Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT

Các chữ viết tắt

Các chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lí

2

CĐR

Chuẩn đầu ra

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

CTĐT

Chương trình đào tạo

6

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

7

ĐG

Đánh giá

8

ĐH

Đại học

9

ĐHSP

Đại học sư phạm

10

GD

Giáo dục

11

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

12

GDĐH

Giáo dục đại học

13

GDPT

Giáo dục phổ thông

14

GV

Giảng viên

15

KQHT

Kết quả học tập

16

NCKH

Nghiên cứu khoa học

17

NL

Năng lực

18

QL

Quản lí

19

SP

Sư phạm

20

SV

Sinh viên

21

TCNL

Tiếp cận năng lực

22

TTKT

Trung tâm khảo thí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực - 2


DANH MỤC BẢNG, HÌNH


Bảng:

Bảng 1.1. Bảng so sánh về đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL

và đánh giá KQHT theo tiếp cận nội dung 34

Bảng 2.1. Phân bổ phiếu theo đối tượng tham gia khảo sát 61

Bảng 2.2. Thống kê trình độ, chức danh của Kết quả học tập 62

Bảng 2.3. Trình độ học vấn, chức danh của CBQL 63

Bảng 2.4. Độ tin cậy của phiếu khảo sát trên mẫu CBQL, giảng viên, SV 66

Bảng 2.5. Thang đánh giá kết quả khảo sát các nội dung trong luận án 67

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giảng viên và SV về mức độ cần thiết của các năng lực cần phát triển cho SV đại học sư phạm 70

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động đánh giá kết quả

học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 72

Bảng 2.8. Thực trạng đảm bảo các nguyên tắc ĐG kết quả học tập của sinh viên ĐHSP 74

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, giảng viên về mức độ thực hiện nội dung hoạt động ĐG kết quả học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 77

Bảng 2.10. Đánh giá của sinh viên ĐHSP về mức độ thực hiện nội dung hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 78

Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 82

Bảng 2.12. Thực trạng quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

sư phạm theo tiếp cận năng lực 87

Bảng 2.13. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 88

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

sư phạm theo tiếp cận năng lực qua khảo sát của CBQL, giảng viên...89 Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo hoạt dộng đánh giá kết quả học tập của sinh

viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 94

Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra hoạt dộng đánh giá kết quả học tập của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 95

Bảng 2.17. Thực trạng quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá

KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 97

Bảng 2.18. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động Đánh giá

KQHT của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực 100

Bảng 3.1. Mẫu mục tiêu, chuẩn đầu ra và trình độ năng lực 132

Bảng 3.2. Tổng hợp các đối tượng khảo sát 144

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về tính cấp thiết của các

giải pháp đã đề xuất 144

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 146

Bảng 3.5. Tổng hợp số lượng khách thể thử nghiệm 150

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát trình độ đầu vào về kiến thức của nhóm thử

nghiệm và đối chứng 151

Bảng 3.7. Khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm và đối chứng ...151 Bảng 3.8. Bảng tần suất kết quả kiểm tra lần thử nghiệm 1 về kiến thức của

CBQL, giảng viên ĐHSP 153

Bảng 3.9. Phân bố tần suất

fi , tần suất tích luỹ

fi về kiến thức của nhóm

thử nghiệm và nhóm đối chứng lần thử nghiệm thứ nhất 153

Bảng 3.10. Bảng tần suất kết quả kiểm tra sau lần thử nghiệm 2 về kiến thức

của CBQL, giảng viên ĐHSP 155

Bảng 3.11. Phân bố tần suất

fi và tần suất tích lũy

fi về kiến thức của nhóm

thử nghiệm trong lần thứ nhất và lần thứ hai 156

Bảng 3.12. Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL, giảng viên ĐHSP ở lần thử

nghiệm 1 157

Bảng 3.13. Kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL, giảng viên ĐHSP ở lần thử

nghiệm 2 158

Bảng 3.14. So sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL, giảng viên ĐHSP ở

lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2 158

Hình:

Hình 3.1. Vòng đời đánh giá và phản hồi quản lý hoạt động đánh giá 140


DANH MỤC BẢNG, HÌNH


Biểu đồ 2.1. Phân bổ phiếu theo đối tượng khảo sát ở các đơn vị khảo sát 62

Biểu đồ 2.2. Phân bổ phiếu khảo sát của sinh viên theo năm học 63

Biểu đồ 2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP

theo tiếp cận năng lực 83

Biểu đồ 2.4. Thực trạng hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo

TCNL qua khảo sát CBQL, giảng viên 84

Biểu đồ 2.5. Thực trạng hình thức đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL qua khảo sát sinh viên 84

Biểu đồ 2.6. Thực trạng về sự phù hợp của các hình thức đánh giá kết quả học tập

của sinh viên ĐHSP qua khảo sát CBQL, giảng viên 85

Biểu đồ 2.7. Thực trạng về sự phù hợp của các hình thức đánh giá kết quả học tập

của sinh viên ĐHSP qua khảo sát sinh viên 86

Biểu đồ 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá KQHT của sinh

viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực qua khảo sát của CBQL, giảng viên 91

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bổ tần suất

fi lần thử nghiệm 1 154

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tần suất tích lũy

fi lần thử nghiệm 1 154

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bổ tần suất

fi lần thử nghiệm 1 và lần thử nghiệm 2...156

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tần suất tích lũy

fi lần thử nghiệm 1 và lần thử nghiệm 2 156

Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả về trình độ kỹ năng của CBQL và giảng viên ĐHSP ở lần thử nghiệm 1 và thử nghiệm 2 159

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đánh giá là khâu hết sức quan trọng của quá trình dạy học nói chung, quá trình đào tạo ở trường ĐH nói riêng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD, đào tạo. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT Việt Nam hiện nay, đổi mới đánh giá KQHT của người học được xem là khâu đột phá.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [1, tr 5]. Trong đó, “đánh giá kết quả GDĐH theo hướng chú trọng NL phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; NL nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; NL thực hành, NL tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc” [1].

Như vậy, đánh giá KQHT của SV theo TCNL là nội dung cốt lõi trong đổi mới phương thức đào tạo ĐH trên thế giới và ở Việt nam hiện nay. Đánh giá KQHT của SV theo TCNL đòi hỏi SV phải thực hiện những nhiệm vụ thực sự diễn ra trong cuộc sống, trong nghề nghiệp sau này của mình, chứ không đơn thuần ĐG những kiến thức, kỹ năng mà SV đã tích lũy trong quá trình đào tạo. Có đánh giá KQHT của SV theo TCNL, các trường ĐH mới xác định một cách chính xác, khách quan “chuẩn đầu ra” đối với sản phẩm đào tạo. Khi CTĐT của các trường ĐH đang được xây dựng và phát triển theo các xu hướng hiện đại (POHE, CDIO…) thì yêu cầu đánh giá KQHT của SV theo TCNL càng trở nên cấp thiết hơn, đòi hỏi QL hoạt động này phải đồng bộ, đảm bảo tính khoa học hơn. Vì vậy, vấn đề đánh giá KQHT và QL đánh giá KQHT của SV theo TCNL cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống làm cơ sở cho việc triển khai hoạt động này trong các trường ĐH nói chung, các trường ĐHSP nói riêng.

1.2. Từ năm học 2020 - 2021, Chương trình GDPT 2018 đã được triển khai trong phạm vi cả nước. So với chương trình GDPT trước đây, Chương trình GDPT 2018 đã có sự đổi mới toàn diện, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, ĐG kết quả GD theo định hướng phát triển NL của học sinh. Chương trình GDPT 2018 cũng đặt ra các yêu cầu mới đối với các trường ĐHSP, đòi hỏi các trường ĐHSP phải đổi mới phương thức đào tạo, trong đó đổi mới đánh giá KQHT của SV theo TCNL là khâu quan trọng.


1.3. Hiện nay, trong các trường ĐHSP, việc đánh giá KQHT của SV đã bước đầu có sự đổi mới theo hướng TCNL như tăng cường ĐG khả năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng của SV vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn - nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá KQHT của SV theo TCNL vẫn còn có những bất cập nhất định về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức ĐG và nhất là chưa tập trung ĐG được những NL cần hình thành cho SV trong quá trình đào tạo. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân như nhận thức và kinh nghiệm tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá KQHT của SV theo TCNL của đội ngũ CBQL các phòng ban chức năng, GV các khoa đào tạo còn có bất cập, chương trình đào tạo, CSVC...chưa thích ứng với yêu cầu đánh giá theo TCNL.

Việc nghiên cứu các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH và chương trình GDPT 2018 là vấn đề có tính cấp thiết. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHSP trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

4. Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT của SV ở các trường ĐHSP theo TCNL nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp QL có cơ sở khoa học, có tính khả thi dựa trên chức năng và nội dung QL như: xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động đánh giá KQHT của SV theo TCNL; bồi dưỡng nâng cao NL đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cho đội ngũ CBQL, giảng viên; xây dựng khung năng lực làm căn cứ để đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL; thiết lập các điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

5.3. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Luận án nghiên cứu quản lý hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP hệ chính quy theo TCNL. Do hạn chế về thời gian, và qui mô nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến đánh giá và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL với nội dung chủ yếu về các NL chung và các NL sư phạm đặc thù mà sinh viên ĐHSP cần có mà không đi sâu vào các học phần và các chuyên ngành đào tạo cụ thể.

- Địa bàn khảo sát: Các trường Đại học: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Thái Nguyên,

ĐH Vinh, ĐHSP Huế, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

- Thời gian khảo sát: trong các năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019.

7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Quan điểm tiếp cận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống

Đánh giá và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL là một hệ thống gồm nhiều thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình ĐG, đồng thời có sự tham gia của nhiều chủ thể với các nội dung và chức năng QL khác nhau. Hiệu quả của QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên.

Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL cần xem xét một cách hệ thống, toàn diện với nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, với vai trò, chức năng của các chủ thể ĐG và các cấp QL khác nhau; trong trạng thái vận động và phát triển.

7.1.2. Tiếp cận hoạt động

Đánh giá KQHT của SV theo TCNL là hoạt động quan trọng trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP. Hiệu quả của đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL phụ thuộc vào hoạt động ĐG của GV, tự ĐG của SV với tư cách là chủ thể của hoạt động đào tạo, của các cấp QL với tư cách là chủ thể QL hoạt động ĐG.


Quán triệt quan điểm này, trong QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL đòi hỏi phải phát huy vai trò tự chủ của GV, kết hợp với tự đánh giá của SV, vai trò tổ chức, chỉ đạo, giám sát của các cấp QL trong nhà trường.

7.1.3. Tiếp cận năng lực

TCNL là một xu thế mới của GD nói chung, GDĐH nói riêng, tập trung vào việc hình thành ở SV những năng lực theo CĐR nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Điều này đòi hỏi các trường ĐHSP phải đổi mới quá trình đào tạo, chú trọng phát triển các phẩm chất, NL chung và các NL đặc thù cho SV, trong đó ĐG là khâu trọng yếu.

Vì vậy, TCNL là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu hoạt động ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP. Mặt khác, ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL đòi hỏi phải hướng đến sự phát triển các NL chung, NL đặc thù của sinh viên ĐHSP, sự tiến bộ của SV ở từng giai đoạn học tập để khi ra trường họ có thể nhanh chóng thích ứng với thực tiễn hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và NL học sinh ở trường phổ thông hiện nay.

7.1.4. Tiếp cận nội dung và chức năng quản lý

Mục tiêu, nội dung QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL được hiện thực hóa thông qua các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL. Quán triệt quan điểm tiếp cận nội dung và chức năng QL đòi hỏi khi đề xuất các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL phải dựa trên các nội dung và chức năng QL.

7.1.5. Tiếp cận thực tiễn

Quan điểm này đòi hỏi quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn của các trường ĐHSP; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn của thực tiễn để đề xuất các giải pháp QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL có cơ sở khoa học và có tính khả thi.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phối hợp các nhóm phương

pháp nghiên cứu sau đây:

7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến ĐG và QL hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP theo TCNL, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành hệ thống lý luận của đề tài.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí