+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, Công đoàn và Ban cha mẹ học sinh.
+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho học sinh nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác của học sinh.
+ Nền nếp thực hiện chuyên môn: ngày công, giờ công, tiến độ chương trình, tiến độ cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn... theo dõi việc thực hiện kỷ cương nền nếp của các tập thể học sinh.
+ Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết, nhận xét, bình xét thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của giáo viên trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc cuộc họp Hội đồng và của học sinh vào giờ chào cờ đầu tuần.
- Sự phối hợp đồng bộ khâu đánh giá GV của các TCM và Hiệu trưởng: Trong thực tiễn, có sự khác nhau về kết quả đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là GV tự đánh giá và CBQL đánh giá (TTCM và Hiệu trưởng), có thể do yếu tố chủ quan chi phối, do quan điểm của từng đối tượng khác nhau, cách hình thành thang đánh giá khác nhau dù có cùng nguồn minh chứng, luận cứ đưa ra, đó chính là sự khác biệt giữa nguồn “minh chứng” và “chất lượng minh chứng”. Bên cạnh đó, mức độ đáp ứng còn có sự khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố giới, thâm niên công tác, đơn vị công tác.
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại của tổ chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của TCM, Hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với Tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường và GV trước khi đưa ra quyết định của mình. Đối với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, Hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn, Đội thiếu niên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng
văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trưởng.
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tác giả đã đề xuất sau biện pháp. Tất cả các biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho nhau. Biện pháp này vừa là tiền đề vừa là cơ sở bổ trợ cho biện pháp kia và ngược lại. Để làm tốt công tác đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp, từng bước nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV các trường THCS thị xã Quảng Yên đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh riêng của từng nhà trường, phù hợp với nền kinh tế của từng địa phương.
Các biện pháp có mối quan hệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất với mục tiêu đánh giá đúng thực trạng chất lượng giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau, đôi khi hòa quyện với nhau và không thể tách rời nhau. Nhưng cũng có khi mỗi biện pháp lại ở một vị thế độc lập tương đối.
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm
Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 85 người bao gồm: 5 CBQL Phòng GD&ĐT, 20 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 20 tổ trưởng chuyên môn và 40 GV cốt cán các trường THCS thị xã Quảng Yên.
3.5.2. Cách đánh giá
Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.
- Rất cần thiết, rất khả thi nếu: X 2,5.
- Cần thiết, khả thi nếu: 2 X < 2,5.
- Không cần thiết, không khả thi nếu: X < 2.
3.5.3. Kết quả đánh giá
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi
của 6 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Các biện pháp QL | Mức độ cần thiết | Tính khả thi | |||||||||
RCT | CT | KCT | X | Thứ bậc | RKT | KT | KKT | X | Thứ bậc | ||
1 | Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp | 72 | 13 | 0 | 2.85 | 1 | 71 | 14 | 0 | 2.83 | 1 |
2 | Kế hoạch hóa hoạt dộng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn | 67 | 18 | 0 | 2.79 | 3 | 69 | 16 | 0 | 2.81 | 2 |
3 | Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả | 65 | 20 | 0 | 2.76 | 4 | 67 | 18 | 0 | 2.79 | 3 |
4 | Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp với việc xây dựng, phát triển, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV | 68 | 17 | 0 | 2.8 | 2 | 65 | 20 | 0 | 2.76 | 4 |
5 | Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên | 64 | 21 | 0 | 2.75 | 5 | 60 | 25 | 0 | 2.71 | 6 |
6 | Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV; phối hợp đồng bộ với đánh giá, xếp loại của các TCM và HT | 62 | 23 | 0 | 2.73 | 6 | 62 | 23 | 0 | 2.73 | 5 |
Trung bình | 2.78 | 2.77 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Chỉ Đạo Hoạt Động Đánh Giá Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Ở Các Trường Thcs Thị Xã Quảng Yên
- Kế Hoạch Hóa Hoạt Dộng Đánh Giá Xếp Loại Giáo Viên Theo Chuẩn
- Sử Dụng Hợp Lý Kết Quả Đánh Giá Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Với Việc Xây Dựng, Phát Triển, Bồi Dưỡng, Sử Dụng Đội Ngũ Gv
- Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13
- Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
3
2.5
2
1.5
Tính cần thiết
Tính khả thi
1
0.5
0
BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo nghiệm bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
Các chuyên gia đã đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất đều ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Thể hiện bằng điểm trung bình của tính cần thiết là 2.78; điểm trung bình của tính khả thi là 2.77 so với điểm trung bình cực đại là 3.0.
- Về tính cần thiết: Điểm trung bình có giá trị nhỏ nhất là 2.73 và cao nhất là 2.85. Qua đó cho thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất chứng tỏ các biện pháp đề xuất hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, trong đó biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp" được cho là cần thiết nhất với điểm đánh giá là 2.85. Biện pháp "Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV; phối hợp đồng bộ với đánh giá, xếp loại của các TCM và HT " được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.73.
- Về tính khả thi: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được các chuyên gia đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá tập trung và
đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.71; giá trị lớn nhất là 2.83 và điểm trung bình chung là 2.77 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, trong đó biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp" được cho là khả thi nhất với điểm đánh giá là 2.83. Biện pháp "Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên" được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.71.
Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cần thiết và tính khả thi.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1, trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi đã đề xuất sáu biện pháp QL, nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Tuy vậy việc vận dụng và khai thác lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi nhà trường và của mỗi CBQL. Dựa vào điều kiện thực tế mà người CBQL có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, đánh giá, đánh giá trong giáo dục, tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp GV trung học như: chuẩn nghề nghiệp và mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THCS, cụ thể là: mục đích, nội dung, và quá trình áp dụng Chuẩn. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.
Đề tài đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình hình chất lượng đội ngũ GV THCS thị xã Quảng Yên với những điểm mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo. Bên cạnh đó là những hạn chế như: Một số GV chưa tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học.
Việc áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học để đánh giá GV đã được tiến hành từ năm học 2011-2012. Căn cứ vào số liệu điều tra, khảo sát từ CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV trong các trường thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Căn cứ vào số liệu đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn được tổng hợp từ các trường THCS trên địa bàn, luận văn đã phân tích thực trạng về mức độ đáp ứng Chuẩn theo từng tiêu chí nhằm tìm ra những yếu tố tác động tới việc đáp ứng Chuẩn và nguyên nhân của thực trạng trên. Kết quả cho thấy phần lớn GV tự đánh giá hoặc được đánh giá ở mức xuất sắc và Khá; hầu hết GV đạt điểm tối đa ở các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong và
cách ứng xử. Những tiêu chí có mức độ đáp ứng thấp là: xây dựng môi trường học tập, giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong GD.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp mà luận văn đề xuất đã được các chuyên gia khẳng định sự cần thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả nghiên cứu được xây dựng trên những luận cứ khoa học và phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục; đặc biệt có tính thực tiễn cao khi hầu hết các trường THCS đã áp dụng Chuẩn để đánh giá giáo viên hàng năm, vì vậy khi tiến hành thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy xung quanh việc đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chưa giải quyết được thấu đáo mọi vấn đề. Đây chính là vấn đề đặt ra cho các hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
2. Khuyến nghị
2.2. Đối Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh
- Tăng cường chỉ đạo và định hướng cho các địa phương làm tốt khâu qui hoạch đội ngũ cán bộ, GV phối hợp với các địa phương biên soạn tài liệu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV các trường THCS theo Chuẩn đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.
- Nghiên cứu và ban hành những chính sách trong phạm vi địa phương nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhà giáo trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, các kiến thức bổ trợ cho nghề giáo như: Tin học, ngoại ngữ, các phần mềm khai thác và ứng dụng trong dạy học.