Sử Dụng Các Phạm Trù Đối Lập Về Thời Gian Trong Cùng Câu Thơ Hoặc Giữa Các Câu Thơ Với Nhau


- Tiêu dao cơm chẳng bận sớm chiều

- Con tiên nảy đàn tính sớm hôm

- Hoa tươi qua xuân hạ chầu trời”

Ngoài ra cùng với việc xây dựng dòng thời gian này, tác giả dân gian đã biết sử dụng những hình ảnh biểu trưng:

“- Hoa đào đã rụng bên cửa ngõ

Hoa quế dương đã tỏa hương thơm

- Bóng dương đà gác đỉnh núi non

- Hoa đến mùa hoa héo lại tươi”.

Cùng thời gian xa cách, hai vợ chồng chàng Lưu và nàng Hán Xuân mỗi người một ngả. Hán nàng lưu lạc trên mường trời được Phật bà cho gậy thần và kính Phật quán để cứu chồng. Cùng thời điểm này chàng Lưu Đài bị lưu lạc dưới Long cung, thời gian được miêu tả khá rõ nét, thể hiện qua các câu thơ sau với các từ: xuân, đêm ngày, mùa xuân, giờ, bốn mùa, đêm, ngày, thu đông, năm, trăng (chỉ thời gian ngày rằm)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

“- Xuân tới, trăm hoa tươi nhụy đỏ

- Suốt đêm ngày canh gác cửa dinh

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày - 11

- Mùa xuân khoe thắm nhụy gió xuân

- Giờ này tới cửa đại ơn nàng

- Bốn mùa gió lọt xuôi cửa sổ

Đào đêm trong rèm cửa khoe hương

- Giao bách quan chọn coi ngày tốt Đức vua định ngày cưới gả nàng”

- Bốn mùa chuyển thu đông dồn dập

- Ngày nối ngày quanh khắp nên năm

- Trăng vằng vặc thiên thu khoe sắc

- Ngày đêm liền ở chốn Long quân.


Nhìn chung đặc điểm nổi bật của thời gian siêu thời gian ở hai mường (cho dù là mường âm hay mường trời) đều tồn tại một cách vĩnh viễn, bất biến, qua đó thể hiện được quan điểm của người Tày về một thế giới phi thực tại. Ở thế giới đó, con người có thể đo đếm thời gian với hệ thống thời gian đầy đủ: ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây…có sự tuần hoàn liên tục của bốn mùa, của ngày đêm…Cách tính thời gian trong thế giới vô hình đó đã cho thấy sự khám phá mới mẻ của người xưa về dòng thời gian siêu thời gian, đem lại giá trị nghệ thuật đặc sắc cho truyện thơ Tày.

3.1.4. Nhận xét chung về gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một yếu tố cơ bản để xây dựng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Thời gian vật chất phản ánh hiện thực của thế giới khách quan được các nhà văn cảm nhận và đưa vào tác phẩm của mình. Qua đó tác giả có thể cảm nhận thêm nhiều khía cạnh về đời sống con người một cách chân thực.

Thời gian nghệ thuật trong truyện thơ Tày đa dạng về hình thức thể hiện. Mỗi kiểu thời gian đều có tính chất, đặc điểm riêng.

Các dòng thời gian trên đều chi phối đến con người, nó phản ánh sinh hoạt cuộc sống tự nhiên mang tính truyền thống, thể hiện thế giới quan của người xưa trong truyện thơ Tày (nhìn lá vàng có thể biết được thời gian vào mùa thu, cây cối đâm chồi nẩy lộc có thể biết được thời gian vào mùa xuân, nhìn cây cối héo úa lụi tàn có thể biết được thời gian vào mùa đông…)

Thời gian ở đây mang tính ước lệ, từ tên gọi đến các khoảng cách thời gian được rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Đặc biệt, ở truyện thơ không thấy xuất hiện dòng thời gian gắn với lịch sử sự kiện... mà chỉ nói rất chung chung, chúng ta thường khó xác định thời điểm cụ thể diễn ra câu chuyện ấy trong tiến trình lịch sử.

Thời gian trong tác phẩm truyện thơ là thời gian tuyến tính một chiều nhưng đó là thời gian mang tính khép kín. Khi kết thúc tác phẩm, câu chuyện


khép lại, kết thúc tác phẩm cũng là kết thúc số phận nhân vật, đồng thời, thời gian cũng dừng lại, kết thúc. Ví dụ, trong tác phẩm Nam Kim Thị Đan, khi kết thúc tác phẩm, nhân vật thị Đan mất, chàng Nam Kim còn lại một mình trên cõi đời này viết lại câu chuyện buồn (bảy năm) để gần xa cùng nhớ…Cùng với kết thúc câu chuyện, số phận nhân vật Nam Kim cũng dừng lại ở đó. Chúng ta không được biết sau này chàng Nam Kim sống như thế nào, chàng có lấy ai không …Và cùng với việc kết thúc số phận nhân vật, thời gian nghệ thuật cũng dừng lại. Vì vậy, thời gian nghệ thuật có vai trò quan trọng để diễn tả tâm trạng của nhân vật (nhân vật tự sự và nhân vật trữ tình).

Thời gian nghệ thuật giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa trong cuộc đời. Vì thế mà con người có nhiều cách chiếm lĩnh thời gian khác nhau và quan niệm về thời gian nghệ thuật cũng có sự khác nhau. Thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan và nó được tác giả dân gian cảm nhận bằng tư duy qua thế giới quan của chính mình khi đưa vào truyện thơ Tày. Nó có vai trò trong việc thể hiện cấu trúc tác phẩm, thể hiện kết cấu đồng hiện: có thể trong cùng một thời gian mà có nhiều không gian hiện ra.


3.2. Các thủ pháp thể hiện thời gian nghệ thuật


3.2.1. Sử dụng các biểu tượng mang tính thời gian

Trong truyện thơ Tày, chúng ta thấy tác giả truyện thơ đã sử dụng các biểu tượng để chỉ thời gian về cuối ngày. Buổi chiều tà là lúc vạn vật tìm về nơi tổ ấm của mình để nghỉ ngơi. Hình ảnh “mặt trời” được sử dụng như một biểu tượng quen thuộc để chỉ thời gian chung chung vào buổi chiều (mặt trời gác núi, mặt trời nhá nhem, mặt trời xế bóng).

“- Mặt trời gác núi đã tới nhà

- Nói nhiều đã mặt trời gác núi

- Mặt trời lặn tây nhạc nhá nhem


- Mặt trời gần gác núi tây phương

- Học đến lúc mặt trời xế bóng

- Tới Thạch Bàn vừa xẩm mặt trời”

Không những thế trong truyện thơ, ta còn bắt gặp hình ảnh biểu tượng “vầng kim ô, ngọc thỏ” chỉ về thời gian cuối ngày.

“Vầng kim ô vừa khuất Tây Quan Ngọc thỏ soi bóng vàng, cất bước”.

Ngoài ra, truyện thơ Tày còn sử dụng hình ảnh biểu tượng bóng dương (cũng chỉ mặt trời) để diễn tả thời gian về cuối buổi chiều. Qua đó ta có thể thấy thời gian này cũng phần nào xâm chiếm tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm truyện thơ:

“- Bóng dương tà gác núi vấn vương

- Bóng dương tà đang ngả về tây

- Bóng dương tà gió rước buồm xuôi

- Bóng dương đà gác đỉnh núi non”.

Có nhiều cách thể hiện thời gian khác nhau. Hình ảnh “vầng thái dương” biểu thị thời gian vào lúc sáng sớm tinh mơ.

“Vầng thái dương vội ló tinh sương”

Còn hình ảnh “trăng, bóng quế” cũng là biểu tượng chỉ thời gian vào ban đêm, ta thấy hình ảnh này qua rất nhiều các câu thơ:

“- Bóng trăng vừa mới xế mờ mờ

- Lầu tây trăng còn lạnh lùng soi

- Trăng soi trên trời rạng mênh mông

- Như đêm rằm bóng trăng sáng tỏa

- Gió hiu hiu bóng quế cung trăng

- Trăng vằng vặc thu thiên khoe sắc”


Không chỉ có các biểu tượng của thiên nhiên chỉ thời gian mà âm thanh của các loài vật cũng là các biểu tượng mang tính thời gian: tiếng chim Queng quý, tiếng chim Khảm khắc, tiếng ve kêu, tiếng ong gọi…

“Tiếng chim Queng quý” kêu lúc đêm khuya thanh vắng trong mùa xuân đầu mùa hạ, nghe rất buồn bã. Nghe tiếng kêu của nó, ta có thể biết thời gian lúc này vào ban đêm .

“- Tiếng Queng quý buồn dứt đám cây

- Chim Queng quý kêu sầu mọi ngả”

“Tiếng chim Khảm khắc” cũng gợi nỗi buồn, chúng kêu vào thời gian ban đêm nghe càng ảo não.

“- Khảm khắc rừng xa xôi còn hót

- Tiếng Khảm khắc bên rừng quạnh quẽ

- Khảm khắc kêu từng tiếng trong rừng”

“Tiếng ve kêu” để chỉ thời gian vào mùa hè nhưng chất chứa đầy tâm trạng của nhân vật trong truyện thơ.

“- Ve sầu than ra rả thêm buồn

- Ve sầu ca dai dẳng than thân

- Tiếng ve kêu đưa đón ran ran”

“Tiếng ong gọi” để chỉ thời gian vào mùa xuân.

“- Ong gọi hoa tản mát tìm nhau

- Ong bướm bay qua lại cùng hoa

- Ong vui hoa các ngả tìm nhau

- Ong điệp vừa đương xuân hoa nở

- Ong điệp gặp mùa hoa đương độ”

Tóm lại các biểu tượng mang tính thời gian được tác giả truyện thơ sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu điển hình, mang lại giá trị nghệ thuật có tính hiệu quả cao cho truyện thơ dân tộc Tày.


3.2.2. Sử dụng các phạm trù đối lập về thời gian trong cùng câu thơ hoặc giữa các câu thơ với nhau

Khi tiếp xúc với tác phẩm truyện thơ, chúng ta thấy trong cùng một câu thơ có các phạm trù đối lập về thời gian như sớm - khuya, trước - sau, đêm - ngày, ngày chết - ngày sinh, xưa - nay… để thể hiện bản chất trái ngược về thời gian giữa các sự vật, hiện tượng với nhau làm tăng tính biểu cảm của lời nói. Có thể dẫn ra các ví dụ dưới đây:

- “Ngày đằng đẵng đêm trường mong nhớ

- Nhớ thương nàng dạ sầu sớm tối

- Lòng mong mỏi đêm thâu ngày đoạn

- Đêm thì nhớ ngày buồn mọi nỗi

- Đêm rầu rĩ, ngày buồn, nhớ bạn

- Em gái chị lệ tràn sớm tối

- Nam Kim đi sớm tối xăm xăm

- Năm cũ rồi năm mới thấy đâu”

[5: 256-275]


- “Ong gọi tiết đầu thu cuối hạ

- Trước không an sau an nay số

- Trước nghèo sau giàu có nên thân

- Bò cóc kêu tiếng thảm sớm khuya

- Đêm tối tăm ngày lại quang minh”

[1: 51-91]

- “Con mập mạp sớm tối nhà vui

- Trời còn khi tối sáng ngày đêm

- Bởi chồng tao xưa nay bụng tốt

- Trước sau vương chẳng hay soi xét

- Trước hung rồi sau cát sẽ yên”


[6: 162-255]

Không chỉ thấy sự đối lập này trong cùng câu thơ, chúng ta còn thấy giữa các câu thơ liền nhau, các phạm trù đối lập về thời gian được sử dụng rất linh hoạt, nhịp nhàng, phản ánh sự trái ngược của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cụ thể, trong tác phẩm Lưu Đài – Hán Xuân, có các phạm trù đối lập sau:

“- Ngày Lưu đi làm việc ruộng nương

Đêm lại về nhà trường đọc sách”

[6: 168]

“- Ban ngày lâu đài tẻ như không

Ban đêm hội lầu trang rầm rộ”

[6: 218]

“- Ngày chết ba nghìn lên trời thẳm

Ngày sinh xuống ba vạn thế gian”

[6: 223]

3.2.3. Sử dụng các câu hỏi tu từ về thời gian

Như đã biết, câu hỏi tu từ, về hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định được dùng để thể hiện cảm xúc. Có dạng câu hỏi không đòi hỏi câu trả lời, nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn.

Trong phạm vi nghiên cứu, trong các tác phẩm truyện thơ, ta thấy xuất hiện một loạt các câu hỏi tu từ về thời gian (bao năm? ngày nào? bao tháng? bao giờ? hay ngày trước? biết ngày nào? đến ngày nào? bao lâu? lúc nào? biết bao nhiêu năm? bao ngày?…):

“- Biết bao nhiêu năm trường cho lọt

- Nhớ ngày nào bạn ngọc hẹn ta

- Đời người hỏi ở được bao lâu

- Ăn xin biết bao năm mãn kiếp

- Con đi bao tháng trời trở lại


- Ngày nào mới đi lọt tổ sư

- Bao giờ về tới chỗ sơn lâm

- Biết ngày nào tới thầy Quỷ Cốc

- Bao giờ được ba khuốp tiết xuân

- Đi bao năm trở lại quê nhà

- Ngày nào con mới trở nên người

- Ta đã khổ biết bao xuân hạ”.

Tác phẩm truyện thơ sử dụng rất nhiều câu hỏi tu từ thời gian, góp phần làm cho hình tượng nhân vật trong tác phẩm trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, đồng thời cũng trực tiếp biểu lộ tâm tư tình cảm, cảm xúc của nhân vật.

3.2.4. Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và sự liên tưởng về thời gian

Các điệp từ, điệp ngữ trong truyện thơ có nhiều dạng khác nhau. Có khi lặp lại một từ, có khi lặp lại một cụm từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm thời gian, qua đó ta thấy được cảm xúc, thái độ của tác giả đối với quá trình diễn ra các sự việc hàng ngày của từng nhân vật trong tác phẩm:

“- Việc ngày ngày chán vạn vào ra

- Ngày nối ngày quanh khắp nên năm

- Chèo ngày một ngày hai đi mãi

- Ngày ngày ra cướp hại nhân dân”.

Điệp ngữ “bấy giờ”, “ngày trước”… chỉ những gì đã qua và điệp ngữ “ngày mai” chỉ những gì chưa đến… được lặp lại ở các câu khác nhau trong truyện thơ làm tăng giá trị biểu cảm khi sử dụng lời thơ, đồng thời nhấn mạnh sự việc đã có và những việc sẽ phải làm.

“- Bấy giờ nó lọt ra bãi cát

- Bấy giờ duyên én nhạn giao ca

- Bấy giờ nàng tươi xinh xuất hiện

- Bấy giờ Ngọc châu trai thưa gửi

- Bấy giờ nàng hoa Can phán dạy ”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023