Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đến Nghệ Thuật Biểu Diễn Dân Gian


phú với Đào Lang (chồng), và các bậc danh nho như Phùng Trạng nguyên, Ngô Cử nhân và Lý Tú tài). Do vậy nên Lễ hội Phủ Giầy là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú và đặc sắc, mang tính riêng biệt. Hội Phủ Giầy vừa mang tính tôn giáo - Đạo Mẫu, Đạo Phật, vừa mang tính văn nghệ như hát chầu văn, múa rồng, kéo chữ, vừa là văn hoá tâm linh như các lễ nghi cầu cúng, lại vừa là văn hoá vật chất như lễ vật, cỗ cúng bánh giầy, ăn uống… Lễ hội Phủ Giầy thể hiện một bước phát triển của Đạo Mẫu Việt Nam xuất hiện từ lâu đời, song đến Mẫu Liễu Hạnh thì Đạo Mẫu mới được hoàn chỉnh. Mẫu được xây dựng thành một nhân vật tôn giáo hoàn chỉnh, một nhân vật văn hoá dân gian hoàn chỉnh, một sự tích đường bệ, phong phú trong truyền thuyết, và do vậy tín đồ của đạo Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp nơi, trong phạm vi toàn quốc, qui mô lăng, đền, phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh hoàn chỉnh. Là một lễ hội dân gian, lễ hội Phủ Giầy cũng cho thấy sự ảnh hưởng của màu sắc Phật giáo không chỉ trong tư tưởng, ý nghĩa và nghi thức diễn ra lễ hội.

Lễ hội chùa Trăm Gian: mở vào ngày mồng bốn tháng giêng tại Tiên Phương, huyện Chương Mỹ Hà Tây. Hội mở sớm, nhằm ngày hóa của đức Bồ tát Khai Sơn. Ngài có tên là Nguyễn Bình An, quê ở làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Bấy giờ, vào thời nhà Trần, ngài đến tu ở chùa Núi Tiên Lữ, nổi tiếng là một vị cao tăng thông tuệ Phật pháp, được dân sùng tín gọi là pháp sư và được triều đình coi trọng. Tương truyền ngài có nhiều phép lạ, hú gió gọi mưa, bước chân nhanh như gió. Từ chùa Tiên Lữ ngài đi mấy bước đã về đến Bối Khê, dấu chân thành những ao hồ như ở Quán Thánh, Lương Xá, ổ Vực và in trên phiến đá ở trước cửa chùa Bối, đến nay đều còn. Ngài lấy tương cà ở Bối Khê về Tiên Lữ nấu cơm cho thợ làm chùa ăn. Niêu cơm nhỏ mà đoàn thợ hàng trăm người ăn mãi không hết, chẳng khác gì niêu cơm Thạch Sanh. Năm 95 tuổi, ngày mười ba tháng


Chạp, ngài vào khám nhập định, đến mồng bốn tháng giêng, dân làng thấy có mùi thơm mới mở ra, thì hương thơm sực nức, hào quang sáng chói, biết là ngài đã hóa, mới lập bàn thờ. Ngài đã thành Thánh, Đức thánh Bối, tức là Bồ tát Bình Đẳng Hành Nghĩa, còn gọi là Bồ tát Khai Sơn. Khám thờ ngài được đặt trên gian gác lửng, có ván bưng, cửa luôn khép kín, tạo một không gian u tịch, linh thiêng ở bên trái điện Phật. Những người thành tâm hướng thiện đến cầu sẽ được ứng nghiệm. Truyền thuyết về ngài đậm màu sắc hoang đường kỳ ảo, nhưng đó là hình thức nghệ thuật dân gian nhằm tôn vinh một vị cao tăng đã trở nên linh thiêng trong dân chúng và phản ánh ước mơ tài sức của người bình dân. Trong lễ hội này ngày xưa thường có những cuộc thi đấu vật, đấu gậy, đánh cờ, múa rối nước. Ca dao có câu:

"Đình So, Quán Giá, Chùa Thầy Đẹp thì có đẹp, chưa tày Trăm Gian".

Lễ hội cầu ngư ở Hội An (hình 6): Đây là lễ hội thường bắt đầu trước mùa đánh cá mới. Thực ra ở mỗi địa phương, lễ cúng cá Ông lại diễn ra vào một ngày khác nhau: Vùng Nam và Trung Trung Bộ là mùa mưa bão (được cho là thời gian cá ông dễ bị lụy); ở Nam Bộ là kết thúc mùa đánh bắt, hoặc nhiều khi chỉ là một ngày do người dân xin xăm được ở Lăng Cá Ông. Trong quan niệm của người đi biển, cá voi là vị thần cứu mệnh của ngư dân mỗi khi gặp sóng gió, bão tố, do đặc tính sinh học thường bơi nương theo các vật trôi nổi trên biển khi gặp bão. Dân biển thành kính tôn cá voi là cá Ông, giống như cách gọi Ông cọp, Ông Ba Mươi của người vùng rừng. Tục thờ cá Ông Voi, theo nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông (Hội An, Quảng Nam), là sự giao thoa văn hóa và tín ngưỡng giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong, giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với thờ thần của người Chăm và ảnh hưởng của Phật giáo. Theo truyền thuyết của Phật giáo, cá Ông Voi chính là những mảnh áo cà sa của Đức Phật Bà Quan Âm ném xuống cứu những ngư dân đi


biển gặp bão. Còn trong truyền thuyết của người Chăm, cá voi chính là hóa thân của vị thần Pô Riyak (còn gọi là Thần Sóng), vị thần bảo hộ cho con người trên biển. Để nhớ ơn cứu mệnh của cá Ông Voi, hàng năm mỗi khi có cá Ông bị nạn dạt vào bờ (thường gọi là Ông lụy), ngư dân các vạn chài đều tổ chức lễ táng với các nghi thức linh đình, trọng thể như đối với một nhân thần. Sau ba năm, cốt cá Ông Voi được cải táng và đưa vào thờ tôn kính trong lăng. Dọc bờ biển từ Đà Nẵng tới Chu Lai, có rất nhiều nghĩa địa và lăng thờ cá voi do ngư dân dựng nên từ bao đời nay, cho đến nay vẫn được thờ cúng, nhang khói đều đặn. Trong đền thờ, bộ xương cá Ông được gọi là “ngọc cốt”.

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét riêng có trong các lễ hội dân gian đó là những điệu múa dân gian đặc sắc mà nguồn cội của nó được nảy sinh từ ngay chính những sinh hoạt lao động hàng ngày như: gặt lúa, chèo thuyền, bơi trải, vớt bèo, giã gạo, hay hình ảnh của cánh chim, cánh cò bay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Mỗi điệu múa lại chuyển tải và thể hiện một nội dung khác nhau nhưng vẫn mang đậm sắc thái nông nghiệp. Có những điệu múa mang tính phổ biến trong nhiều lễ hội như: múa sênh tiền mò lộn, múa lân, múa cờ (hình 7)..., có những điệu múa chỉ trong nghi thức tế thánh như: múa quạt, múa dâng hoa quả, múa kéo chữ…, lại có những điệu múa cổ chỉ gắn với nghi lễ trong một hội gắn với truyền thuyết về vị thần của làng như: múa ếch vồ, múa chèo trải cạn, múa bát dật, múa giáo cờ giáo quạt, múa ông Đùng bà Đà, múa Phật bà Quan Âm (hình 8)...

Trong các lễ hội dân gian, sự kết hợp hài hoà giữa múa dân gian và múa tôn giáo trong tín ngưỡng tâm linh là một phát hiện độc đáo để cư dân nông nghiệp thể hiện ước vọng của mình, làm vơi bớt đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hằng ngày, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tạo niềm tin

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 10


tươi sáng vào cuộc sống mới, khơi gợi tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. Minh chứng cho những yếu tố văn hoá đặc sắc đó, có thể kể đến một số điệu múa tiêu biểu như:

Múa Ếch vồ và Trải cạn ở hội Chùa Keo (xã Duy Nhất, Vũ Thư) mang màu sắc ảnh hưởng của Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước. Hai kiểu mùa này được giải thích là những hành động gợi nhớ về nguồn gốc của thiền sư Không Lộ, qua đó phản ánh phong tục sinh hoạt của cư dân sông nước. Điểm chung ở cả hai điệu múa là đều do 12 chân kiệu chính thực hiện xếp thành hàng đôi. Nhưng trong mỗi điệu múa lại có những điểm riêng: Ở điệu múa Ếch vồ, các chân kiệu múa tay không, kết hợp giữa các tư thế đứng - ngồi tạo cảm giác giống như một buổi biểu diễn vò thuật độc đáo. Ở điệu múa Trải cạn thì mỗi chân kiệu lại cầm trong tay một mái chèo mô phỏng hình ảnh thực tiễn của một con thuyền đang lướt đi trên sông, với hình ảnh chắc khoẻ và ý chí cộng đồng gắn kết nhịp nhàng, ngầm thể hiện tinh thần mạnh mẽ và ý chí chinh phục tự nhiên của con người.

Tục múa ông Đùng bà Đà ở hội chùa Hưng Quốc (Thuỵ Hải - Thái Thuỵ- Thái Bình) ghi trong thần tích bà chúa Muối gắn với tâm thức thờ tổ nghề làm muối của ngư dân Thái Bình. Trước ngày khai hội dân làng Quang Lang phải chuẩn bị rất nhiều công việc, trong đó một công việc rất quan trọng không thể thiếu là làm một hình nộm người đàn ông (gọi là ông Đùng), một hình nộm người đàn bà (bà Đà) và một số hình nộm trẻ con tượng trưng cho con trai - gái của ông Đùng bà Đà. Thân của hình nộm được đan bằng trúc sa, mặt to bằng chiếc nia với cách vẽ rất khôi hài, dí dỏm và đáng yêu. Quần áo được may bằng vải buồm cũ. Tục múa ông Đùng bà Đà thường diễn ra vào sẩm tối. Sau khi lễ Phật, Thánh ở đền, chùa xong, tiếng chiêng trống nổi lên thì ông Đùng bà Đà quyện vào nhau bắt đầu múa dọc các trục đường


quanh làng. Để tăng thêm không khí vui nhộn và sôi động cho điệu múa, con cái của ông bà lúc thì ngó nghiêng chỗ này chỗ khác, lúc lại nhẩy cẫng lên, hay chạy ra trước, ra sau. Khi điệu múa chuẩn bị kết thúc, ông Đùng bà Đà chạy thật nhanh để dân làng đuổi theo “phá đùng” - là lúc phát huy tính cộng đồng cao. Như vậy, trong các điệu múa dân gian diễn ra tại các lễ hội không chỉ là sản phẩm của sự sáng tạo, tích hợp giữa tư duy, tín ngưỡng nông nghiệp với văn hóa dân gian mà còn phảng phất tư tưởng, sắc thái tôn giáo nói chung mà đặc biệt là Phật giáo trong không gian, hoạt động và tiến trình của lễ hội dân gian Việt Nam.

Tính nhân văn và giá trị văn hoá còn lưu giữ trong những điệu múa cổ này trong các lễ hội Phật giáo có ý nghĩa rất lớn trong kho tàng văn hoá của dân tộc, cần phải được phát huy và bảo tồn những giá trị tốt đẹp đó.

Nhìn chung các lễ hội dân gian dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo luôn luôn gắn liền với những ngôi chùa nổi tiếng đã mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, đồng thời trở thành một phần tất yếu của đời sống tâm linh hướng thượng.

Tuy nhiên hiện nay, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đến tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam thì cũng còn tồn tại một số ảnh hưởng tiêu cực như sự pha trộn của nhiều màu sắc giữa các tín ngưỡng dân gian bản địa và Phật giáo, cộng thêm ảnh hưởng của Lão giáo và yếu tố Mật tông, cùng với sự phát triển của lễ hội ở các ngôi chùa là sự gia tăng của các hiện tượng phù phép, bùa chú, đồng cốt, mê tín dị đoan, kéo theo nó là sự gia tăng ngày càng nhiều hiện tượng đốt vàng mã gây lãng phí tài sản của nhân dân. Sự phát triển rầm rộ của các lễ hội chùa cũng có không ít vấn đề được quan tâm nảy sinh từ mặt trái của nó. Đó là sự phát triển của dịch vụ “ăn theo” như bán vàng mã, hương hoa, oản quả, đồ lưu niệm, hàng ăn uống…Du khách bị mời chào, co kéo, ép mua với giá “cắt cổ”. Chính vì vậy


trong các lễ hội đã xảy ra không ít những hiện tượng gây gổ, đánh nhau giữa những người làm dịch vụ và du khách, cộng thêm vào đó là nạn móc túi, cướp giật, ô nhiễm môi trường…đã làm cho chốn thờ Phật, Thần linh thiêng bị dung tục, để lại trong lòng du khách trong nước cũng như quốc tế những ấn tượng không tốt về một lễ hội văn hóa – tôn giáo. Thực trạng đó ở lễ hội chùa Hương, chùa Thầy… đã được các phương tiện thông tin đại chúng gần đây phản ánh rất nhiều. Ví như lễ hội chùa Thầy “du khách đến với Chùa Thầy mong được chiêm ngưỡng quần thể các ngôi chùa và các danh lam thắng cảnh đã có từ lâu, những dấu tích sự tu hành khổ cực và chứng kiến quãng đời còn lại của vị cao tăng - Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Nhưng nhiều năm nay, Chùa Thầy đang bị người dân nơi đây thương mại hoá, khiến nó mất đi nét đẹp của một danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Những trò cờ bạc bịp rải rác khắp nơi, những bãi trông xe chặt chém du khách, những bầy đoàn ăn xin bám chặt người đi trẩy hội, rác thải có mặt khắp mọi nơi...”[78]. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là làm sao, một mặt vừa tiếp tục tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo nói chung, cho sinh hoạt Phật giáo nói riêng được diễn ra thuận lợi đúng pháp luật và phù hợp với lợi ích của dân tộc. Mặt khác phải có những biện pháp nghiêm minh đối với những kẻ núp bóng tôn giáo phá hoại thuần phong mỹ tục.

2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến nghệ thuật biểu diễn dân gian

Nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam bao gồm nhiều thể loại như sân khấu dân gian (tuồng, chèo, cải lương…) và các hình thức âm nhạc và diễn xướng dân gian.

Sân khấu dân gian Việt Nam có đặc điểm dùng ngôn ngữ văn học làm cơ sở với cách hát và động tác cách điệu, với trang trí mang tính ước lệ. Sân khấu tao nhã thường là những tích truyện cổ truyền miệng từ trong dân gian


được khái quát hoá, nghệ thuật hoá, thường được bày ra ở các sân chùa, sân đình, bờ ruộng, bãi mía… nơi có số đông dân chúng tụ hợp thành làng xã. Tài nghệ cá nhân của diễn viên và ban nhạc nền với các nhạc cụ dân tộc là yếu tố chính thu hút người xem trong mỗi buổi diễn.

Yếu tố tôn giáo hình thành tư tưởng triết lý trong hầu hết các vở diễn xuất phát từ tinh thần Bi, Trí, Dũng của đạo Phật. Tinh thần Phật giáo là một trong những nhân tố tiềm ẩn của một dòng ý thức ăn sâu bén rễ cấu tạo nền văn hoá Việt Nam nói chung và văn hóa dân gian nói riêng, để từ đó sân khấu dân gian truyền thống Việt Nam mang đến cho công chúng khán giả những bài học, những kinh nghiệm mang tính khái quát thông qua tác phẩm, quan niệm về cái đẹp đồng nghĩa với cái thiện và cái chân thật.

Chèo, cải lương là hình thức văn hóa dân gian truyền thống của dân tôc. Một số tích chuyện cổ Phật giáo được truyền tải, dàn dựng dưới hình thức này thể hiện tư tưởng của Phật giáo về: một sự đầu thai huyền bí, về luật nhân quả, về sự giã từ dương thế để về còi Phật, còi tiên, về sự linh hiển cứu nhân độ thế. Có thể kể đến một số vở như: Thị Kính hàm oan, Thị Mầu lên chùa, Tấm Cám…Cải lương có thể kể đến một số tích chuyện như: Cuộc đời đức Phật Di Đà, Kiều Mục Liên cứu mẹ, Quan Âm Nam Hải…(hình 9).

Theo nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật sân khấu truyền thống trong và ngoài nước, ở Việt Nam thời Lý - Trần, ngôi chùa là trung tâm văn hoá của cộng đồng làng xã, nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền đậm tính chất dân gian, thấm đượm hương vị Phật giáo. Sử chép rằng các vua Lý - Trần đã nhiều lần xuống chiếu đại xá các tội phạm biết ăn năn hối cải, chiếu miễn giảm thuế cho dân bị thiên tai địch hoạ. Các vua cùng các hoàng hậu cũng đã ra chỉ dụ lập chùa, xây đình, cất miếu khắp cùng đất nước từ rừng cao núi thẳm đến vùng đồng bằng đông đúc dân cư. Tinh thần Phật giáo nổi bật lúc bấy giờ thể hiện lòng nhân ái, lượng bao dung, đức hiếu sinh (Từ, bi, hỉ, xả), lấy hạnh phúc con người và sự giải thoát làm mục đích, không phân biệt già trẻ, gái trai, cao thấp, sang hèn. Tư tưởng Phật giáo


thông qua các tác phẩm sân khấu khuyến khích, tạo điều kiện cho con người tự ý thức, hành động, tự hoàn thiện và nhất là tự định đoạt lấy số phận mình, khẳng định sự tồn tại khoảnh khắc nhưng vô cùng quý báu của mình trong dòng sông miên viễn của vũ trụ.

Nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đời Lý - Trần chan hoà tinh thần Phật giáo. Nhân vật trung tâm xuất hiện trước khán giả là để truyển tải ý niệm nhân ái, bao dung, tư tưởng cốt tuỷ của một hình thức tôn giáo được Việt Nam hoá. Cuộc đời vĩ đại của Đức vua Trần Nhân Tông, người mở lối cho Thiền tông Việt Nam hiện diện một cách tự hào trong ngôi nhà Phật giáo thế giới. Sân khấu lúc bấy giờ hướng về tinh thần bất khuất của các vị cao tăng đạo cao đức trọng, tư tưởng uyên thâm, học Phật, yêu nước, yêu dân tộc… Từ cội nguồn này, sân khấu truyền thống dân tộc đi sâu ngấm dần vào tâm thức của dân chúng, hình thành sự rung cảm đồng điệu giữa người thưởng ngoạn và người làm nghệ thuật chân chính của mọi thời đại.

Trên sân khấu ca kịch cải lương Việt Nam hình thành từ những năm đầu thế kỷ, chủ đề Phật giáo đã được khai thác thiên về tính giáo dục. Những vở diễn được công chúng cũng như phật tử đón nhận nồng nhiệt và phần nào thỏa mãn trong cách lý giải và trình bày giáo lý của Đức Phật về thuyết “Nhân quả báo ứng”. Thuyết này bao trùm cả vũ trụ nhân sinh, chỉ rò người làm lành, gieo nhân thiện tất nhiên nhận được quả lành, người lỡ làm điều xấu xa, ác đức phải nhận lấy hậu quả đau lòng, nhưng nếu bản thân người ấy biết ăn năn cải hối tự mình sửa sai, tìm cách làm nhiều điều tốt thì họ vẫn được hưởng cái tốt của họ gieo đồng thời với những quả xấu mà họ đã gây ra trước kia. Những vở diễn có đề tài Phật giáo vẫn được dựng đi dựng lại hai hoặc ba thập niên nay tuy có sửa đổi tuỳ theo thời, nhưng tựu trung vẫn chuyển tải được cái rốt ráo của đạo Phật như thiện sẽ có thiện báo ứng, ác sẽ có ác báo ứng.

Vở “Tam Tạng thỉnh kinh” gợi mở cho người xem nhận thức phần nào hành trình gian nan qua trăm sông ngàn suối, trăm hiểm ngàn nguy để đi tìm chân lý giác ngộ, tìm lại cái bản lai diện mục của chính mình, hiểu mình, biết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022