Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 6


chúng b ng những tác phẩm có nội dung thiếu lành mạnh, đi ngược lại giá trị nhân văn của toàn nhân loại và thuần phong mỹ tục của đất nước.

Xét về mặt cấu trúc, biểu diễn nghệ thuật bao gồm các thành tố: Đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật bao gồm: tác giả kịch bản, nhà biên kịch, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, họa sĩ thiết kế sân khấu, nghệ sĩ hóa trang, nhân viên ánh sáng... Họ chính là người vừa sáng tạo, vừa là người đưa tác phẩm nghệ thuật tới công chúng, giúp công chúng nhận biết cái hay cái đẹp cái xấu trong nghệ thuật và trong cuộc sống [24].

- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Như đã trình bày, quản lý là biểu hiện đặc trưng cho quá trình điều khiển và d n hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức trong việc thực hiện một mục tiêu xác định. Quản lý có hiệu quả là quá trình can thiệp, điều chỉnh các yếu tố như nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực sao cho đạt được kết quả tốt nhất trong điều kiện có thể. Như vậy, HĐBDNT: là những cơ chế, chính sách được nhà nước ban hành nhằm giúp cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật được phát huy và đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật. Để thực hiện được điều này, cần chủ thể quản lý, là các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, và đối tượng quản lý, là HĐBDNT. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động khách quan như nhu cầu, thị hiếu, nhiệm vụ, các hoạt động có liên quan cũng tác động đến quá trình quản lý này.

- Đo n Văn Công Quân đội

Đoàn VCQĐ là một thiết chế văn hóa trong quân đội. Đoàn Văn công thuộc hệ thống các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong toàn quân. Các đơn vị nghệ thuật cấp Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng thống nhất tên gọi là Đoàn Văn công.

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công quân đội

HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ là một bộ phận không thể thiếu trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

đời sống tinh thần của người lính, bao gồm các hoạt động biểu diễn ca, múa, nhạc,... Những hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao và làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi người lính mà còn tác động đến sự phát triển nhân cách, sự cân b ng và ổn định tâm hồn người lính, hướng đến những khát vọng, giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Điều đó được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật được lựa chọn khi biểu diễn, hướng người lính khỏi bản năng tầm thường, thấp hèn, cái xấu, cái tiêu cực để hướng đến những lí tưởng cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, đôi lứa, đồng bào, đồng chí,... Để thông qua những tác phẩm này, người lính cảm nhận được tình cảm thiêng liêng nơi hậu phương hay tiền tuyến, tự hào về sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam hay sự cảm thông s n sàng hi sinh, không ngại gian khổ để cống hiến, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

Cùng với đó, thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã khơi dậy những tình cảm mang giá trị nhân văn trong mỗi người lính, cũng như là cầu nối để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương đến với các cán bộ, chiến sĩ; góp phần định hướng, cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách, tăng cường khối đại đoàn kết toàn quân; đồng thời, là vũ khí tinh thần sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù, giữ vững niềm tin của nhân dân và lực lưỡng vũ trang đối với Đảng và Chính quyền, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách trong sáng của người chiến sĩ cách mạng; góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 6

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

- Các lý thuyết quản lý nguồn nhân lực

+ Thuyết quản trị nhân lực của Douglas McGregor


Học thuyết do Douglas McGregor [147] là kết quả của những tổng hợp các lý thuyết quản lý nhân sự được áp dụng ở phương Tây trong thập niên 60 của thế kỷ XX, trong đó đưa ra những giả thiết như sau: Con người nói chung không có bản tính bẩm sinh là lười nhác. Lao động trí óc hay lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là một trong những hiện tượng của con người. Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất nh m thúc đẩy con người thực hiện những mục tiêu của tổ chức.

Con người s làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân.

Với cách nhìn nhận về con người như trên, học thuyết này đặt ra các phương thức quản trị nhân lực như sau: Một là, áp dụng nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân. Hai là. khuyến khích nhân viên tự điều khiển việc thực hiện những mục tiêu của họ. Thúc đẩy nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. Ba là, nhà quản trị nhân sự và nhân viên phải có sự ảnh hưởng l n nhau.

Theo đó, để quản lý hiệu quả thì nhà quản lý cần phải chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của đơn vị nh m đạt được những mục tiêu, hiệu quả về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người. Đối với nhân viên, nhà quản trị cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu phát triển của của tổ chức. Sử dụng các biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức. Áp dụng lí thuyết này trong nghiên cứu, đề tài s đưa ra được những nhóm giải pháp tác động đến cơ chế, nh m gắn kết quyền và lợi ích của diễn viên trong các Đoàn VCQĐ, bởi yếu tố con người luôn quyết định thành công, là then chốt trong mọi giải pháp.

- Lý thuyết thành tố sáng tạo

Theo nghiên cứu này, sáng tạo là do những người có tố chất sáng tạo


làm ra. Cách tiếp cận này phát hiện ra những lý thuyết, phẩm chất cá nhân, những phong cách làm việc sáng tạo nổi bật [138, tr. 439 - 476].

Sự sáng tạo là việc tạo ra những ý tưởng mới (phải khác biệt so với những cái đã có trước đó), hữu ích, phù hợp với mục tiêu và có giá trị trong một lĩnh vực nào đó, sự sáng tạo chịu ảnh hưởng của cả yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường [136].

Lý thuyết về sự sáng tạo của Amabile (2012) lại cho r ng, có 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên đó là: chuyên môn, kỹ năng sáng tạo và động lực trong công việc [137].

Còn ở trong nước, tác giả Phạm Thành Nghị trong cuốn Tâm lí học sáng tạo đã đề cập quan điểm của Amabile, sáng tạo được được tạo ra bởi sự tương tác ba thành tố chính: những kỹ năng lĩnh vực phù hợp; những kỹ năng sáng tạo phù hợp và động cơ công việc hay động cơ nội sinh [76, tr.103]. Amabile cũng nhấn mạnh r ng các yếu tố tâm lí - xã hội có tác động quan trọng đến sáng tạo của tổ chức nói chung. Sản phẩm sáng tạo của tổ chức s đạt mức cao nhất khi lãnh đạo dân chủ và hợp tác, cấu trúc tổ chức mềm dẻo thay vì cứng nhắc, thành phần tổ chức đa dạng [76].

Hoạt động sáng tạo của tổ chức cũng được thúc đẩy bởi các động cơ. Câu hỏi đặt ra động cơ sáng tạo của tổ chức được xác định như thế nào, hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ chức được khuyến khích, được tạo động lực như thế nào trong hoạt động đi đến sáng tạo của tổ chức.

Căn cứ nội dung lí thuyết nêu trên, các quan điểm lí thuyết này có giúp ích gì cho các tổ chức đơn vị nghệ thuật hay không? Câu trả lời là có. Trên cơ sở lí thuyết này, nhà quản lí có thể thấy được sự mong đợi của người lao động b ng cách thiết lập một tâm thế chung của nhóm về tầm quan trọng và sự đa dạng của công việc. Mục tiêu của các nhà quản lí là tập hợp mọi người trong tổ chức để đạt được các kết quả đã đề ra, từ đó hỗ trợ sự thành công của tổ


chức [125, tr. 25].

- Lý thuyết quản lý h nh ch nh

Lý thuyết này được hình thành bowir Henry Fayol (Pháp) và Max Weber (Đức). Với tác phẩm Administratinon Industriell et Generale (Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát (1916)), Henry Fayol, cho r ng năng suất lao động kém là do công nhân không biết cách làm việc, và không được kích thích kinh tế đầy đủ, Fayol cho r ng năng suất lao động của con người làm việc chung trong tập thể tuỳ thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị. Bên cạnh 5 yếu tố quan trọng trong tổ chức là: sản xuất, tiếp thị, tài chính, quản lý tài sản và con người, kế toán thì việc điều hành, sắp xếp một tổ chức đóng vai trò rất quan trọng. Để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức, Fayol đã đề nghị các nhà quản trị nên theo 14 nguyên tắc quản trị:

1) Phải phân công lao động.

2) Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm.

3) Phải duy trì kỷ luật trong xí nghiệp.

4) Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy nhất.

5) Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy.

6) Quyền lợi chung phải luôn luôn đặt lên quyền lợi riêng

7) Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc

8) Quyền quyết định trong doanh nghiệp phải tập trung về một mối.

9) Doanh nghiệp phải tổ chức theo cấp bậc từ giám đốc xuống đến công nhân.

10) Sinh hoạt trong xí nghiệp phải có trật tự

11) Sự đối xử trong xí nghiệp phải công b ng.

12) Công việc của mỗi người trong xí nghiệp phải ổn định

13) Tôn trọng sáng kiến của mọi người

14) Doanh nghiệp phải xây dựng cho được tinh thần tập thể.


Có thể thấy, các nguyên tắc này đến nay v n là các nguyên tác quản lý cơ bản trong các đơn vị hành chính nhà nước. Cách quản lý các đơn vị trong quân đội cũng thực hiện theo các nguyên tắc này.

Kèm theo 14 nguyên tắc, Fayol cũng đưa ra 6 chức năng chính của quản lý là: dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm soát. Có thể thấy, các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, các đơn vị quân đội nói riêng đều thực hiện hoạt động quản lý dựa trên các chức năng này. Mặc dù vậy, không phải chức năng nào cũng được thực hiện tốt. Đề tài cũng dựa vào các chức năng này để xem xét hoạt động quản lý của các đoàn VCQĐ hiện nay.

Góp phần phát triển cho lý thuyết quản lý hành chính là Max Weber. Ông làm rõ hơn nguyên tắc giữa quyền hạn và trách nhiệm phải được xác định rõ ràng, phân công, phân nhiệm chính xác. Những nét nổi bật trong học thuyết của Weber v n còn giá trị đến ngày nay phải kể đến quan điểm về sự rõ ràng, cụ thể trong phân công lao động đi kèm với thẩm quyền và trách nhiệm, việc thiết lập, phân cấp quản lý theo hệ thống thứ bậc từ trên xuốn dưới, sự rõ ràng, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm…

Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công b ng và được áp dụng thống nhất cho mọi người.

Theo Maz Weber thì quyền hành căn cứ trên chức vụ. Ngược lại chức vụ tạo ra quyền hành. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống chức vụ và quyền hành phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: Mọi hoạt động của tổ chức phải được quy định b ng văn bản, việc ra quyết định dựa trên thẩm quyền của chức vụ, chức vụ được giao dựa trên năng lực, việc ra quyết định của các cấp quản lý phải khách quan, công b ng.

Thuyết quản lý hành chính có những ưu điểm làm tăng năng suất lao động dựa trên sự sắp xếp, phân công hợp lý. Nhiều nguyên tắc quản trị của tư tưởng này v n áp dụng trong các tổ chức quản lý nhà nước cho đến ngày nay


như các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự uỷ quyền…

Hạn chế của thuyết quản lý hành chính là sự sắp xếp còn cứng nhắc, chưa tính đến các yếu tố môi trường, con người, bối cảnh xã hội, d n đến không có sự thay đổi, chuyển biến phù hợp với yêu cầu thực tế.

1.3. Khung phân t ch của đề t i

Ở góc độ quản lý nhà nước, quản lý hoạt HĐBDNT tại đơn vị nghệ thuật, Đoàn VCQĐ được hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, từ ra chủ trương, định hướng cho đến điều hành chung. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động của các đơn vị theo qui định của pháp luật, nh m đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, quản lý nhà nước đối với HĐBDNT trong các đơn vị nghệ thuật, Đoàn Văn công cũng không n m ngoài các khái niệm nêu trên, đó là kết quả tổng lực ở nhiều phương diện của nhà nước trong các phạm vi liên quan, nh m tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể của Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chính trị đề ra ở mỗi thời điểm khác nhau.

Vận dụng lý thuyết quản lý hành chính, lý thuyết quản trị nhân sự và lý thuyết thành tố sáng tạo, trên cơ sở xem xét những đặc điểm chung của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và trong quân đội nói riêng, đề tài đề xuất khung lý thuyết về các nội dung quản lý hoạt HĐBDNT trong Quân đội, làm cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp như sau:


- Chủ thể quản lý:


Bộ Quốc phòng

Bộ VH,TT&DL


Tổng Cục chính trị


Cục Tuyên huấn


Cơ chế phối hợp


Cục Nghệ thuật

biểu diễn


Sở VH,

TT&DL


Văn bản quản lý các cấp trong

Quân đội

Cục Chính trị


Đoàn VCQĐ

Văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực BDNT dân sự



Phó Trưởng Đoàn phụ trách HC – HC - KT

Trưởng Đoàn


Phó Trưởng Đoàn phụ trách chuyên môn



Quản lý


Quản lý


Xây dựng tổ


Quản lý chất

Thanh tra kiểm tra,

cơ sở vật

Nguồn

chức thực

lượng giám sát thi

chất

nhân lực

HĐBDNT

hiện KHBD

HĐBDNT

đua khen

thưởng


Lý thuyết quản lý

hành chính

Lý thuyết quản trị nhân sự


Cơ chế

quản lý


Lý thuyết

thành tố

sáng tạo


Lý thuyết quản lý hành chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022