Hoạt động trải nghiệm môn LS của học sinh phải có tác dụng giáo dục học sinh thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong gia đình, nhà trường, xã hội.
- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm môn LS.
Hiệu trưởng cần tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để hoạt động trải nghiệm môn LS được tiến hành thuận lợi có hiệu quả.
Hiệu trưởng có thể tăng cường nguồn cơ sở vật chất bằng ngân sách của nhà nước và có thể tăng cường cơ sở vật chất bằng nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp hoặc do các nhà hảo tâm tài trợ.
- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả HĐTN môn LS.
Đánh giá kết quả HĐTN môn LS có tác dụng tạo động lực cho hoạt động phát triển và hiệu quả.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả HĐTN môn LS nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả.
Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục. Đánh giá tập thể, nhóm và đánh giá cá nhân.
Tóm lại, chỉ đạo HĐTN môn LS không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều hòa, điều chỉnh các HĐTN môn LS của nhà trường trong quá trình quản lý.
1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở trường THCS
Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN môn LS sát với mục đích yêu cầu của môn học, trong từng thời điểm.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh về các nội dung trải nghiệm để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức chung cũng như các kiến thức mà các em lĩnh hội được từ các HĐTN, cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức HĐTN môn LS. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường nói chung và HĐTN môn LS nói riêng.
Kiểm tra, đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN môn LS của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, hành vi của học sinh.
Sau khi kiểm tra, đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN môn LS. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN môn LS phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục của môn học, cấp học. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh quá trình dạy học sao cho hợp lý và cuối cùng là thông tin kết quả này đến địa chỉ có nhu cầu.
Tóm lại quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm ở trường THCS là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đặc biệt phát huy vai trò của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực
hiện mục tiêu cuối cùng của chu trình quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
- Về phía nhà trường: Môi trường sư phạm của nhà trường: quan hệ đồng nghiệp, thầy - trò; trò - trò... vì nếu các mối quan hệ này hài hòa, thân thiện thì sẽ là tiền đề để thúc đẩy các hoạt động, phong trào học tập, rèn luyện trong nhà nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Về phía nhà quản lý:
Nhận thức của các cán bộ QLGD nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm. Khi các cán bộ QLGD trường THCS đã có nhận thức đúng đắn thì sẽ có những quan tâm chỉ đạo và biện pháp QL phù hợp để nâng cao chất lượng DH môn học của nhà trường.
Năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD các cấp trong nhà trường. Với người QL có năng lực, được đào tạo cơ bản thì dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, giải quyết tốt mọi vấn đề nảy sinh, đưa hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của nhà trường tiến lên trạng thái mới về chất.
- Về phía Giáo viên:
Nhận thức của người thầy về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước đối với công tác giáo dục và đào tạo; tầm quan trọng của các nội dung, biện pháp QL của cán bộ QLGD đối với đội ngũ GV để nâng cao chất lượng DH.
Phẩm chất đạo đức, tính sư phạm và lòng tâm huyết của người thầy khi tham gia dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm.
Tính năng động, sáng tạo của người thầy trong giảng dạy.
- Về phía Học sinh.
Ý thức, thái độ, động cơ học tập của HS nhà trường, mức độ cố gắng vươn lên của HS trong học tập, rèn luyện. Đây là yếu tố then chốt để quá trình đổi mới giáo dục và hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả đề ra.
1.4.2. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp GD giữa nhà trường gia đình và xã hội tác động tới chất lượng DH môn LS theo hướng trải nghiệm của nhà trường.
Người Hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình.
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường:
Đối với các trường THCS chịu sự chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các cấp. Trong công tác quản lý HĐDH nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm nói riêng, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng của các hoạt động giáo dục. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điểu chỉnh bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm của nhà trường đạt được những mục tiêu đề ra.
- Chất lượng, mức độ phù hợp của chương trình môn Lịch sử (Mục tiêu, Nội dung, PPDH) là điều kiện để đảm bảo dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đạt mục tiêu và đúng kế hoạch đề ra.
- Quy chế có liên quan, chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, nhà nước với đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là điều kiện để thúc đẩy chất lượng dạy học của gáo viên và học sinh.
- Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ GV. Chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng của HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm của cán bộ QLGD.
- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
Để QL tốt hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm đòi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, giữa các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh sự đoàn kết.
Hiệu trưởng phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trò của tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.
- Điều kiện CSVC, TBDH của nhà trường: Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS nói chung và nhất là ở các trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, trải nghiệm, dạy học theo hướng trải nghiệm, quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS chúng tôi nhận thấy: Giáo dục và Đào tạo khẳng định vai trò to lớn trong đời sống xã hội, trong đó hoạt động dạy học đóng vai trò then chốt, một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện này là phải nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng với yêu cầu tình hình mới khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, CNH - HĐH đất nước.
Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng theo chức năng nhiệm vụ của mình, người quản lý giữ vai trò quyết định trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động nhà trường nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở gồm:
+ Quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.
+ Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.
+ Quản lý việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.
+ Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học môn Lịch sử nói riêng đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kiến thức lý luận về quản lý, lý luận về quản lý dạy học, quản lý hoạt động trải nghiệm và có trình độ lý luận chính trị vững vàng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt nhất, linh hoạt, phù hợp với thực tế nhà trường, vận dụng sáng tạo trong quản lý hoạt động dạy học môn LS theo hướng trải nghiệm thực hiện mục tiêu cấp học.
Do các yêu cầu chủ quan và khách quan nhằm phát triển giáo dục THCS nói chung và môn lịch sử nói riêng và để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì CNH - HĐH, thời kì hội nhập quốc tế, việc quản lý HĐDH môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở trường THCS phải có những biện pháp thích hợp. Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở chương 3, dựa trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng công tác quản lý HĐDH môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Đông Triều là một thị xã mới được thành lập năm 2015 thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, là vùng đất tiếp giáp với hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, vì vậy Đông Triều chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.
Đông Triều có đặc điểm là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê gốc của nhà Trần, nơi đây còn ẩn chứa nhiều di sản văn hóa đặc sắc thời Lý, Trần. Nơi đây là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa của các thời kỳ lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống các di tích lăng mộ, đền, miếu, chùa, tháp thời Trần với kiến trúc độc đáo, bên trong ẩn chứa một kho tàng tư liệu Hán Nôm quý báu gồm hoành phi, văn bia, câu đối, đại tự, sắc phong... trong đó có nhiều di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đặc biệt là khu di tích Đền thờ và Lăng miếu các vua Trần đã được Bộ Văn hóa xếp hạng đặc cách là Di tích cấp quốc gia năm 1962. Với nhà Trần, Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là một trung tâm văn hóa - tâm linh tiêu biểu và đặc sắc. Do vậy nhà Trần đã chọn vùng đất này để xây dựng lăng mộ cho 11 vị Tiên đế cùng với nhiều công trình tôn giáo linh thiêng khác.
Đông Triều là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở khu mỏ Quảng Ninh (ngày 23/02/1930); nơi ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo, Chiến khu Đông Triều, một trong bảy chiến khu của cả nước ra đời trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945, góp phần giải phóng một vùng rộng lớn ở vùng Duyên hải Đông Bắc Tổ quốc. Với những thành tích trong sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, huyện Đông Triều và 8 xã, thị trấn đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 137 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính cấp xã, phường với số dân là
180.328 người (đến tháng 12 năm 2017), diện tích tự nhiên là 397.2 km2. Trong
những năm qua, Đông Triều luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong các ngành, lĩnh vực; khai thác, phát huy các tiềm năng của địa phương; tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phát triển mạnh các ngành kinh tế của thị xã. Từ những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được, do vậy giáo dục Đông Triều cũng từng bước khởi sắc, chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước.
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục THCS thị xã Đông Triều
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục và đào tạo thị xã Đông Triều đã có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Tỷ lệ huy động học sinh đi học ngày càng tăng ở cấp học mầm non, phổ thông và bổ túc. Năm 2017 thị xã Đông Triều đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của thị ủy, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong phát triển GD. Giáo dục và đào tạo thị xã Đông Triều tiếp tục ổn định và có bước phát triển vững chắc.
a) Về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS
Số trường | Số lớp | Số HS | Bình quân hs/lớp | Tỷ lệ huy động vào lớp 6 (%) | |
2015-2016 | 23 | 254 | 8334 | 33 | 100% |
2016-2017 | 23 | 250 | 8564 | 34 | 100% |
2017-2018 | 23 | 256 | 8574 | 34 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Quản Lý Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Ở Trường Thcs
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực Môn Lịch Sử Của Học Sinh Các Trường Thcs Thị Xã Đông Triều Trong 3 Năm Trở Lại Đây
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Các Hình Thức Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Đã Triển Khai
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thị Xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD & ĐT thị xã Đông Triều)
* Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của HS tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp DH, sử dụng có hiệu quả đồ dùng DH, tăng cường các hoạt động trải nghiệm môn học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, HS có học lực khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước.