Ý Kiến Của Học Sinh Về Sự Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất‌

Từ kết quả trưng cầu các ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng 3.2 ta có thể mô hình hóa kết quả của từng tính cần thiết trên theo biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3 2 Ý kiến của học sinh về sự cần thiết và khả thi của các 1

Biểu đồ 3.2. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất‌

Qua số liệu bảng 3.2 có thể nhận thấy hầu hết ý kiến của HS đều nhất trí rằng các biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết, tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có trên 96% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đưa ra. Có 2 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết có tỉ lệ cao, đó là: Nâng cao vai trò nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường, Cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về dạy học giá trị DSVH vào giảng dạy trong nhà trường THCS

Có thể khẳng định rằng, đây là những ý kiến thực tiễn, những đóng góp rất đáng quý giúp tôi mạnh dạn đề xuất nhà trường để đưa vào thử nghiệm trong hiện tại và tương lai, đồng thời tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, vì đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho HS hiện nay .

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục giá trị DSVH cho Hs thông qua các môn KHXH, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua các môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ:

1. Nâng cao vai trò nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường

2. Cử đội ngũ cốt cán tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn KHXH trong nhà trường THCS

3. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục giá trị DSVH theo hướng phát triển năng lực HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

4. Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục DSVH cho HS

Các biện pháp trên, là dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu thực trạng tại các trường THCS trên đại bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Kết quả khảo sát đều cho thấy tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp và có thể áp dụng tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã trình bày ở ba chương, luận văn đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, nhằm đề ra được những biện pháp có tính khả thi trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì -tỉnh Phú Thọ.

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các nghiên cứu về lí luận, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS của hiệu trưởng các trường THCS. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH ở trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Đồng thời luận văn cũng chỉ rõ thực trạng quản lý của HT đối với các nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Từ kết quả nghiên cứu đó, có thể khẳng định rằng: công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ đã có những ưu điểm nhất định như: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị DSVH cho HS, quản lý việc phân công GV giảng dạy và sắp xếp thời khoá biểu; quản lý giờ dạy, sư tầm tài liệu liên quan đến nội dung dạy học và hồ sơ chuyên môn. Ngoài ra ở từng nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS luận văn đã xây dựng được một số biện pháp tích cực và có những cải tiến đáng kể đem lại hiệu quả giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giá trị DSVH trong nhà trường.

Kết quả nghiên cứu chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS như: công tác lập kế hoạch còn hình thức chưa sát với từng nội dung, công tác tổ chức, chỉ đạo chưa khoa học, công tác kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ tôi đề xuất một số biện pháp quản lý đó là:

1. Nâng cao vai trò nhận thức cho cán bộ quản lý và GV về giáo dục giá trị DSVH trong nhà trường

2. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục giá trị di sản văn hóatại các trường THCS

3. Chỉ đạo và thực hiện xây dựng chương trình giáo dục giá trị DSVH theo hướng phát triển năng lực HS

4. Chỉ đạo giáo viên đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội theo hướng phát triển phẩm chất năng lực.

Các biện pháp đề xuất nói trên là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có sự kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu . Kết quả khảo sát đã xác nhận tính khách quan và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó còn cho thấy rằng, nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận văn.

2. Khuyến nghị

Để quản lý tốt hoạt động hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; Để những biện pháp mà đề tài tổng kết đề xuất có điều kiện thực hiện rộng rãi và khả thi, tác giả xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ.

Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc nội dung công văn số 73/HD - BGD&ĐT -BVHTTDL ngày 16/1/2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông nhằm góp phần giáo dục toàn diện HS, gìn giữ và phát huy giá trị của DSVH vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xây dựng chương trình giáo dục DSVH phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương, tạo động lực tốt nhất cho hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS.

Nhà trường có các văn bản chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc thù từng bộ môn học, cấp học.

Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo sát sao công tác dạy học, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn học KHXH cho HS

trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ nói riêng và của các trường THCS trên địa bàn tỉnh nói chung.

Tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động trải nghiệm để HS được học tập, tìm hiểu giá trị của DSVH.

2.2. Đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

Nhà trường cần tích cực nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò giáo dục giá trị DSVH thông qua các môn KHXH cho HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Hiệu trưởng nhà trường tiếp tục tạo điều kiện về mọi mặt để GV và HS thực hiện tốt kế hoạch dạy và học với DSVH.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo đồng bộ các nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS, thực hiện sử dụng DSVH trong dạy và học, hàng năm có đánh giá rút kinh nghiệm cho các năm học tiếp theo dạy học giáo dục giá trị DSVH một cách hiệu quả.

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS trong nhà trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên những thành viên có nhiều sáng kiến cải tiến, quản lý hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS có hiệu quả thiết thực, có hình thức phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện không nghiêm túc quy định về hoạt động giáo dục giá trị DSVH cho HS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa.

2. Ban tuyên giáo Trung ương (2012), Nghị quyết hội nghị TW4 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI.

3. Ban tuyên giáo Trung ương (2013), Nghị quyết hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

4. Bộ GD&ĐT (2013), Tài liệu tập huấn sử dụng di sản.

5. Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch (2013), Hướng dẫn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL về “Sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”; ngày 16 tháng 01 năm 2013.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB chính trị quốc gia.

7. Đảng công sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương khó XI, NXB Văn phòng trung ương Đảng.

8. Cục DSVH - Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (2005), Một con đường tiếp cận DSVH, NXB Hà nội.

9. Trần Ngọc Duệ (2008), Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ, NXB kỉ yếu Hội thảo Giáo dục DSVH.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên; Phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa” năm 2002

11. Phạm Minh Hạc và các tác giả (1998), Những vấn đề về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Quản lý giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho HS tại trường THPT Thanh Oai A, thành phố Hà Nội.

13. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy DSVH dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15. Phạm Bá Khiêm (2013), Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, NXB văn hóa thông tin.

16. Nguyễn Tiến Khôi (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, NXB Chính trị Quốc gia.

17. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông (2013), Dạy học Lịch sử thông qua các di sản.

18. Phan Huy Lê (2016), Thờ cúng Vua Hùng - sức sống và tính lan tỏa của một Tín ngưỡng dân gian độc đáo, NXB Báo Văn nghệ đất Tổ.

19. Nguyễn Thị Kim Loan (2002), Quản lý DSVH, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Minh Nguyệt (2012), “Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông - hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống”, Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật DSVH.

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật sửa đổi một số Điều của Luật DSVH.

23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQL GDTWI.

24. Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Phú Thọ (1998), Di tích và danh thắng vùng Đất Tổ.

25. Mai Văn Tân (2012), Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường, Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị DSVH.

26. Nguyễn Thị Tính (2014), “Giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ.

27. Phạm Viết Vượng (2007), Quản lý hành chánh nhà nước và Quản lý ngành giáo dục đào tạo, Nxb ĐHSP.

28. Nguyễn Khắc Xương (2008), Hát Xoan Phú Thọ, NXB Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ.

29. Đỗ Thị Hải Yến (2014), Quản lý giáo dục giá trị sống cho HS trường THCS thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

30. Hà Thị Hải Yến (2015) Quản lý hoạt động giáo dục di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang.

PHỤ LỤC


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, GV)


Mẫu 1


Chúng tôi đang nghiên cứu về biện pháp “Quản lý giáo dục giá trị DSVH thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường THCS thành phố Việt Trì - Tỉnh phú Thọ”, xin Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời Thầy/Cô cho là phù hợp với cảm nhận của mình, hoặc viết ý kiến của Thầy/ Cô vào chỗ trống.

Ý kiến của Quý Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.


Câu 1: Thế nào là giá trị di sản văn hóa ?

A. DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể

B. Di sản văn háo là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

C. DSVH được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác D.Tất cả các ý trên


Câu 2: Giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh có ý nghĩa gì?

A. Hình thành giá trị sống tích cực cho HS

B. Góp phần giáo dục một số kĩ năng sống cho HS

C. HS biết quí trọng, giữ gìn, bảo về và phát huy các giá trị DSVH dân tộc

D. HS có hiểu biết về DSVH dân tộc của đất nước

E. Tất cả các ý kiến trên


Câu 3: Giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh bao gồm những nội dung nào?

A. Giáo dục giá trị của các danh lam thắng cảnh của địa phương, đất nước

B. Giáo dục giá trị của các di tích lịch sử văn hóa dân tộc

C. Giáo dục giá trị của các loại hình văn hóa (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc...)

D. Giáo dục giá trị của các lễ hội, tập quán, làng nghề thủ công

E. Ý kiến khác: .........................................................................................................

Ngày đăng: 20/05/2022