Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thị Xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

với các hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử của các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý.

Xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thị xã Đông Triều chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 85 CBGV của các trường (câu hỏi số 8 Phụ lục 1), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

KTH

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên

quan đến HĐT

22

25.9

45

52.9

18

21.2

2

Xác định mục tiêu có tính khả thi khi thực

hiện DH môn LS theo hướng trải nghiệm.

6

7.1

45

52.9

34

40


3

Lựa chọn được những hoạt động TN cần tiến

hành theo từng chủ đề của môn Lịch sử trong tuần, tháng, kỳ, năm học


20


23.5


40


47.1


25


29.4


4

Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp

ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả


5


5.9


30


35.3


50


58.8


5

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho từng

đơn vị lớp.


18


21,2


37


43,5


30


35,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 9

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều chưa được quan tâm thường xuyên, mức độ thực hiện thường xuyên cao nhất mới chỉ đạt 25.9% ở nội dung: Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến HĐT. Và ở tất cả các nội dung

được hỏi thì mức độ không thực hiện còn chiếm tỉ lệ cao từ 21.2% đến 58.8% ý kiến được hỏi, hầu hết các nội dung mới chỉ đôi khi được thực hiện và ở mức trung bình thấp từ 35.3 đên 52.9% ý kiến đánh giá. Qua tìm hiểu, kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của các trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động do vậy hiệu quả của DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm không cao.

Khi trao đổi trực tiếp với các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, GVBM Lịch sử, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm. Từ việc biên soạn kế hoạch, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các hoạt động DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện dạy học trải nghiệm liên môn cho học sinh để mọi người được biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ GVBM chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước.

Tuy nhiên, khi trao đổi trực tiếp với GV được phân công nhiệm vụ trong tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, chúng tôi nhận được ý kiến cho rằng: không phải mọi hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử đều có kế hoạch đúng quy trình như vậy. Cụ thể, CBQL chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng

kế hoạch, ít quan tâm đến việc tổ nhóm chuyên môn trình lên ra sao, phê duyệt như thế nào, chưa xét đến tính tổng thể của tất cả tổ, nhóm chuyên môn khác để tạo ra sự đồng bộ, hài hoà. Có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại bị lãng quên. Có khi kế hoạch được xây dựng gấp rút, chắp vá, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện khó đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm chưa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự phân công công việc rõ ràng, chưa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức...

Thực tế tại các trường THCS thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh: Ngay từ đầu năm học các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các hoạt động trải nghiệm, trong đó có hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, thống nhất họ mới chỉ tính đến hoạt động trải nghiệm đó có thể hiện tính cấp thiết không? Có dễ thực hiện không? Nhưng chưa tính đến tính khả thi của hoạt động trải nghiệm nói chung cũng như sự hứng thú của học sinh với hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử nói riêng.

2.4.2. Thực trạng tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường (câu hỏi số 9 Phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL,GV về việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm


TT

Nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

KTH

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phân công cụ thể công việc cho tổ, nhóm, cá

nhân GVBM

52

61.2

33

38.8

0

0

2

Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiện

nhiệm vụ

50

58.8

35

41.2

0

0

3

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GVBM và

các lực lượng khác

44

51.8

41

48.2

0

0

4

Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện

48

56.5

37

43.5

0

0

5

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVBM về

HĐTN

32

37.6

53

62.4

0

0

6

Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở

50

58.8

35

41.2

0

0

7

Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng,

chính xác

43

50.6

42

49.4

0

0

Kết quả khả sát cho thấy: 6/7 nội dung của kế hoạch được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình, không cao từ 50.6% đến 61.2%. Tiến hành thường xuyên nhất là nội dung ''Phân công cụ thể công việc cho tổ, nhóm, cá nhân GVBM'' với 61.2% ý kiến đánh giá. Còn lại các nội dung khác đều thực hiện ở mức trung bình, với nội dung ''Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GVBM và các lực lượng khác; Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác'' với lần lượt là 48.2% và 49.4% ý kiến đánh giá và không có nội dung nào được cho là không làm.

Với nội dung: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVBM về HĐTN chưa được cán bộ quản lý quan tâm thường xuyên với 62.4% ý kiến đánh giá.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của hiệu trưởng đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng GVBM về HĐTN. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nói riêng trong các nhà trường.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Để DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh đạt hiệu quả cao việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, tập huấn chuyên môn cho giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng. Do vậy tác giả tiến hành khảo sát các khách thể (Câu hỏi số 10 Phụ lục 1), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh


TT


Các biện pháp

Mức độ

TX

ĐK

KTH

SL

%

SL

%

SL

%

1

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch

sử theo chủ đề môn học

52

61.2

33

38.8

0

0

2

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch

sử theo chủ đề liên môn

50

58.8

35

41.2

0

0

3

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch sử

theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục.

44

51.8

41

48.2

0

0

4

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch

sử theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống.

48

56.5

37

43.5

0

0

5

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch

sử theo chủ đề rèn luyện KNS.

22

25.9

63

74.1

0

0

6

Chỉ đạo thực hiện trải nghiệm môn Lịch

sử theo chủ đề xã hội.

50

58.8

35

41.2

0

0


7

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu tổ

chức các hoạt động trải nghiệm


43


50.6


42


49.4


0


0

8

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ

chức các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử

45

52.9

40

47.1

0

0

9

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt

động trải nghiệm môn Lịch sử

43

50.6

42

49.4

0

0


10

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện đáp ứng yêu cầu DH môn Lịch sử theo

hướng trải nghiệm


45


52.9


40


47.1


0


0


11

Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu chuẩn

đánh giá kết quả DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm


37


43.5


48


56.5


0


0

12

Các nội dung khác.....







Qua khảo sát cho thấy: Ở các trường THCS thị xã Đông Triều, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau đó BGH yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, lựa chọn, thống nhất các chủ đề, các hoạt động cần tổ chức trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh trong năm học cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của môn học và phù hợp với năng lực của học sinh cũng như vào thời gian phù hợp. BGH sẽ tổng hợp các bản kế hoạch đó (các HĐTN trong một năm, một tháng, một học kì của môn học, liên môn được trùng hợp về mặt thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất của HĐTN) và dán công khai ngay tại phòng hội đồng của nhà trường đồng thời nhà trường đưa HĐTN vào kế hoạch chuyên môn hàng tháng.

BGH chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình; địa phương và các tổ chức khác trong xã hội để hiệu quả của HĐTN môn Lịch sử đạt kết quả cao.

BGH chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức HĐTN môn Lịch sử cho học sinh trong trường. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi họp hội đồng, họp tổ nhóm chuyên môn của nhà trường để toàn thể giáo viên nắm được cũng như phân công nhiệm vụ đối với giáo viên nhà trường. Đối với các hoạt động trải nghiệm như tham quan, học hỏi hay chuyên đề nói chuyện về lịch sử, nhà trường phải chủ động chuẩn bị trước đó 1 tuần còn đối với các HĐTN khác như: cuộc thi tổng hợp kiến thức, liên môn,... nhà trường yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn triển khai trước khi tổ chức 2 tuần để HS, GV chủ động. Trước khi tổ chức 1 tuần phải có chương trình tổng duyệt để đảm bảo HĐTN môn Lịch sử đạt kết quả cao.

Tuy nhiên nhìn vào kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung chỉ đạo Dh môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên, vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới GVBM chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả công tác động quản lý của chủ thể. Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý Lê Nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Trong quản lý DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều,

hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Khi khảo sát, trao đổi trực tiếp với giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá kết quả DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của giáo viên (câu hỏi số 11 Phụ lục 1), chúng tôi thu được những thông tin sau:

Bảng 2.16: Các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

KTH

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN môn Lịch sử cho HS

của GV


52


61.2


33


38.8


0


0

2

Kiểm tra việc tổ chức các HĐTN

môn Lịch sử cho HS của GV

35

41.2

35

41.2

15

17.6

3

Kiểm tra kết quả HĐTN môn Lịch

sử cho HS

25

29.4

35

41.2

25

29.4


4

Kiểm tra việc đánh giá, rút kinh nghiệm của GV trong quá trình tổ

chức HĐTN môn Lịch sử cho HS


25


29.4


35


41.2


25


29.4


5

Kiểm tra việc phối kết hợp với các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐTN môn Lịch

sử cho HS của GV


20


23.5


35


41.2


30


35.3

Kết quả khảo sát cho thấy: Với các nội dung kiểm tra công tác Dh môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều đã được Hiệu trưởng các nhà trường thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện chưa thường xuyên, cụ thể: Với nội dung: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN môn Lịch sử cho HS của GV, có 100% ý kiến đánh giá CBQL đã thực hiện với 61.2% cho rằng thường xuyên và 38.8% cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện, với bốn nội dung còn lại vẫn còn có từ 17.6% đến 35.3% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường chưa bao giờ thực hiện, cụ thể với nội dung: Theo dõi việc tổ chức các HĐTN môn Lịch sử cho HS của GV, có cùng 41.2% ý kiến đánh giá là CBQL nhà trường thực hiện ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng và có 17.6% ý kiến đánh giá là chưa bao giờ thực hiện; Với nội dung: Kiểm tra kết quả HĐTN môn Lịch sử cho HS và Kiểm tra việc đánh giá, rút kinh nghiệm của GV trong quá trình tổ chức HĐTN môn Lịch sử cho HS, có cùng

29.4% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ thường xuyên, 41.2% ý kiến đánh giá ở mức thỉnh thoảng và còn tới 29.4% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường chưa bao giờ thực hiện hoạt động này; đặc biệt với nội dung: Kiểm tra việc phối kết hợp với các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐTN môn Lịch sử cho HS của GV, có tới 35.3% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường chưa bao giờ thực hiện, để tìm hiểu sâu về vấn đề này, tác giả tiến hành trao đổi trực tiếp với Thầy giáo N.V.H, là GV trường THCS Mạo Khê cho biết: Thực tế công tác kiểm tra hoạt động dạy học môn Lịch sử nói chung và hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nói riêng ở các nhà trường đã được CBQL các nhà trường và Phòng GD thực hiện thường xuyên, tuy nhiên do thực tế công tác Hiệu trưởng các nhà trường ngoài việc quản lý các hoạt động GD nói chung ngoài ra còn phải tham gia các cuộc họp, giao ban với các cấp chính quyền địa phương, do vậy công tác chuyên môn trong nhà trường thường được các hiệu trưởng ủy quyền cho Phó hiệu trưởng hoặc các tổ trưởng chuyên môn, do vậy họ chưa sát sao trong việc kiểm tra các hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cũng là một thực tế khách quan.

Như vậy có thể thấy, trong thời gian qua công tác kiểm tra đánh giá hoạt động DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đã được Hiệu trưởng các nhà trường THCS thị xã Đông Triều thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện không thường xuyên, chất lượng hiệu quả của công tác này không cao, do vậy trong thời gian tới CBQL các trường cần làm tốt hơn nữa công tác này, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn Lịch sử trong các trường THCS thị xã Đông Triều nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Quan trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường, chúng tôi được biết nhà trường thường gặp những khó khăn sau đây trong tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm:

Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.

Một số CBQL, GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nên việc tham gia là miễn cưỡng.

Chưa có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thức đẩy GV nhiệt tình tham gia công tác giảng dạy môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 12/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí