Khái Quát Về Hoạt Động Các Đoàn Văn Công Quân Đội


- Nội dung quản lý

Triển khai văn bản, chính sách quản lý

+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn

+ Quản lý chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật

+ Quản lý nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật

+ Quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng

- Cơ chế, phương thức quản lý

1.4. Khái quát về hoạt động các Đoàn Văn công Quân đội

1.4.1. Khái quát chung

Văn hóa của QĐND Việt Nam là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, phát triển, gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Quân đội, là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc…Giá trị văn hóa trong quân đội ngày càng được bổ sung và phát huy trong quá trình xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; có đặc trưng riêng, độc đáo, đồng thời mang bản sắc chung, thể hiện tư tưởng, triết lý, nghệ thuật quân sự bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trong đời sống tinh thần, xu hướng thẩm mỹ, nhân cách, ý thức, tinh thần “bách chiến, bách thắng” của Quân đội mà hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ là một thành tố của văn hóa Quân đội [117, tr.413].

Trải qua gần 80 năm chiến đấu, xây dựng, trưởng thành, QĐND Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh. Trong suốt chặng đường đó, các hoạt động nghệ thuật luôn được chăm lo, nuôi dưỡng và lớn mạnh không ngừng; đóng một vai trò quan trọng, trở thành một hoạt động thường xuyên, cùng đồng hành với quá trình xây dựng, phát triển của Quân đội. Những hoạt động này xuất phát từ nhu cầu đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và đặc thù của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nên các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong


Quân đội đã được hình thành ngay từ khi Đảng ta thành lập ra các tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên. Trong giai đoạn đầu thành lập, các hoạt động nghệ thuật chủ yếu được thể hiện đơn giản, có tính tự phát hay chỉ là những hoạt động được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể như: kể về chuyện gia đình mình bị đế quốc phong kiến bóc lột, đè nén; đọc ca dao, hò vè; nói chuyện truyền thống quê hương, truyền thống dân tộc,... Sau này, các hình thức múa hát tập thể, biểu diễn dân ca, tuồng, chèo, kịch thơ, ca dao, v tranh, viết nhật ký, triển lãm lưu động, liên hoan văn nghệ,... lần lượt ra đời và mở rộng ở nhiều địa bàn, thậm chí nhiều hoạt động diễn ra tại mặt trận, ngay trong các chiến hào nóng bỏng, trên đường hành quân, trong cuộc sống h ng ngày, với sự hưởng ứng tham gia của đông đảo thanh niên xung phong, dân quân, du kích, dân công hỏa tuyến, bà con làng bản,...

Như vậy, từ phong trào văn nghệ quần chúng đã hình thành đội ngũ sáng tạo và hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp đặc biệt trong Quân đội với nhiều tác giả tên tuổi. Đồng thời họ là những văn nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng sâu rộng với quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Về sáng tác âm nhạc có Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Hoàng Vân, Huy Du, Nguyễn Đức Toàn, Trọng Loan, Doãn Nho, Huy Thục, Thuận Yến, Vũ Trọng Hối, Lê Lan, Nguyên Nhung, Đôn Truyền, nh Dương, Trí Thanh, Xuân Hồng, Ngọc Cừ, Phan Ngạn, Ngọc Lĩnh, Trương Ngọc Ninh, Hoàng Tạo, Lê Tịnh, An Thuyên, Văn Thành Nho, Trịnh Quý, Hoàng Bội, Đào Ngọc Dung, Đức Trịnh, Ngọc Khuê, Minh Quang, Nguyễn Tiến, Đặng Hùng, Đinh Tấn Phước, Xuân Thuỷ, Mai Kiên, Anh Thông, Viết Thân, Hồ Trọng Tuấn, Đỗ Bảo, Xuân Phương…Về Thanh nhạc qua các thời kỳ có các nghệ sĩ như Trần Chất, Đoàn Thiều, Cẩm Lan, Linh Cầm, Lê H ng, Linh Nhâm, Bích Việt, Hà Thuỷ, Kim Phúc, Dương Minh Đức, Doãn Tần, Hoàng Chè, Hoàng Thanh, Thái Quý, Hoàng Nguyễn, Bích Lan, Hà Vy, Vi Hoa, Đức Long, Đức Chính, Hồng Lịu, Hồng Hạnh,


Kim Ngân, Phương Anh, Liên Hương, Ngọc Lê, Thanh Thuý, Vũ Thắng Lợi, Hoàng Hồng Ngọc, Thu Thuỷ, Bích Ngọc, Viết Danh, Lâm Bảo Ngọc...Về chuyên ngành múa có Ngọc Canh, Khắc Tuế, Bùi Tòng, Trần Minh, Phùng Long, Nguyệt Ba, Vũ Lương, Ngọc Lê, Ngọc Minh Trần Phúc, Ứng Duy Thịnh, Trịnh Xuân Thanh, Kiều Lê, Thanh H ng… Cùng với các nhà biên kịch, đạo diễn như Đào Hồng Cẩm, Tào Mạt, Chu Nghi, Hoài Giao, Tạ Xuyên, Lưu Quang Vũ, Chu Lai…

Cho đến nay, hệ thống các đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Quân đội gồm các đơn vị:

- Các đơn vị nghệ thuật cấp Bộ Quốc phòng, gồm 03 đơn vị: Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Kịch nói Quân đội, Nhà hát Ca Múa Nhạc Quân đội;

- Các đơn vị nghệ thuật cấp Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng thống nhất tên gọi là Đoàn Văn công gồm Đoàn Văn công Quân khu 1,2,3,4,5,7,9; Quân chủng Hải quân; Quân chủng Phòng không - Không quân; Bộ đội Biên phòng

- 01 đơn vị thuộc Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu

- 02 đơn vị là Nhà hát Nghệ thuật thực hành và Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam thuộc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Căn cứ Quyết định số 2223/QĐ-CT ngày 24/12/2021 của Tổng cục Chính trị về việc Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa trong quân đội nhân dân Việt Nam

-Về Chức năng, nhiệm vụ các Đoàn Văn công

+ Chức năng: Biểu diễn, sáng tác, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các chương trình về đề tài Lực lượng vũ trang, Chiến tranh cách mạng; tiếp thu các tinh hoa nghệ thuật của nhân loại, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu văn hóa, tinh thần của bộ đội và nhân dân


+ Nhiệm vụ

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân; biểu diễn phục vụ công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Quân đội

2. Xây dựng đơn vị nghệ thuật vững mạnh toàn diện; bồi dưỡng nâng cao bản lính chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tính kỉ luật và năng lực chuyên môn cho cán bộ, diễn viên, công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên nghiệp trong hoạt động nghệ thuật

2. Hướng d n, giúp đỡ phong trào nghệ thuật quần chúng, các đội tuyên truyền văn hóa văn nghệ của các đơn vị và địa phương nơi đóng quân.

3. Tham gia đấu tranh phòng chống sự xâm nhập, lây lan của các hiện tượng, sản phẩm văn hóa nghệ thuật xấu độc, phi văn hóa góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, quân đội và nhân loại. Tham gia các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Khai thác, bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị chuyên dụng

+ Tên gọi:

Các đơn vị nghệ thuật cấp Quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh thống nhất tên gọi là Đoàn Văn công gồm: Quân khu 1,2,3,4,5,7,9; Quân chủng Phòng không - Không quân; Bộ đội Biên phòng.

- Cơ cấu tổ chức của các Đoàn VCQĐ

- Các Đoàn Văn công Quân khu 1,2,3,4,5,7, Quân chủng Phòng không

- Không quân, Hải quân; Bộ đội Biên phòng


BAN CHỈ HUY

BIỂU DIỄN

CƠ QUAN

- Đoàn trưởng

- Chính trị viên

- Đoàn phó

- Đội Ca

- Đội Múa

- Đội Nhạc

- Đội Hậu cần - Kỹ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 7

Đoàn Văn công có đội hát sân khấu dân tộc đặc thù không giống bộ môn thanh nhạc phổ biến như cải lương (Quân khu 9).


BAN CHỈ HUY

BIỂU DIỄN

CƠ QUAN

- Đoàn trưởng

- Chính trị viên

- Đoàn phó

- Đội Ca

- Đội Múa

- Đội Nhạc

- Đội hát dân tộc đặc thù

- Đội Hậu cần - Kỹ thuật


Phát huy thành tựu của các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, hoạt động nghệ thuật của Quân đội tiếp tục lập nên những đỉnh cao mới, các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật trong Quân đội đã luôn gắn liền với các nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với thành tựu của sự nghiệp đổi mới, hoạt động nghệ thuật của các Đoàn Văn công tại các Quân khu, Quân chủng trong thời bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong đời sống nghệ thuật của đất nước; giữ vững vai trò là lực lượng nghệ thuật cách mạng tiên phong, kiên trì đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; đấu tranh kiên quyết, có hiệu quả với các quan điểm nghệ thuật sai trái, phản động, phản tiến bộ. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị xác định, phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trong Quân đội nh m không ngừng nâng cao nhận thức, tri thức toàn diện cho bộ đội để s n sàng đánh bại các quan điểm lệch lạc, phản động cùng các âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Văn hóa nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu; đồng thời là nguồn động lực, cổ vũ, động viên to lớn trực tiếp góp phần nuôi dưỡng phẩm chất người lính trong bối cảnh hiện nay. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, tận dụng mọi nguồn lực để mở rộng quy mô, loại hình, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của bộ đội.


1.4.2. Khái quát các đơn vị khảo sát

1.4.2.1. Đoàn Văn công Quân khu 1

Địa chỉ: Số 805 đường Nguyễn Hoàng Tôn, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Sau khi Chiến khu 1 được thành lập, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của bộ đội và nhân dân, ngày 31-10-1947, Bộ tư lệnh Chiến khu ra quyết định thành lập “Đội Tuyên truyền văn hóa, văn nghệ Chiến khu” - tiền thân của Đoàn Văn công Quân khu 1 ngày nay.

Những tên tuổi lớn, những cây đại thụ trong ngành văn hóa, nghệ thuật như: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn; nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Quế Loan, Xuân Hòa, Văn Chung, nhà thơ Hoàng Cầm, Thanh Tịnh, Bàng Sĩ Nguyên… nhiều đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng các phần thưởng cao quý như: Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật…

Đoàn có 8 lần đi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trên Quần đảo Trường sa và các đơn vị phía Nam; biểu diễn phục vụ nhân dân các bộ tộc Lào; giao lưu thanh niên- học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho bộ đội và nhân dân các địa phương.

Hiện tại quân số của Đoàn tính đến tháng 3/2022 là 65 đồng chí (SQ: 05, QNCN: 56, chiến sĩ: 04 đ/c); được biên chế thành 04 đội (Ca, Múa, Nhạc, Đội Hậu cần); có 02 tổ chức quần chúng là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (tổng số 48 đ/c), trong đó số cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp là nghệ sỹ, diễn viên, kỹ thuật viên hiện có là 55/65 đồng chí, trong đó có 04 đồng chí được tặng Danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú.

Từ 2016 đến nay, Đoàn đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn Quân khu. Đã biểu diễn phục vụ được 496 buổi đạt 125% chỉ tiêu đề ra; tổ chức tập huấn chuyên môn các năm đạt kết quả tốt, trong tập huấn đã dàn dựng được nhiều tiết mục ca,


múa, nhạc bổ sung vào các chương trình biểu diễn phục vụ kịp thời nhu cầu thưởng thức VHVN của cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn.

Kết quả nổi bật trong công tác chuyên môn đó là Đoàn đã hoàn thành xuất sắc các đợt biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, Nhà dàn DK1 các năm 2016, 2017, 2019, 2021, đặc biệt năm 2019 đã tham gia ghi hình chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” tại Quần đảo Trường Sa phát sóng đạt chất lượng tốt; luyện tập, biểu diễn phục vụ Hội thao quân sự quốc tế Army Games năm 2021 diễn ra tại Việt Nam được Thủ trưởng BQP, TCCT khen thưởng và đánh giá cao.

Ngoài ra đơn vị cũng hoàn thành tốt các chương trình biểu diễn phục vụ các hội nghị lớn do Trung ương, BQP tổ chức, các ngày kỷ niệm truyền thống, đón nhận các danh hiệu cao quý của một số cơ quan, đơn vị thuộc TCCT, BTTM, TCHC, TCKT, TCCNQP/BQP..., một số nhà trường, đơn vị quân đội trên địa bàn, vừa đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị vừa giải quyết tốt mối các quan hệ công tác trên địa bàn đóng quân, góp phần xây dựng mối đoàn kết quân dân và cải thiện đời sống, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ [PL4, tr. 251]

1.4.2.2. Đoàn Văn công Quân khu 3

Địa chỉ: Ngõ 93, đường Phan Đăng Lưu, phường Trần Thành Ngọ, Quận Kiến An, Hải Phòng.

Đoàn Văn công Quân khu 3 tiền thân là Đoàn Văn công Quân khu Hữu Ngạn và Đoàn Văn công Quân khu Tả ngạn. Đoàn Văn công Hữu ngạn được thành lập tháng 4 năm 1957, trên cơ sở hợp nhất các Đội, Đoàn Văn công của Đội Văn công khu 3, Văn Công Đại đoàn 320, Văn Công Đại đoàn 304.

Vào thời điểm thành lập, Đoàn Văn công đóng quân ở Trại Kăng Ca Rô, Nam Định và chốt quân số còn 150 đồng chí bao gồm cán bộ, diễn viên phục vụ. Lúc này, gồm có Đoàn trường và Đoàn phó chuyên môn là đồng chí


Chu Nghi. Thời điểm này, Đoàn Văn công Hữu ngạn có chức năng, nhiệm vụ chính là phục vụ quân và dân trên địa bàn quân khu hữu ngạn gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn Tây, Nam Định, Hà Nam và Hà Đông.

Đoàn Văn công Tả ngạn được thành lập tháng 2 năm 1958, là sự hợp nhất của đoàn ca múa 2 của Tổng cục Chính trị với một số đơn vị Văn công trong Quân khu. Thời điểm này, Đoàn Văn công Tả ngạn có chức năng, nhiệm vụ chính là phục vụ quân và dân trên địa bàn quân khu tả ngạn gồm các tỉnh vùng Đông Bắc, từ huyện đảo Cát Hải cho đến đảo xa Bạch Long Vĩ. Đến ngày 20 tháng 4 năm 1964, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đoàn đóng quân tại thôn Yên Phú, thị xã Hà Đông, Hà Tây (Tp. Hà Nội ngày nay).

Đến năm 1976, sau khi nước nhà được thống nhất, 02 Đoàn Văn công Quân khu Tả ngạn và Hữu ngạn sát nhập thành Đoàn Văn công Quân khu 3. 21 Lãnh đạo chỉ huy đoàn gồm: Đoàn trưởng và đồng chí chính trị viên. Nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đoàn để lại dấu ấn sâu đậm trong thời kỳ này như vở chèo Nhiếp chính Lan và Đỉnh cao phía trước của tác giả Nguyễn Đăng Thục; Phạm Ngũ Lão của tác giả Hoài Giai; vở kịch Đại đội trưởng của tôi của tác giả Đào Hồng Cẩm, Khóm tre xanh và Trăng non của tác giả Đỗ Tình… Phát huy truyền của đơn vị, nhiều đồng chí xuất thân của Đoàn được điều động xuống cơ sở để xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ hăng say luyện tập trên thao trường, lao động sản xuất trên các công trường đạt năng xuất hiệu quả cao, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc trong thời kỳ đổi mới đất nước.

Đến năm 1988, sau đợt cắt giảm biên chế quân nhân trong toàn lực lượng, một số cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên được nghỉ chế độ, một số chuyển sang các đoàn nghệ thuật của các tỉnh và trung ương. Khi đó, đoàn văn công Quân khu 3 được rút gọn và mang tên là Đội văn nghệ xung kích.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022