Đánh Giá Về Chất Lư Ng Đội Ngũ Biểu Diễn Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội (Đơn Vị %)


Nâng cao trình độ chuyên môn

- Đề xuất tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ, chuyên môn cho đội ngũ quản lý theo diện quy hoạch, đội ngũ HĐBDNT phù hợp với năng khiếu, sở trường.

Cử cán bộ, chiến sĩ đi học tập kinh nghiệm của các Đoàn Văn công ở các Quân khu khác, cũng như ở các Đoàn nghệ thuật trong và ngoài địa bàn đóng quân thông qua các chương trình giao lưu nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật phối hợp, liên kết, hợp tác.

Tuy nhiên, tổ chức biên chế, sắp xếp bố trí, sử dụng nguồn nhân lực HĐBDNT có thời điểm chưa hợp lý. Số lượng, chất lượng của đội ngũ HĐBDNT chưa phù hợp với tính đặc thù tuổi đời, tuổi nghề, nhiều điểm mâu thu n với quy chế, quy định hiện hành. Đa số các Đoàn VCQĐ xuất hiện tình trạng quân số “thừa”, người biểu diễn “thiếu”, gây ứ đọng quân số, không thể tuyển dụng bổ sung đội ngũ HĐBDNT kế cận.

Điều động, phân công công tác cho một bộ phận cán bộ, diễn viên chưa phù hợp, như bổ nhiệm cán bộ quản lý không có thực tế hoạt động chuyên môn liên quan đến HĐBDNT. Phân bổ chỉ tiêu đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của các Đoàn VCQĐ, số lượng diễn viên ca - múa - nhạc chưa hợp lý. Sử dụng đội ngũ HĐBDNT có lúc, có nơi chưa phù hợp

Còn tồn tại tình trạng nguồn nhân lực HĐBDNT chất lượng cao xin ra quân, hoặc chuyển ngành. Nhiều Đoàn VCQĐ thừa diễn viên hát, múa thiếu nhạc công hoặc ngược lại.

Theo đánh giá của các cán bộ chiến sĩ của các đơn vị được các đoàn VCQĐ đến biểu diễn, chất lượng đội ngũ cán bộ của các đoàn VCQĐ được đánh giá như sau:


Bảng 6: Đánh giá về chất lư ng đội ngũ biểu diễn của các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %)


Nội dung

Theo thang điểm tăng dần từ 1- 5,

5 là điểm cao nhất cho năng lực tốt nhất

1

2

3

4

5

Điểm trung

bình

Thứ tự

1. Diễn viên hát

0.0

6.3

30.3

24.6

38.8

3.96

3

2. Diễn viên múa

2.2

12.5

34.3

14.3

36.6

3.71

4

3. Nhạc công

0.0

2.4

26.7

19.8

51.1

4.20

1

4. Nhạc sĩ

0.0

7.3

23.2

20.4

49.1

4.11

2

5. Đạo diễn

8.3

16.8

31.5

12.9

30.5

3.41

5

6. Biên đạo

6.5

20.6

30.7

9.7

32.5

3.41

5

7. MC

19.6

19.8

22.0

9.3

29.3

3.09

9

8. Kĩ sư âm thanh, ánh sáng

17.4

19.0

24.2

7.7

31.7

3.17

8

9. Người thiết kế phục

trang

16.8

11.5

27.7

9.5

34.5

3.34

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 12

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến của cán bộ, chiến sĩ đánh giá chất lượng đội ngũ biểu diễn của Đoàn Văn công, kết quả ở mỗi vị trí có mức độ đánh giá khác nhau. Trong đó, 3 vị trí được đánh giá có năng lực cao trong đội ngũ biểu diễn của Đoàn Văn công là nhạc công, nhạc sĩ và diễn viên hát với số điểm tập trung ở mức độ 4 và 5 điểm, cụ thể như sau:

1/ Nhạc công: có tới 51.1% cán bộ, chiến sĩ đánh giá năng lực ở mức độ cao nhất 5 điểm, không có ai đánh giá mức độ 1 là điểm thấp nhất, điểm trung bình tương ứng 4.20 điểm, xếp ở vị trí số 1.

2/ Nhạc sĩ: mức điểm tập trung dao động từ 3 đến 5 điểm trong đó trên


20.0% cán bộ, chiếm sĩ đánh giá năng lực ở mức 3,4 điểm, 49.1% cho đánh giá năng lực ở mức cao nhất 5 điểm, không có ai đánh giá mức độ 1 là điểm thấp nhất, Điểm trung bình là 4.11.

Với vị trí số 2, đội ngũ nhạc sĩ của các Đoàn VCQĐ đã kh ng định hiệu quả hoạt động trong phạm vi chuyên môn của mình. Bởi l , đội ngũ này vừa được đào tạo chính quy, vừa hoạt động tại các Đoàn VCQĐ song song với các Hội ngành nghề trong và ngoài Quân đội. Đa số các nhạc sĩ tại các Đoàn VCQĐ đều trưởng thành từ nhạc công, mà đội ngũ nhạc công hiện xếp vị trí số 1. Thời gian hoạt động, trau dồi chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm cộng với tuổi nghề dài nên lực lượng sáng tác đáp ứng tốt về yêu cầu nhiệm vụ của các Đoàn VCQĐ.

Tuy vậy, do chức năng nhiệm vụ là phục vụ bộ đội và nhân dân nên đối tượng khán giả rất đa dạng về thành phần, lứa tuổi, học vấn, tâm lý thưởng thức nghệ thuật,… như vậy d n đến nhu cầu thưởng thức cũng đa dạng. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhạc sĩ cần sáng tạo về nội dung, đề tài, thủ pháp xây dựng các tác phẩm âm nhạc sao cho cập nhật xu hướng âm nhạc mới ở trong và ngoài nước, kết hợp giữa chất liệu âm nhạc dân gian dân tộc Việt Nam với phong cách âm nhạc hiện đại… từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thưởng thức của cán bộ, chiến sĩ cũng như quần chúng nhân dân.

3/ Diễn viên hát: xếp ở vị trí số 3 với điểm trung bình 3.96, cụ thể có trên 30.0% cán bộ, chiến sĩ đánh giá năng lực ở mức độ 3 và 5 điểm, mức độ 4 điểm là 24.6%.

Đội ngũ diễn viên hát đa số được đào tạo tại Trường Đại học VHNT Quân đội, được đào tạo chính quy, bài bản. Tuy nhiên, hiện nay, do tuổi nghề ngắn nên đến một lứa tuổi nhất định, khi đứng trên sân khấu s không còn hấp d n khán giả. Bên cạnh đó, kĩ năng biểu diễn một số bộ phận diễn viên còn hạn chế từ biểu cảm âm nhạc, hoạt động giải phóng hình thể, kĩ thuật hóa


trang, kĩ năng tương tác khán giả…

Bảng 7: Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị

Tính đến năm 2021



Đơn vị

Độ tuổi Dưới 30

Độ tuổi 31 - 40

Độ tuổi 41 - 50


Ngoài 50

Đoàn Văn công Phòng không – Không quân


22


13


19


03

Đoàn Văn công Quân khu 1


26


20


06


0

Đoàn Văn công Quân khu 3


14


18


17


3

(Nguồn: Đoàn Văn công QK1; QK3; PKKQ cung cấp)

Theo Quyết định 346/QĐ-TM biên chế quân số các Đoàn VCQĐ tăng, nhưng chỉ tiêu đào tạo quân sự tại cơ sở đào tạo nguồn nhân lực HĐBDNT cho các Đoàn VCQĐ là Trường Đại học VHNT Quân đội giảm d n đến đội ngũ HĐBDNT kế cận ở một số Đoàn VCQĐ bị h ng hụt. Trong khi, các Đoàn Văn công vừa thiếu đội ngũ HĐBDNT, thì nhiều năm nay một số ngành như sáng tác, chỉ huy, diễn viên không có chỉ tiêu đào tạo liên thông quân sự, do đó phải tuyển chọn từ bên ngoài. Vì vậy, xuất hiện tình trạng “già hóa” đội ngũ HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ.

Điều này cũng tương tự đối với diễn viên múa. Diễn viên múa bên cạnh đó còn bị phụ thuộc vào sức khỏe về thể chất. Khi có tuổi thì cơ, xương, khớp hoạt động không còn mềm dẻo, đối với nữ còn ảnh hưởng do sinh nở…vì vậy vấn đề lứa tuổi chính là một nguyên nhân trong việc đánh giá chất lượng của đội ngũ này trong HĐBDNT

Nhóm đội ngũ biểu diễn của Đoàn Văn công chưa nhận được sự đánh


giá cao về năng lực là: MC, kỹ sư âm thanh, ánh sáng, người thiết kế trang phục. Cả 3 đội ngũ này có điểm trung bình dao động từ 3.09 đến 3.34. Với mức điểm đánh giá năng lực tập trung ở khoảng từ 1 đến 3 điểm như: MC có 19.6% đánh giá mức độ 1 điểm, 19.8% là 2 điểm. Tương tự, kỹ sư âm thanh, ánh sáng là 17.4% và 19.0% ở mức 1 và 2 điểm. Người thiết kế trang phục có 16.8% trong số những người được hỏi đánh giá ở mức độ thấp nhất 1 điểm, 2 điểm là 11.5%, mức độ 3 điểm 27.7%.

Ngoài ra, đánh giá về đội ngũ đạo diễn, biên đạo, diễn viên múa v n có tỷ lệ khá cao cán bộ, chiến sĩ đánh giá ở mức 2 điểm, đặc biệt là đội ngũ biên đạo có 20.6% lựa chọn ở mức 2 điểm. Đây cũng là đội ngũ đặc biệt góp phần vào chất lượng của các buổi biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công, tuy nhiên chưa nhận được mức đánh giá cao các cán bộ, chiến sĩ.

Lí giải cho việc đánh giá thấp về đội ngũ MC (người d n chương trình), thiết kế trang phục là trong biên chế của Đoàn Văn công không có biên chế cho người d n chương trình và thiết kế phục trang. Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo mỗi đơn vị s căn cứ vào tuổi nghề, hiệu quả hoạt động của đội ngũ diễn viên để bố trí sắp xếp các công việc như MC, thiết kế phục trang, hậu cần kĩ thuật. Tuy nhiên, đội ngũ này hầu như không có b ng cấp chuyên môn về lĩnh vực này mà chủ yếu tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động biểu diễn. Vì vậy, chất lượng của đội ngũ này chưa được đánh giá cao.

Kỹ sư âm thanh ánh sáng là đội ngũ nhận được số khá thấp từ khán giả. Lí giải về điều này có thể thấy, hiện nay các cơ sở đào tạo chuyên ngành kĩ thuật âm thanh, ánh sáng chính quy tại Việt Nam khá ít, bên cạnh đó, đây là chuyên ngành đòi hỏi áp dụng công nghệ kĩ thuật mỗi một thời điểm một nâng cao tùy theo thiết bị. Đa số các thiết bị được trang bị đều nhập khẩu nên quá trình tiếp cận và cập nhật về kĩ thuật, kĩ năng đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng cả kiến thức l n năng khiếu để làm việc. Đây cũng là chuyên ngành


khó nên chất lượng nguồn nhân lực này hiện nay còn nhiều hạn chế.

Suốt chặng đường hoạt động, sáng tạo đến nay, các nhạc sĩ, biên đạo, đạo diễn, diễn viên, kĩ thuật viên,... đã cùng tạo nên nhiều tác phẩm gắn liền với sự lớn mạnh của đất nước. Những thành tựu rất đáng kể để tạo nên một bức tranh nghệ thuật phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng HĐBDNT của một bộ phận trong đội ngũ HĐBDNT có mặt còn hạn chế. Nhận thức về vị trí, vai trò của nghệ thuật chuyên nghiệp Quân đội có biểu hiện giản đơn, chưa thấy được giá trị định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, sức lôi cuốn của hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp đối với bộ đội và công chúng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp có lúc, có nơi chưa thống nhất. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nghệ thuật của một số cán bộ, diễn viên chuyên nghiệp có mặt còn hạn chế. Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân 2018 đã cho thấy thực trạng về sự thiếu hụt tài năng nghệ thuật ở các đoàn, đặc biệt là mảng chỉ đạo nghệ thuật, tổng đạo diễn, biên đạo và các solist múa hoặc solo thanh nhạc. Sự thiếu hụt này khiến chúng ta đang có một nền nghệ thuật rất giống nhau [122].

Lý do các cán bộ chiến sĩ quan tâm đến hoạt động của các đoàn VCQĐ cũng là yếu tố mà các Đoàn cần xem xét, nghiên cứu để tăng cường sự quan tâm của cán bộ chiến sĩ đến các chương trình biểu diễn nghệ thuật của mình. Từ khảo sát cho thấy, yếu tố năng lực của đội ngũ nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng để các Đoàn VCQĐ có được sự quan tâm. Đặc biệt, với các cán bộ chiến sĩ tuổi đời dưới 30, yếu tố này càng được đánh giá cao.

Chính vì vậy các Đoàn cần có chính sách để bồi dưỡng, tao điều kiện cho nghệ sĩ của đoàn tham gia các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp quốc gia, tham gia các chương trình giao lưu văn hoá, nghệ thuật. Các nghệ sĩ trong Quân đội cũng cần tiếp cận với xu hướng nghệ thuật đương đại để nắm bắt thị


hiếu khán giả, tạo dựng thương hiệu cho cá nhân và đơn vị. Với đặc thù các đơn vị đều đóng quân ở các khu vực thành phố, là điều kiện thuận lợi để nghệ sĩ - chiến sĩ tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật lớn và có nhiều cơ hội thưởng thức các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như thuận lợi cho việc học hỏi, trau dồi chuyên môn, kĩ năng.


Biểu đồ 3: Lý do cán bộ, chiến sĩ quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


57.6%

61.6%

50.5%

25.7%

Có đội ngũ nghệ sĩ nổi Có truyền thống lâu đời Có chương trình hay Vì đây là đoàn duy

tiếng nhất có thể xem


(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Nghiên cứu tiến hành khảo sát về lý do các cán bộ, chiến sĩ quan tâm đến Đoàn Văn công cho thấy lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là do Đoàn Văn công có truyền thống lâu đời chiếm tới 61.6%; Thứ hai, Đoàn Văn công đó có đội ngũ nghệ sĩ nổi tiếng 57.1%; Thứ ba, Đoàn Văn công có chương trình hay là 50.5%.

Thấp nhất chỉ có 25.7% ý kiến cho r ng đây là đoàn duy nhất có thể xem. Bởi l hiện nay các đơn vị có thể thưởng thức các hoạt động biểu diễn của các đơn vị trong và ngoài Quân đội đến tham gia biểu diễn trực tiếp cho các cán bộ, chiến sĩ thưởng thức.


Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, một số cá nhân nghệ sĩ đã tham gia các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp và đạt được thành tích cao, sau đó được phân công nhiệm vụ công tác tại các Đoàn VCQĐ. Vì vậy các cán bộ chiến sĩ đã biết đến họ qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy 57,6 % lựa chọn có đội ngũ nghệ sĩ nổi tiếng. Đây là một điểm rất quan trọng để thu hút đối tượng thụ hưởng nghệ thuật cũng như kh ng định vị thế của Đoàn VCQĐ.

Bảng 8: Tương quan giữa tuổi với lý do quan tâm đến các Đoàn Văn công Quân đội (đơn vị %)


Dưới 30 tuổi

Trên 30 tuổi

1. Có đội ngũ nghệ sĩ nổi tiếng

61.8

51.9

2. Có truyền thống lâu đời

52.7

73.6

3. Có chương trình hay

55.1

44.3

4. Vì đây là đoàn duy nhất có thể xem

26.9

24.1

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Bảng 9. Số lư ng Nghệ sĩ nhân dân - Nghệ sĩ ưu tú của các đơn vị

Tính đến năm 2021


STT

Đơn vị

NSND

NSUT

1

Đoàn Văn công Quân khu 1

01

07

2

Đoàn Văn côngQuân khu 3

0

03

3

Đoàn Văn công Phòng không –

Không quân

01

08

(Nguồn: Đoàn Văn công QK1; QK3;PKKQ cung cấp)

Trung tá, NSƯT Dương Thị Kim Ngân, trưởng Đoàn Văn công Quân khu 1 cũng nhận định:

Qua thực tế, Quân khu 1 hiện nay các hạt nhân đang thiếu rất nhiều, thậm chí là không có (đặc biệt là nữ); mỗi đợt hội diễn quần chúng, Quân khu thường phải có quy chế mở cho mượn đơn vị kết nghĩa để hoạt động. Không có hạt nhân văn nghệ đồng nghĩa với việc các

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí