Số Lư Ng Buổi Biểu Diễn H Ng Năm Của Các Đơn Vị


tốp ca, mở màn, kết thúc, lựa chọn các ca khúc sáng tác mới từ các nhạc sĩ trong và ngoài Quân đội phù hợp với nhu cầu thưởng thức của cán bộ, chiến sĩ hiện nay mà không tách rời giá trị nội dung tư tưởng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động trọng điểm về văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí Quân đội.

Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm của các Đoàn VCQĐ trong việc xây dựng tổ chức thực hiện các HĐBDNT theo chỉ đạo của Cục Tuyên huấn; CCT Quân khu, Quân chủng. Mỗi năm các ĐoànVCQĐ phải xây dựng kế hoạch tổ chức biểu diễn cụ thể, từ đó lên phương án tổ chức thực hiện. Sau khi CCT thông qua kế hoạch năm, chi bộ đơn vị ra NQ lãnh đạo cụ thể cho từng nhiệm vụ… phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận. Trên cơ sở đó, các bộ phận chuyên môn và kĩ thuật, hành chính, hậu cần tổ chức họp, thảo luận xây dựng kế hoạch thực hiện theo các hạng mục công việc đã được phân công

Theo báo cáo của Đoàn Văn công PKKQ, kế hoạch biểu diễn năm 2021 của Đoàn là:

Trọng tâm là nhiệm vụ biểu diễn phục vụ nhân dân và bộ đội Trường Sa, biểu diễn các đơn vị phía Nam, và luyện tập và biểu diễn phục vụ hội thao quân sự Quốc tế, hội thi “ Xạ thủ bắn tỉa và vùng tai nạn năm 2021 tại Việt Nam”. Bên cạnh đó tham gia biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội; các chương trình do VTV1, Đài THVN, THQP, truyền hình KTS VTC tổ chức, nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội; Tiêu biểu là biểu diễn chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Viện Quân y 103; chương trình giao lưu giữa BTL Quân chủng với Bộ KHĐT, đợt biểu diễn chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh và trao giải thưởng "Sáng tạo trẻ" của Quân chủng;biểu diễn nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 (14 buổi); lưu diễn dài ngày phục vụ bộ đội và


Nhân dân khu vực miền Nam (09 buổi) [7].

Trong báo cáo tổng kết 05 năm hoạt động (2016-2021), Đoàn Văn công Quân khu 1 cũng tổng kết: “đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn Quân khu. Đã biểu diễn phục vụ được 496 buổi đạt 125% chỉ tiêu đề ra; tổ chức tập huấn chuyên môn các năm đạt kết quả tốt, trong tập huấn đã dàn dựng được nhiều tiết mục ca, múa, nhạc bổ sung vào các chương trình biểu diễn phục vụ kịp thời nhu cầu thưởng thức VHVN của cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn” [15].

Với các chương trình biểu diễn của mình, các Đoàn chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức biểu diễn từ kịch bản, nội dung, hình thức biểu diễn, nhân sự biểu diễn,.. căn cứ vào thời gian, địa điểm của đơn vị, các Đoàn chủ động thay đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng chương trình. Trước tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp trên cả nước, các Đoàn cũng chủ động các phương án nh m bổ sung, thay đổi linh hoạt về nhân sự cũng như địa bàn biểu diễn để đảm bảo an toàn chống dịch.

Giai đoạn hiện nay, các Đoàn VCQĐ đã có được nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với những giai đoạn trước nên cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động nghệ thuật của mình. Với chất “Lính” s n có, và tính chuyên nghiệp của các nghệ sĩ, các chương trình nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ biểu diễn tại các đơn vị từ tiểu đội, trung đội, tiểu đoàn, sư đoàn, Quân khu, Quân chủng, các trương trình giao lưu quốc tế, hay nơi biên giới, hải đảo xa xôi đều được các cấp lãnh đạo và Ban chỉ huy các Đoàn VCQĐ quan tâm, sát sao. Các Đoàn VCQĐ luôn hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời số lượng buổi biểu diễn thường vượt chỉ tiêu so với quy định.

Đó là thành quả tất yếu của cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu và tích lũy của các Đoàn VCQĐ cũng như sự quan tâm, định hướng, đầu tư và tạo điều kiện của thủ trưởng các cấp và các đơn vị. Những thuận lợi và thành


công đó chứng minh cho sự trưởng thành và lớn mạnh của các Đoàn văn công trong Quân đội, đồng thời kh ng định chỗ đứng và vị thế của các Đoàn Văn công Quân đội trong đời sống văn hóa tinh thần của Bộ đội và nhân dân.

Tuy nhiên, do HĐBDNT mang tính đa dạng mà cơ chế quản lý lại mang tính đặc thù của Quân đội nên các HĐBDNT còn khô cứng, nguyên tắc, chưa được cởi mở so với các đơn vị nghệ thuật công lập dân sự. Các đơn vị nghệ thuật công lập hiện nay đang thực hiện lộ trình tự chủ theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cho nên những HĐBDNT mang tính cạnh tranh, thương mại. Trong khi đó, các HĐBDNT của các Đoàn VCQĐ đóng vai trò thực hiện chức năng của công tác Đảng, công tác Chính trị trong Quân đội, ngân sách do Bộ Quốc phòng cấp. Nhưng cũng chính vì điều này nên nhiệm vụ tuyên truyền công tác giáo dục, nhận thức cho Bộ đội được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, bộ phận nhân lực cơ hữu HĐBDNT tại một số Đoàn VCQĐ có tình trạng chây ì do được bao cấp mọi mặt, thiếu tính tích cực, chủ động trong xây dựng, đóng góp ý kiến trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn.

Bảng 2: Số lư ng buổi biểu diễn h ng năm của các đơn vị

Tính đến năm 2021



Đơn vị

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(Covid)

Năm 2021

(Covid)


Đoàn Văn công Quân khu 1


125


127


87


45


Đoàn Văn công Quân khu 3


114


106


61


23

Đoàn Văn công Phòng không – Không quân

110

100

47

67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 10

(Nguồn: Đoàn Văn công QK1; QK3; PKKQ cung cấp)


Với chức năng, xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch biểu diễn nghệ thuật phục vụ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của Bộ đội, nhân dân; phục vụ nhiệm vụ chính trị của Quân đội, của Đảng, Nhà nước các Đoàn VCQĐ còn tham gia vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống. Do đặc thù về tổ chức hành chính trong quân đội, việc phục vụ biểu diễn của các đơn vị trên được phân chia theo địa bàn đóng quân. Chỉ tiêu của các Đoàn được giao theo quy định là 80 buổi/năm/Đoàn. Có thể thấy năm 2018, 2019 các Đoàn VCQĐ đều vượt mức chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, năm 2020, 2021, do tình hình dịch bệnh Covid ảnh hưởng, số lượng buổi biểu diễn của các Đoàn sụt giảm đáng kể. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan, song đứng từ góc độ quản lý, các Đoàn cần chủ động hơn trong việc lên kế hoạch tổ chức biểu diễn, khắc phục tình hình dịch bệnh, xây dựng kế hoạch biểu diễn đa dạng, linh hoạt.

2.2.3. Quản lý ch t lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Thời gian qua, HĐBDNT tại các Đoàn VCQĐ được các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Đoàn quan tâm trên mọi phương diện như: nội dung tư tưởng, tính truyền thống, giá trị thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật… vì vậy từ khâu tổ chức xây dựng kế hoạch, Ban chỉ huy các đơn vị cũng xác định rõ ràng về yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cụ thể, tại Đoàn Văn công Quân khu 3 từ năm 2017 đến 2022 xây dựng được 15 chương trình nghệ thuật lớn; sáng tác gần 20 tác phẩm mới; dàn dựng và phối khí trên 300 tác phẩm và ca khúc mới; biểu diễn trên 500 buổi phục vụ hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ và nhân dân [PL4, tr. 251]. Đoàn Văn công Quân khu 1 từ năm 2016 đến 2021 đã biểu diễn phục vụ được 496 buổi đạt 125% chỉ tiêu đề ra; Kết quả nổi bật trong công tác chuyên môn đó là Đoàn đã hoàn thành xuất sắc các đợt biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân


trên Quần đảo Trường Sa, Nhà dàn DK1 các năm 2016, 2017, 2019, 2021, đặc biệt năm 2019 đã tham gia ghi hình chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” tại Quần đảo Trường Sa phát sóng đạt chất lượng tốt; luyện tập, biểu diễn phục vụ Hội thao quân sự quốc tế Armygames năm 2021 diễn ra tại Việt Nam được Thủ trưởng BQP, TCCT khen thưởng và đánh giá cao [PL4, tr. 257]. Đoàn Văn công quân chủng PKKQ trong năm 2021 đã biểu diễn 67 buổi phục vụ các sự kiện chính trị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội; các chương trình do VTV1, Đài THVN, THQP, truyền hình KTS VTC tổ chức, nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, Quân đội [PL4, tr. 244].

Tuy nhiên, trước nhu cầu thưởng thức ngày càng đa dạng, đa chiều của cán bộ, chiến sĩ ngày nay thì việc làm sao để đáp ứng tiêu chí “nghe, xem” mà v n đảm bảo đúng chức năng “Giáo dục - Nhận thức - Thẩm mỹ”, lan tỏa phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” trong thời kỳ mới qua các HĐBDNT là một thách thức mới đối với đội ngũ quản lý HĐBDNT trong giai đoạn hiện nay.

Trong kháng chiến, người lính chỉ có một kênh tiếp nhận duy nhất để thưởng thức nghệ thuật là trực tiếp. Đội ngũ HĐBDNT thời chiến trực tiếp ra chiến trường để biểu diễn cho bộ đội xem. Trong thời bình, nhất là giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa văn hóa và công nghệ số phát triển vượt bậc đã tạo nên nhiều kênh thông tin đa dạng, đa chiều và “hỗn mang”. Bên cạnh đó, khán giả đa số là cán bộ, chiến sĩ trẻ, họ sống trong thời bình, không có kí ức về chiến tranh, họ tiếp nhận và ảnh hưởng nhiều kênh thông tin từ các nền tảng mạng xã hội, truyền hình, phát thanh, các phương tiện tiếp thị kĩ thuật số…từ đó nhu cầu, thẩm mỹ cũng thay đổi, đa dạng, phong phú hơn. Đối tượng thụ hưởng nghệ thuật của các Đoàn VCQĐ ngày nay có thể vừa thưởng thức chương trình của Đoàn Văn công hoặc các đơn vị nghệ thuật ngoài Quân đội trực tiếp, vừa thưởng thức qua các kênh tiếp nhận khác. Vì vậy, trong những


năm qua, các Đoàn VCQĐ đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch đổi mới phương thức hoạt động từ khâu xây dựng tác phẩm, đến hình thức thể hiện nh m đáp ứng số đông nhu cầu thưởng thức.

Theo khảo sát của đề tài với 495 cán bộ chiến sĩ các đơn vị Quân đội từng xem các Đoàn VCQĐ biểu diễn, đa phần các cán bộ chiến sĩ đều rất yêu thích các chương trình nghệ thuật.


Biểu đồ 1: Cán bộ, chiến sĩ thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0


77.6%

62.8%

50.9%

4.8%

Trực tiếp Ti vi Điện thoại di động Đài phát thanh


(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Biểu đồ trên cho thấy, phần lớn các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công chiếm tỷ lệ cao nhất với 77.6%. Bên cạnh đó, xem qua ti vi cũng là hình thức được nhiều cán bộ, chiến sĩ lựa chọn chiếm 62.8%. Thứ ba, cán bộ, chiến sĩ thưởng thức nghệ thuật của các đoàn văn công trên thiết bị điện thoại di động là 50.9%. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ trong số những người được hỏi cho biết thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công từ đài phát thanh là 4.8%. Như vậy, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông thì ngoài xem trực tiếp, các cán bộ, chiến sĩ còn thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công qua nhiều hình thức khác nhau như: ti vi, điện thoại di động…


Đa phần các cán bộ, chiến sĩ thường xuyên thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công (chiếm tỷ lệ 69.3%). Bên cạnh đó, có 30.7% trong số những người được hỏi không thường xuyên thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công. Không có ai lựa chọn phương án chưa bao giờ thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công.

Như vậy, thưởng thức trực tiếp v n là kênh tiếp nhận chủ yếu. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Đoàn Văn công là biểu diễn trực tiếp tại các đơn vị trên địa bàn đóng quân, và theo định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa tinh thần trong Quân đội Nhân dân theo Thông tư số 138/2020/TT - BQP. Nhưng cũng chính vì hình thức thưởng thức chủ yếu là trực tiếp nên việc đổi mới sáng tạo về loại hình, phương thức biểu diễn cần được nghiên cứu đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch biểu diễn, lên ý tưởng cho đến phát huy những yếu tố sáng tạo của đội ngũ HĐBDNT.

Biểu đồ 2: Mức độ cán bộ, chiến sĩ thưởng thức nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội


0.0%




69.3%


Thường xuyên


Không thường xuyên


Chưa bao giờ

30.7%




(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Về chất lượng các chương trình nghệ thuật của các Đoàn Văn công, đề tài nhận được đánh giá từ các cán bộ chiến sĩ như sau:


Bảng 3: Chất lư ng hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các Đoàn Văn công Quân đội hiện nay (đơn vị %)

Nội dung

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Không ý kiến

Điểm

trung bình

Thứ tự

1. Giá trị nghệ thuật

1.6

8.3

46.1

30.8

6.1

3.08

4

2. Nội dung nghệ thuật

1.6

5.5

44.4

42.4

6.1

3.16

3

3. Công tác quản lý hoạt

động biểu diễn nghệ thuật

4.6

6.9

44.2

38.2

6.1

3.04

6

4. Đội ngũ hoạt động biểu

diễn nghệ thuật

1.6

17.8

35.6

39.0

6.1

3.00

7

5. Tính giáo dục

0.8

0.8

47.3

45.1

6.1

3.24

1

6. Tính thẩm mỹ

4.8

6.9

39.6

42.6

6.1

3.08

4

7. Tính truyền thống

2.8

2.8

42.6

45.7

6.1

3.19

2

8. Tính hiện đại

10.7

14.3

34.1

34.7

6.1

2.81

9

9. Tính sáng tạo

9.9

15.8

31.1

37.2

6.1

2.83

8

10. Loại hình biểu diễn

7.7

22.6

32.7

30.9

6.1

2.75

10

11. Phương thức biểu diễn

9.1

23.4

30.5

30.9

6.1

2.71

11

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS thực hiện năm 2021)

Bảng số liệu trên cho thấy đánh giá của các cán bộ, chiến sĩ về chất lượng hoạt động nghệ thuật của Đoàn Văn công hiện nay có sự khác nhau ở các nội dung, cụ thể:

Một số nội dung nhận được sự đánh giá cao hơn về chất lượng với điểm trung bình đạt từ 3.00 đến 3.24 điểm là: Giá trị nghệ thuật, Nội dung nghệ thuật, Công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Đội ngũ hoạt

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí