Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về khái niệm di sản

văn hóa 44

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phân loại di sản

văn hóa 44

Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về phân loại di sản văn hóa vật thể và

di sản văn hóa phi vật thể 45

Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giá trị di sản văn

hóa Hát Xoan Phú Thọ 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bảng 2.5. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa hát Xoan và tín ngưỡng Hùng Vương cho học sinh 48

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 2

Phú Thọ 51

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh

Phú Thọ 51

Bảng 2.8: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh

Phú Thọ 52

Bảng 2.9. Phương pháp tổ chức giáo dục giá trị di sản văn hóa cho HS 54

Bảng 2.10. Đánh giá công tác xây dựng chương trình và tổ chức thực

hiện kế hoạch giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh 59

Bảng 2.11. Đánh giá công tác bồi dưỡng cho giáo viên về di sản văn hoá

và dạy học tích hợp 62

Bảng 2.12. Đánh giá công tác đảm bảo điều kiện tài chính, vật chất cho các hoạt động dạy học, giáo dục giá trị di sản văn hóa thực hiện trong

và ngoài nhà trường 63

Bảng 2.13. Đánh giá sự chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện chương trình dạy học các môn khoa học xã hội nhằm giáo dục

giá trị di sản văn hóa cho học sinh 64

Bảng 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và khả

thi của các biện pháp đề xuất 84

Bảng 3.2. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết và khả thi của các biện

pháp đề xuất 85

DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết và

khả thi của các biện pháp đề xuất 84

Biểu đồ 3.2. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết và khả thi của các biện

pháp đề xuất 86

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng và nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học…nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Trước những thời cơ và thách thức như vậy đặt ra cho toàn thể xã hội nói chung, cho ngành Giáo dục Đào tạo nói riêng những nhiệm vụ cấp bách. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ tám ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI nêu rõ:

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ” [3, tr.28].

Giáo dục đào tạo phải luôn tích cực, thường xuyên, chủ động giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Không ngừng tuyên truyền và quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Việt Nam ta là một quốc gia có bề dày lịch sử mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước. Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, nhân dân ta với bàn tay khéo léo, trí thông minh đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Việt. Những DSVH của dân tộc đã vinh dự đóng góp, làm phong phú và làm giàu cho kho tàng văn hóa của nhân loại, là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời, kho tàng văn hóa chứa đựng trong các di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người, và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi DSVH đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường phổ thông. Từ DSVH thế giới, DSVH quốc gia, đến DSVH ở địa phương, của cộng đồng, di sản thiên nhiên, di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu, đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường phổ thông. Đó là những vốn văn hóa quý giá mà ông cha ta đã để lại cho các thế hệ con cháu ngày nay và mai sau. Vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra là chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy những DSVH đó.

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã luôn coi trọng mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Trong văn kiện nghị quyết trung ương 5 khóa VIII ngày 16 tháng 7 năm 1998 đã chỉ rõ: “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [6, tr.40]. Nghị quyết hội nghị TW4 khóa XI đã chỉ rõ [2, tr. 54]: “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng”.

Góp phần triển khai nghị quyết trên của Trung ương Đảng, ngày 16/01/2013, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí và ban hành hướng dẫn liên ngành số 73/HD- BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX” [5, tr. 1]; nhằm tăng cường hơn nữa trong việc giáo dục và tuyên truyền ý thức trách nhiệm về vấn đề giữ gìn và bảo tồn các DSVH của dân tộc và nhân loại cho thế hệ trẻ.

Phú Thọ - mảnh đất phát tích của dân tộc Việt Nam, từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo ra những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Hiện nay, Phú Thọ có 1372 di tích lịch sử văn hóa gồm 161 di tích khảo cổ học, 262 chùa, còn lại là di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc dấu vết kiến trúc và các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Trong đó, khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 72 di tích được xếp hạng quốc gia, 226 di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp tỉnh và 260 lễ hội (223 lễ hội dân gian, 5 lễ hội tôn giáo, 32 lễ hội cách mạng) đang được duy trì thường xuyên.

Đặc biệt, Phú Thọ có 03 DSVH được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại, đó là Ca trù được công nhận năm 2009 (Phú Thọ là 1 trong 14 tỉnh được

ghi danh: Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh); hát Xoan (năm 2011) và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (năm 2012).

Di sản văn hoá Phú Thọ mang bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, di tích cách mạng kháng chiến, các danh lam thắng cảnh đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan du lịch, phục vụ tốt cho công tác dạy và học trong các trường phổ thông.

Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn: lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quan), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về thời dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, nhiều làng nghề truyền thống…mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng…

Việt Trì là một thành phố trung tâm của tỉnh Phú Thọ, là nơi tập trung các DSVH được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại, từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên của xã hội, của địa phương đồng thời để hưởng ứng tích cực chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, là một cán bộ quản lý tại trường THCS tôi chọn vấn đề Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - Tỉnh phú Thọlàm đề tài luận văn cao học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì, đề tài nhằm đề xuất biện pháp quản lý để cải thiện thực trạng giúp thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường hiện nay.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện hướng dẫn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”;

Chương trình hành động số 382/CTr-UBND ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2012-2015);

Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH vào dạy học các môn KHXH ở trường THCS.

Khảo sát và tìm hiểu thực trạng quản lý họat động giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì và lý giải nguyên nhân của thực trạng.

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học môn khoa học xã hội ở các trường THCS.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học môn KHXH cho HS THCS

4.2. Đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biện pháp giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua dạy học các môn KHXH ở các trường THCS thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn không đi sâu nghiên cứu về tất cả các loại DSVH vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà chỉ tập trung tìm hiểu một số DSVH phi vật thể tiêu biểu của Phú Thọ được UNESCO công nhận gần đây, trên cơ sở đó đề xuất một số hình thức, biện pháp quản lý tổ chức dạy học cho HS học tập về DSVH, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Phần điều tra thực tế được tiến hành 06 trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì. Trong đó 2 trường thuộc nội thành và 4 ven thành phố, 6/6 trường đạt chuẩn quốc gia, có bề dày lịch sử phát triển trưởng thành và 01 trường mới được sát nhập vào thành phố Việt Trì từ ngày 14 tháng 7 năm 2008, trường THCS Tân Đức trước thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây (cũ).

Khách thể khảo sát gồm: 01 P. Trưởng phòng GD & ĐT Việt Trì, cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương; 02 Chủ tịch UBND, 02 cán bộ phụ trách văn xã, 6 Hiệu trưởng, 6 phó HT, 12 tổ trưởng chuyên môn; GV giảng dạy Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, Âm nhạc, Mĩ thuật… GV dạy các môn KHXH và 120 HS.

Thời gian thu thập số liệu từ tháng 5 năm 2017 đến năm 2018.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng các hình thức và biện pháp quản lý tổ chức dạy học giáo dục giá trị DSVH theo các yêu cầu và đề xuất của luận văn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, góp phần bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách cho HS, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của nền văn hóa dân tộc.

7. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục nói chung, quản lý giáo dục ở nhà trường THCS nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, giáo dục học, tài liệu di sản.. có liên quan đến đề tài. Nghiên cứu kĩ chương trình dạy học các môn KHXH để lựa chọn nội dung giáo dục giá trị DSVH tiêu biểu vào quá trình tổ chức dạy học trong nhà trường. Biên tập tài liệu tích hợp DSVH và soạn một số bài trong chương trình nội khóa, ngoại khóa, tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận về việc quản lý, sử dụng di sản trong quá trình dạy học.

Phương pháp điều tra cơ bản: Tiến hành quan sát CBQL, GV, HS các nhà trường thu thập thông tin về cách thức quản lí, giảng dạy và khả năng tiếp thu, lĩnh hội vận dụng giáo dục DSVH trong nhà trường THCS; điều tra bằng phiếu đối với CBQL, GV giảng dạy tích hợp DSVH ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì; phỏng vấn một số CBQL, GV, HS để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cải thiện thực trạng. Phiếu trưng cầu ý kiến là công cụ nghiên cứu chính của đề tài.

Phương pháp xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kê toán học.

Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chẩn. Xếp thứ hạng

Phân tích nội dung từ các số liệu đã thống kê và tổng hợp

Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của HS trường THCS, các hoạt động của cán bộ lãnh đạo, quản lý, tổ trưởng chuyên môn, GVCN, cán bộ Đoàn trong việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS nhằm thu thập thông tin cần thiết về đối tượng, khách thể nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn: trao đổi trực tiếp với HS, các CBQL, tổ chuyên môn, GVCN, giáo viên giảng dạy các môn KHXH. Mục đích phỏng vấn là để thu thập những thông tin cụ thể, sinh động và biết được một số biểu hiện của HS trên một số mặt cần nghiên cứu để có cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS

8. Đóng góp mới của luận văn

Góp phần khẳng định vị trí ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH trong trường THCS.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí