Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 16


Khi vận dụng, CBQL các trường cần phải linh động, vận dụng một cách sáng tạo sao cho phù hợp với từng điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất có kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và đều được đánh giá ớ mức cần thiết và tính khả thi cao. Điều này khẳng định rằng, các biện pháp được đề xuất hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long hiện nay.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận‌

Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh nói riêng và trong tỉnh Vĩnh Long nói chung được xem là một trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS trong nhà trường. Thực hiện HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT là nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GVCN ở trường THPT; góp phần nâng cao kiến thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn khi làm công tác chủ nhiệm, điều này giúp cho việc GVCN thực hiện đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long gồm nhiều nội dung như: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT; Kỹ năng tham vấn, tư vấn hướng dẫn cho học sinh THPT; Tổ chức hoạt động giáo dục NGLL và hướng nghiệp ở trường THPT; Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm; Giải quyết các tình huống trong công tác chủ nhiệm; Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT; Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh THPT; Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT; Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục; Tổ chức các hoạt động tập thể của học sinh THPT. Song song với các

112


nội dung nêu trên, HT cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Luận văn đã khái quát được cơ sở lý luận của HĐBD đội ngũ GVCN lớp và đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp của HT các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đã chỉ ra thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp của lãnh đạo nhà trường qua các chức năng quản lí: Xây dựng kế hoạch HĐBD đội ngũ GVCN lớp; Tổ chức thực hiện kế hoạch động bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp; Chỉ đạo HĐBD đội ngũ GVCN lớp; Kiểm tra đánh giá HĐBD đội ngũ GVCN lớp

Từ kết quả khảo sát, luận văn đã nêu lên mặt thuận lợi và khó khăn, mặt mạnh và mặt yếu đồng thời lý giải nguyên nhân thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các trường THPT ở trong thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đều thực hiện đầy đủ và khá hiệu quả các chức năng của quản lí. Tuy nhiên, vẫn còn một phần nhỏ CBQL và GVCN xem nhẹ công tác chủ nhiệm. Nhà trường chưa đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng. Khâu kiểm tra, đánh giá HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT tuy đã cụ thể hóa được qui định các tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá một cách thường xuyên và theo định kỳ, chú trọng đến đánh giá của giáo viên tham gia HĐBD đội ngũ GVCN lớp nhưng có lúc việc phối hợp các phương pháp đánh giá hoạt động này chưa phát huy hiệu quả. Vấn đề huy động, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, các nguồn lực cho việc tổ chức HĐBD đội ngũ GVCN lớp cũng được các nhà quản lí trường học quan tâm nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, kết quả huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế, việc bố trí thời gian HĐBD đội ngũ GVCN lớp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của từng trường, nhất là áp lực nặng nề về phân phối chương trình và chất lượng giảng dạy ở các bộ môn văn hóa khác. Thêm vào đó, kinh phí dành cho chế độ khen thưởng GVCN ở các trường THPT là không có, thiếu những chính sách dành cho người dạy, người học về công tác chủ nhiệm... Đội ngũ cốt cán làm công tác tập huấn chuyên sâu về vấn đề công tác chủ nhiệm ở các trường trong thị xã rất hạn chế. Các trường THPT có tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp về những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm nhưng chưa đi vào chiều sâu.

113


Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích được thực trạng quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã đề xuất được 6 biện pháp quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT có tính cần thiết và tính khả thi. Cụ thể:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, và giáo viên chủ nhiệm về HĐBD đội ngũ GVCN lớp trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT.

- Biện pháp 2: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục và đặc thù của đơn vị.

- Biện pháp 3: Đổi mới và cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐBD đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động tự bồi dưỡng.

- Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả HĐBD đội ngũ GVCN lớp.

- Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp.

Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình đánh giá nghiêm túc, kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu của tác giả. Những kết quả khảo nghiệm đã xác định được tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất. Việc sử dụng đồng bộ các biện pháp sẽ nâng chất lượng và hiệu quả của công việc quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể mở rộng, áp dụng vào quản lí HĐBD GVBM tại các trường THPT thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

2. Kiến nghị‌

Để nâng cao chất lượng quản lí HĐBD giáo viên, tác giả xin trình bày một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo‌

Thường xuyên phối hợp với Sở GD và ĐT mở các chuyên đề bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm cho GVCN và cho lực lượng chủ nhiệm kế cận.

114


Bổ sung nhiều tài liệu mang tính cập nhật và sát với thực tế công tác chủ nhiệm lớp của từng cấp học bởi HS của mỗi cấp học có đặc thù riêng.

Cần có qui chế và hướng dẫn thi GVCN giỏi giống như thi GV dạy giỏi các cấp nhằm động viên khích lệ những GVCN giỏi.

Cần phối hợp với Bộ tài chính đề xuất kinh phí khen thưởng GVCN giỏi giống như GVBM giỏi để Lãnh đạo các trường có cơ sở khen thưởng cho GVCN giỏi và đóng góp tích cực trong HĐBD tại đơn vị.


2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long‌

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ sư phạm cho GVCN lớp, tổ chức các buổi hội giảng về công tác chủ nhiệm cấp tỉnh với các chuyên đề khác nhau như “Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua giờ SHCN”; “Giáo dục giá trị sống cho HS thông qua giờ SHCN”; … để trao đổi, thảo luận và học tập lẫn nhau.

Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu để chia sẻ kinh nghiệm giữa các CBQL ở các trường THPT trong toàn tỉnh hay với các tỉnh bạn với chuyên đề “Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp trong các trường THPT”. Phát động và tổ chức phong trào thi GVCN giỏi cấp tỉnh.

Tăng cường trang bị đầy đủ tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm cho các nhà trường, tổ chức thi xử lý tình huống sư phạm cấp tỉnh, chọn ra các stình huống hay và thực tế để làm kỷ yếu cho GVCN trong tỉnh tham khảo.

Đề xuất với các trường Đại học đào tạo nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho Sinh viên ngành sư phạm.

Liên kết với các chuyên gia mở các lớp bồi dưỡng năng lực làm công tác chủ nhiệm cho GV các trường THPT hàng năm.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long‌

Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của GVCN đến toàn thể GV trong nhà trường.


Thực hiện linh hoạt, sáng tạo việc quản lí HĐBD đội ngũ GVCN lớp, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hơn nữa việc đổi mới PPBD theo hướng phát huy tính tích cực và tự giác, sáng tạo của người học, chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng CNTT hợp lý vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm.

Huy động tối đa các nguồn lực để kịp thời khen thưởng GVCN có những thành tích xuất sắc trong tự HĐBD và chủ nhiệm lớp đạt thành tích cao trong học tập và phong trào, đồng thời trang bị đầy đủ các tài liệu cập nhật mới phục vụ cho HĐBD.

Khuyến khích, động viên giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đổi mới phương pháp chủ nhiệm, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt.

Đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các khóa bồi dưỡng.

Tăng cường công tác xã hội hóa chủ động liên hệ với trường đại học sư phạm để triển khai các họat động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại cơ sở.

2.4. Đối với giáo viên chủ nhiệm ở các trường trường trung học phổ thông tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long‌

Thường xuyên cập nhật kiến thức về công tác chủ nhiệm, không ngừng tự học, tự nghiên cứu về nghiệp vụ sư phạm để nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân.

Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, với GV đã từng có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về những tình huống sư phạm thường gặp để làm vốn kiến thức riêng cho mình khi được phân công chủ nhiệm lớp, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình và những những trang web, các tài liệu hay phục vụ cho công tác chủ nhiệm, trong các lần sinh hoạt tổ chuyên môn hay họp giáo viên chủ nhiệm.

Phấn đấu học tập nâng chuẩn để đáp ứng tình hình đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29 – NQ/TW.


.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ‌


Thứ

tự

Nội dung

Trang


1

Huỳnh Thị Thùy Dung, (2018). Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm ở trường THPT, tr. 235. Kỷ yếu hội thảo “ Công tác quản lí trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông khu

vực Đồng Bằng Sông Cửu Long


118

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long - 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Về việc BD nhà giáo và CBQL giáo dục hằng năm.

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. (2013). Nghị Quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 12/2011/TT-BGD&ĐT, về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư số 30/2011/TT-BGD&ĐT ngày 8 tháng 8 năm 2011 thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông.

Bùi Thị Loan. (2007). Về công tác quản lí bồi dưỡng giáo viên THPT hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 176.

Bùi Thị Mùi. (2005). Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông. Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm.

Trần Châu Hoàn. (2012). Biện pháp quản lí của HT đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

Đàm Liên Quân. (2012). Biện pháp quản lí bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

Hà Nhật Thăng. (1998). Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hà Nhật Thăng. (2000). Những tình huống giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hà Nhật Thăng. (2004). Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông của. Hà Nội: Nxb Giáo dục.


Hà Nhật Thăng. (2009). Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hà Nhật Thăng và Phạm Quang Sơn. (2010). Rèn luyện kĩ năng sư phạm. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. (1998) Giáo dục học tập 1 và 2. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn. (1995). Những bài giảng về quản lí trường học, tập III, nghiệp vụ quản lí trường học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Hồ Văn Liên. (2009). Chuyên đề quản lí giáo dục và trường học.

Kỷ yếu hội thảo. (2010). Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Lê Kim Hương. (2013). Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.

A.X Makarenco. (2002). Giáo dục trong thực tiễn (Thiên Giang dịch). Thành Phố Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.

Mạc Thị Việt Hà. (2008). Một số chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên ở Nhật Bản. Tạp chí Giáo dục, số 204 - 12/2008.

Mai Văn Nhân. (2006). Các biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Sóc Trăng. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thanh Bình cùng cộng sự. (2011). Một số vấn đề trong Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Văn Được. (2012). Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.

Nguyễn Thị Liễu. (2017). Quản lí bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo khung năng lực vị trí việc làm. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 10/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí