các nghiên cứu cụ thể về đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP; 2) Chưa lý giải một cách đầy đủ những đặc trưng của đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP; 3) Chưa đưa ra được một hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

1.1.3.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây: 1) Nghiên cứu để tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận về đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; 2) Nghiên cứu làm rõ thực trạng đánh giá KQHT của SV và quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; 3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

Như vậy, nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là vấn đề có tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam hiện nay.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Đánh giá và đánh giá kết quả học tập

1.2.1.1. Đánh giá

Có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐG (Assessment - Evaluation) trong lĩnh vực giáo dục, tùy thuộc nhiều vào cấp độ đánh giá, vào đối tượng hay mục đích cần đánh giá.

Thuật ngữ “đánh giá” không chỉ dừng lại mức độ người học đã đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ sau một quá trình học tập mà còn đưa ra những nhận xét, nhận định theo một thang đo nhất định cho người học, từ đó ra quyết định có liên quan đến người học. Đồng thời, “đánh giá” có tác động đến người đánh giá và người được đánh giá: Cung cấp thông tin phản hồi để từ đó đưa đến sự điều chỉnh.

Theo Từ điển Anh - Việt (2013) thì thuật ngữ “kiểm tra”, “đánh giá” có nghĩa là ĐG. Trong GD, đánh giá được hiểu là “quá trình thu thập và lý giải kịp thời có hệ thống các thông tin về hiện trạng khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo” [67].

Tác giả như Ralph Tyler ”[112] cho rằng, ĐG chính là quá trình xác định

mục tiêu GD thực sự đang được thực hiện ở mức độ nào. Một tác giả khác là

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí