Cơ Chế Quản Lý Các Đơn Vị Nghệ Thuật Công Lập Và Lực Lượng Vũ Trang


Trước yêu cầu đòi hỏi khách quan và quan điểm của Đảng lấy văn hóa là động lực trong phát triển đất nước, ngày 26 tháng 9 năm 1993, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam ban hành Quyết định tái lập lại Đoàn Văn công Quân khu 3, trong đó biên chế của đoàn gồm chỉ huy đoàn và 4 đội (Đội ca, đội múa, đội nhạc và đội Hành chính, Hậu cần, Kỹ thuật). Kể từ khi được thành lập, đoàn văn công Quân khu 3 đã tham gia hội diễn chuyên nghiệp toàn quân và đạt nhiều B ng khen, huy chương.

Trong những năm tháng chiến tranh, các nghệ sĩ, chiến sĩ Đoàn Văn công Quân khu 3 không quản gian khổ, hy sinh, có mặt tại các chiến trường ác liệt, như tuyến lửa Hàm Rồng (Thanh Hóa); Quảng Bình; Vĩnh Linh, Đường 9-Khe Sanh (Quảng Trị); những vùng mới giải phóng... phục vụ bộ đội và nhân dân. Đã có 3 nghệ sĩ của Đoàn hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Từ Đoàn Văn công Quân khu 3, nhiều nghệ sĩ đã trở thành những cây đại thụ của nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà, như: Nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Đình Thi, họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhạc sĩ Trần Hoàn... Nhiều nghệ sĩ, diễn viên trưởng thành dưới ngôi nhà Đoàn Văn công Quân khu 3 đã được tặng những giải thưởng cao quý, như nhà soạn chèo Tào Mạt được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhà viết kịch Hoài Giao; các nhạc sĩ: Huy Thục, Đôn Truyền, Nguyễn An, Trương Ngọc Ninh; biên đạo múa Trần Hoàng Hải, Xuân Cống được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhà soạn chèo kiêm đạo diễn Tào Mạt, ca sĩ Lê Dung được tặng danh hiệu NSND, hàng chục nghệ sĩ được tặng danh hiệu NSƯT...

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và cán bộ, chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ trong Quân đội, các thế hệ cán bộ, nghệ sỹ, diễn viên Đoàn Văn công Quân khu 3 đến với những thôn, xóm, bản làng biên giới, hải đảo, công trường, nông trường, nhà máy, xí nghiệp, những nơi xa xôi và gian khổ nhất


như: Quần đảo Trường Sa, Nhà dàn DK1, cả khi đất nước chưa im tiếng súng và trong thời bình... để mang lời ca, tiếng hát, hình tượng nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Đoàn Văn công Quân khu đã vinh dự được biểu diễn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại, các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, quân đội, Quân khu và các địa phương.

Đoàn Văn công Quân khu 3 đã tổ chức sáng tác, dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân trên địa bàn quân khu và một số đơn vị, địa phương trên cả nước. Các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn đã đến với bộ đội và bà con vùng sâu, vùng xa, nơi biên cương, hải đảo. Đoàn đã tham gia nhiều chương trình nghệ thuật lớn và đã đạt nhiều thành tích cao trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Đoàn còn tổ chức, xây dựng các chương trình nghệ thuật kỷ niệm các sự kiện chính trị của Đảng, đất nước, Quân đội, các hội thi, hội diễn, kỷ niệm ngày truyền thống các cơ quan, đơn vị, các ngành, các địa phương. Những tiết mục của Đoàn đã góp phần giữ gìn, tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng châu thổ sông Hồng, truyền thống của Quân đội, lan tỏa phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, xây dựng LLVT quân khu vững mạnh về chính trị. [PL4, tr. 256]

1.4.2.3. Đoàn Văn công Quân chủng Phòng không - Không quân

Số 212 Lê Trọng Tấn, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Đoàn Văn công thuộc Cục Chính trị, Quân chủng PKKQ được thành lập vào ngày 18/10/1964. Nhiệm vụ của Đoàn là sáng tác và biểu diễn nghệ thuật; góp phần xây dựng nhân tố chính trị và đời sống tinh thần cho bộ đội và nhân dân.

Ngay sau khi được thành lập được 3 tháng, Tết Ất Tỵ năm 1965, lần đầu Đoàn xuất quân vào biểu diễn phục bộ đội và nhân dân nơi tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình. Tiếp đó là hành quân đến các trận địa cao xạ, tên lửa, ra đa, sân bay và các đơn vị quân đội trên các tuyến đường ác liệt như: Đường 12,18,

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 8


20, Ngầm Tà Lê, Đèo Pu La Nhích; Đoàn biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ tại các trận địa chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), chiến trường nam Vĩ tuyến 20, Bến phà Long Đại, Bộ Tư lệnh Mặt trận 559, đường 9 Nam Lào, Đảo Hòn Mê… Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Đoàn đã biểu diễn phuc vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân từ Khu 4 trở vào được1.675 buổi.

Trong những ngày chiến đấu đánh trả cuộc tập kích đường không của Không quân Mỹ đánh phá vào Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố miền Bắc tháng 12 năm 1972. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công PK-KQ đã kịp thời cổ vũ, động viên quân và dân miền Bắc dũng cảm chiến đấu và chiến đấu thắng lợi; làm nên chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Đoàn Văn công PKKQ đã cử 03 đoàn cán bộ, nghệ sỹ theo sát các mặt trận để biểu diễn 150 buổi phục vụ bộ đội. Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn luôn là nguồn động viên, cổ vũ, khích lệ ý chí chiến đấu và tinh thần hăng say lao động sản xuất của quân và dân ta trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau năm 1975 đến nay, Đoàn đã sáng tác 216 tác phẩm có chất lượng cao để biển diễn phục vụ bộ đội và nhân dân. Mỗi năm Đoàn đã biểu diễn từ 100 đến 130 buổi phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh trên cả nước; 12 lần đến phục vụ bộ đội và nhân dân trên Quần đảo Trường Sa; tham gia Liên hoan ca múa nhạc dân tộc toàn quốc năm 1993 đạt giải xuất sắc; tham gia Hội diễn toàn quân năm 1995 đạt giải Nhì; tham gia Hội diễn toàn quân năm 2008 đạt giải xuất sắc, đứng thứ Nhì trong toàn quân (sau Đoàn Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội); tham gia Liên hoan ca múa nhạc các Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 đạt giải xuất sắc, nhất toàn quốc [PL4, tr. 248].


Tiểu kết

Trong tình hình hiện nay, công tác quản lý chịu tác động từ nhiều yếu tố từ nội tại đến ngoại sinh. Quản lý văn hóa nói chung và quản lý HĐBDNT nói riêng đòi hỏi phải có kĩ năng quản lý từ góc tiếp cận khoa học quản lý, đây là một hoạt động mang tính liên tục và tuân thủ những định hướng, nguyên tắc và cơ sở lý thuyết của các học giả, các nhà nghiên cứu. Các lý thuyết từ nhiều góc tiếp cận khác nhau như lý thuyết nghệ thuật học, lý thuyết quản trị nhân sự, lý thuyết thành tố sáng tạo đều hướng tới giải quyết các vấn đề của quản lý HĐBDNT từ nguồn nhân lực, chất lượng HĐBDNT…

Chương 1 của luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Từ các công trình có tính lý luận chung về quản lý văn hoá, quản lý hoạt động nghệ thuật trong và ngoài nước, đến các công trình có tính chuyên sâu về quản lý văn hoá nghệ thuật trong quân đội. Việc bao quát các công trình nghiên cứu giúp NCS tìm ra khoảng trống đề tài cần nghiên cứu, cũng như vấn đề có tính mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động nghệ thuật, NCS đã tổng hợp nên cơ sở lý luận riêng của đề tài. Khung lý luận của đề tài chỉ ra các nội dung của hoạt động quản lý nghệ thuật trong các đơn vị nghệ thuật quân đội với những đặc thù riêng biệt, đòi hỏi có cách đánh giá thực trạng đầy đủ và toàn diện, từ đây đưa ra những giải pháp hợp lý, có tính khả thi trong chương 2 và chương 3.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA CÁC ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Chủ thể quản lý v cơ chế quản lý

2.1.1. Chủ thể quản lý

Theo QĐ số 2223 QĐ/CT, Chủ thể quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ bao gồm:

- Với cấp ủy, chỉ huy cơ quan chính trị cùng cấp là mối quan hệ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp

- Với cơ quan tuyên huấn là mối quan hệ phối hợp, định hướng tổ chức hoạt động

- Với các cơ quan, đơn vị trong quân đội và các cơ quan văn hóa, banh ngành, đoàn thể địa phương là mối quan hệ phối hợp công tác.

Hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong quân đội phải thực hiện theo kế hoạch công tác của Tổng cục Chính trị hoặc các cơ quan chính trị quản lí trực tiếp đơn vị theo Quyết định số 2223/QĐ-CT ngày 24/12/2021 của Tổng cục Chính trị về việc Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời ngoài nhiệm vụ chính trị thì các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Quân đội phải thực hiện theo quy chế và Nghị định số 144/2020/NĐ- CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

2.1.1.1. Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị

Tổng cục Chính trị là cơ quan chỉ đạo và tiến hành Công tác Đảng, Công tác Chính trị trong Quân đội.

Cục Tuyên huấn trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan tham mưu giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị về công tác tuyên huấn cấp chiến lược trong toàn quân [157].


Cục Tuyên huấn là cơ quan quản lý, chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ trong đó có các Đoàn VCQĐ.

2.1.1.2. Cục Chính trị

Cục Chính trị (CCT) các Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh là cơ quan trực tiếp lãnh đạo chỉ huy Đoàn Văn công. CCT có nhiệm vụ định hướng mọi hoạt động của các tổ chức, của cán bộ chỉ huy, cán bộ chuyên môn, các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, không ngừng củng cố khả năng quốc phòng của đất nước, s n sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở đâu có bộ đội là ở đó có hoạt động Công tác Đảng, Công tác Chính trị trong Quân đội. Hoạt động của Đoàn Văn công là "vũ khí sắc bén" trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, Quân đội. Với chức năng của mình, Cục Chính trị thường xuyên nắm tình hình mọi mặt của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Quân đội trong đó có Đoàn VCQĐ. Thông qua HĐBDNT nh m thực hiện tốt chức năng tuyên truyền giáo dục, đưa văn hóa, thông tin, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ quân sự, an ninh quốc phòng tới các đơn vị cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của bộ đội và nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, nâng cao nhận thức, thẩm mỹ và ý chí chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh quốc gia.

Cơ chế quản lý bao gồm các phương diện: Công tác giáo dục nhận thức, chính trị; công tác tổ chức cán bộ; cơ chế chính sách; công tác dân vận,... Những nội dung này được duy trì song song với HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ, trong đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng nhất được thực hiện thông qua các HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ


2.1.2. Cơ chế quản lý và phối hợp

Bảng 1. Cơ chế quản lý các đơn vị nghệ thuật công lập và lực lượng vũ trang


BỘ CÔNG AN

CỤC CÔNG T C ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ

ĐƠN VỊ NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP CÔNG AN NHÂN DÂN

BỘ VHTT

& DL


CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

C C ĐƠN VỊ NGHỆ THUẬT CẤP TRUNG ƯƠNG

BỘ VHTT

& DL


SỞ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH

C C ĐƠN VỊ NGHỆ THUẬT CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

BỘ QUỐC PHÒNG


TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ

CỤC CHÍNH TRỊ

CỤC TUYÊN HUẤN

C C ĐOÀN VCQĐ

(Nguồn: NCS tổng hợp từ các Văn bản pháp lý)

Hiện nay cả nước có 117 tổ chức NTBD. Trong đó, có 12 tổ chức nghệ thuật trực thuộc Bộ VHTTDL, 88 tổ chức nghệ thuật thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch [PL4]

Bộ Công an hiện có 01 Nhà hát Công an Nhân dân trong đó quản lý 01 Đoàn kịch nói và 01 Đoàn Ca múa nhạc thuộc đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của Bộ Công An [PL4]

Các đơn vị nghệ thuật cấp Bộ Quốc phòng, gồm 03 đơn vị: Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Kịch nói Quân đội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội;

Các đơn vị nghệ thuật cấp quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng thống nhất tên gọi là Đoàn Văn công gồm Đoàn Văn công Quân khu 1,2,3,4,5,7,9; Quân chủng Hải quân; Quân chủng Phòng không - Không quân; Bộ đội Biên phòng

- 01 đơn vị thuộc Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu

- 02 đơn vị là Nhà hát Nghệ thuật thực hành và Nhà hát quân đội khu vực phía Nam thuộc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội [PL5]


Đơn vị nghệ thuật công lập: Chính phủ giao cho bộ VHTTDL nhiệm vụ quản lí nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Cục Biểu diễn nghệ thuật là cơ quan chịu trách nhiệm trước Bộ thực hiện nhiệm vụ này. Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố có chức năng tham mưu giúp UBND quản lí hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ở địa phương mình.

Các đơn vị nghệ thuật trong lực lượng Công an nhân dân: chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ VHTTDL dưới sự giám sát điều hành của Cục BDNT; các đơn vị cấp tỉnh, thành phố chịu sự quản lý trực tiếp của Sở VHTTDL dưới dự giám sát điều hành của Phòng chức năng của Sở VHTTDL, tổ chức hoạt động biểu diễn theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT- BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 10/2016/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưỏng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL và các quy định sau:

a) Việc thành lập Hội đồng nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại. Thông tư số 15/2013/TT- BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

b) Báo cáo Cục Công tác đảng và công tác chính trị duyệt nội dung, chương trình hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đoàn theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

c) Các đơn vị nghệ thuật ngoài vào biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị theo thẩm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022