Bảng Hiệu Chỉnh Thang Đo Sau Nghiên Cứu Định Tính


3.1.4.6 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1

Lời lẽ và ngôn từ: khi thiết kế bảng câu hỏi, cần chú ý đến việc phát triển các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và hữu ích. Trong kết cấu bảng câu hỏi của khảo sát này, danh sách các thuật ngữ được dịch từ tài liệu tiếng Anh được giải thích một cách cẩn thận, vì đó là sự trợ giúp quan trọng cho người được phỏng vấn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các biệt ngữ và các thuật ngữ kinh tế, kế toán.

Loại câu hỏi cho Bảng câu hỏi khảo sát: để đảm bảo thu thập đủ các thông tin cần thiết, tất cả các câu hỏi còn lại trong bảng câu hỏi đều được thiết kế ở dạng câu hỏi đóng, với năm tùy chọn được thiết kế sẵn, người trả lời dễ dàng đưa ra ý kiến.

Trình tự của các câu hỏi: trình tự các câu hỏi được hỏi tuần thự theo thứ tự tám bước trong quy trình quản lý ĐTC gồm: Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Bước 2: Thẩm định dự án chính thức; Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án; Bước 5: Triển khai dự án; Bước 6: Điều chỉnh dự án; Bước 7: Vận hành dự án; Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án và đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Đo lường các mục hỏi: Các thang đánh giá đưa ra cho phép nhà nghiên cứu đo lường được các biến số quan tâm. Trong phần đầu tiên của bảng câu hỏi khảo sát (thông tin cá nhân) đã sử dụng thang đo danh nghĩa. Người tham gia khảo sát có thể đánh dấu vào các đối tượng, sự phân loại hoặc đặc điểm như: giai đoạn và thời gian công tác liên quan đến quản lý các dự án ĐTC, vị trí công tác, giới tính. Những người trả lời được yêu cầu đánh dấu từ 1 đến 5 tương ứng mức độ từ (1) - Hoàn toàn không đồng ý đến (5) - Hoàn toàn đồng ý.

3.1.4.7 Khảo sát thử

Theo Borg và Gall (1989), hai lợi ích có thể đạt được thông qua việc thực hiện một cuộc khảo sát thử: (1) Số liệu trong cuộc khảo sát thử có thể được sử dụng cho nghiên cứu chính thức và (2) Nhận phản hồi từ những người tham gia khảo sát thử về chủ đề thảo luận trong nghiên cứu, để đảm bảo bảng câu hỏi rõ ràng, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhằm hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi thực hiện nghiên cứu trên quy mô lớn. Sau bước này, tác giả xây dựng được thang chính thức và bảng câu hỏi chính thức, sử dụng cho nghiên cứu định lượng.


3.1.4.8 Kết quả nghiên cứu định tính

Chuyên gia 1: Cần bổ sung câu hỏi làm rõ quá trình vận hành dự án (VH) để

làm rõ tiến độ công tác bàn giao giải phóng mặt bằng cho việc vận hành dự án .

Chuyên gia 2: Cần thêm câu hỏi về tiến hành điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập (về quy trình) để làm rõ Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); và cần làm rõ ở Bước 7: cần xây dựng câu hỏi về Giám sát chất lượng công trình trong quá trình thi công dự án.

Chuyên gia 4: Nên làm rõ vấn đề định giá tài sản các dự án ĐTC theo nguyên tắc kế toán và luôn cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay đổi về giá cả ở Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án.

Chuyên gia 5: Cần bổ sung câu hỏi ở Bước 7 để làm rõ công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý.

Kết quả thảo luận chuyên gia được thể hiện tóm tắt tại bảng 3.1.

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát định tính



Chuyên gia

1

Chuyên gia

2

Chuyên gia

3

Chuyên gia

4

Chuyên gia

5

Thời gian làm việc liên quan đến quản lý

ĐTC


> 15 năm


>15 năm


> 12 năm


> 10 năm


>10 năm


Chức vụ


Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND

tỉnh Tiền Giang, Nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, Đại biểu Quốc hội khoá XIV, Ủy

viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc

hội


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang


Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang

Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc

bước đầu (DH)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang 1669815612 - 11


Bước 2: Thẩm

định dự án chính thức (TD)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL)


Cần thêm câu hỏi về tiến hành điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập (về

quy trình)




Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự

án (LC)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Bước 5: Triển khai dự án

(TK)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Bước 6: Điều chỉnh dự án

(DC)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Bước 7: Vận hành dự án (VH)

Tiến độ công tác bàn giao giải phóng mặt bằng

Giám sát chất lượng công trình trong quá trình thi công dự án


Quan tâm


Quan tâm

Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý theo lịch trình thi

công

Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (HQ)


Quan tâm


Quan tâm


Quan tâm

Cần định giá tài sản các dự án ĐTC theo nguyên tắc kế toán, phải luôn cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay

đổi về giá cả.


Quan tâm

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả


Từ kết quả khảo sát định tính sơ bộ trên, tác giả đã hiệu chỉnh lại bổ sung với các thang đo nhằm có được bảng câu hỏi khảo sát chính thức:


- Bổ sung thang đo DL4 là “Công tác bàn giao giải phóng mặt bằng cho việc vận hành dự án luôn đúng tiến độ” để làm rõ Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL).

- Bổ sung thang đo để làm rõ Bước 7: Vận hành dự án, gồm:

+ Thang đo VH4 là: “Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý luôn chặt chẽ và đúng lịch trình thi công”.

+ Thang đo VH5 là: “Công tác bàn giao giải phóng mặt bằng cho việc vận hành dự án luôn đúng tiến độ”.

- Bổ sung thang đo DG5 là “Dự án luôn được đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành”.

- Bổ sung thang đo DG6 là: “Giá trị hiện tại ròng thực tế của các DA ĐTC đã hoàn thành luôn được cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay đổi về giá cả”.

Bảng 3.2 Bảng hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu định tính


Mã hóa

Biến đo

Nguồn


Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc

bước đầu (DH)


DH1

Dự án đều có hướng dẫn mang tính chiến và được công bố rộng rãi cho các quyết định đầu tư công ở Tiền Giang

Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

DH2

Có quy trình để đảm bảo các đề xuất đầu tư tương thích với chính sách của Chính phủ và các định hướng chiến lược của Tỉnh.

DH3

Các quy trình này đều có hiệu lực (effective) thi hành.


Bước 2: Thẩm định dự án chính thức (TD)


TD1

Các dự án đầu tư công đều có quy trình thẩm định dự án chính thức với mức độ đánh giá chi tiết.


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

TD2

Các dự án đầu tư công đều bắt buộc thẩm định cho tất cả mức

giá trị của dự án.

TD3

Các dự án đầu tư công đa phần chỉ thẩm định những dự án trên một mức giá trị đầu tư nhất định.

TD4

Các dự án đầu tư công chính thức luôn được thẩm định về chi phí và lợi ích.


Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL)


DL1

Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi cơ quan chi

trả cho dự án.

Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

DL2

Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi tổ chức bên ngoài dự án.

DL3

Các bản thẩm định dự án luôn chi tiết và cụ thể.


DL4

Việc điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập luôn được tiến

hành đúng quy định.

Nghiên cứu

định tính


Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC)


LC1

Phần lớn các dự án đầu tư công (Public Investment Program) tại Tiền Giang được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế.


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

LC2

Các dự án do Ngân sách nhà nước tài trợ đều trải qua một quá

trình thẩm định và đều được đưa vào dự toán ngân sách.

LC3

UBND tỉnh Tiền Giang luôn kiểm tra bản thẩm định từ nhà tài trợ.

LC4

Chất lượng và tính khách quan của các bản thẩm định đều được kiểm tra bởi một cơ quan bên ngoài hay bởi một cơ quan thuộc UBND tỉnh Tiền Giang.

LC5

Việc lựa chọn dự án cuối cùng luôn được tiến hành như một phần của quy trình ngân sách.

LC6

UBND tỉnh Tiền Giang luôn lưu giữ các dự án đã được thẩm

định để cân nhắc về ngân sách của dự án.

LC7

Các dự án đầu tư công luôn có quy trình hiệu lực để kiểm soát những dự án được đưa vào diện cấp ngân sách trong chương

trình đầu tư công (ví dụ như tập hợp những dự án được chính thức phê chuẩn phân bổ ngân sách và triển khai).

LC8

Luôn có các cơ quan giám sát các dự án đầu tư công mà không bị giới hạn, và vai trò giám sát của họ đều được được quy định cụ thể.

LC9

Có tồn tại các nấc ủy quyền trung gian để đưa dự án đến với các cấp quản lý thấp hơn.

LC10

Luôn có quy trình được lập trước (nhưng giới hạn) để bổ sung dự

án có tính cấp bách về kinh tế hay chính trị.


Bước 5. Triển khai dự án (TK)


TK1

Tỷ lệ các dự án đầu tư công hoàn thành đúng thời gian là 100%

(giai đoạn 1990 - 2000).


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

TK2

Tỷ lệ các dự án đầu tư công hoàn thành đúng thời gian là 100% (giai đoạn 2001 - 2010).

TK3

Tỷ lệ các dự án đầu tư công hoàn thành đúng thời gian là 100% (giai đoạn 2010 - 2018).

TK4

Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm phù hợp với thông

lệ tiên tiến.

TK5

Việc thực hiện các kế hoạch mua sắm cho công tác triển khai đầu

tư công luôn hiệu quả.

TK6

Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu luôn hiệu quả, tiết kiệm.


Bước 6. Điều chỉnh dự án (DC)


DC1

UBND tỉnh Tiền Giang đã có những phân bổ hợp lý (rationalization) đối với các chương trình đầu tư công.


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự

DC2

Quá trình phân bổ các dự án đầu tư công đã giúp cải thiện tính

ưu tiên của các chương trình đầu tư công.

DC3

Cơ quan thực hiện dự án luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo

tiến độ định kỳ.


DC4

Các báo cáo này luôn luôn cập nhật phân tích chi phí và lợi ích.

Anh (2012)

DC5

Các cơ quan tài trợ luôn chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chi phí và lợi ích.

DC6

Những báo cáo quản lý này được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.


Bước 7. Vận hành dự án (VH)


VH1

Việc thắng thầu của các dự án luôn dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh.


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

VH2

Các dự án luôn sử dụng các tiêu chí Đánh giá về Hệ thống đấu thầu và mua sắm – (Country Procurement Assessment Reviews -

CPARs).

VH3

Chất lượng công trình luôn được giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công dự án.

VH4

Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý luôn chặt chẽ và đúng lịch trình thi công.


Nghiên cứu

định tính

VH5

Công tác bàn giao giải phóng mặt bằng cho việc vận hành dự án

đầu tư công luôn đúng tiến độ.


Bước 8. Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG)


DG1

Các dự án đầu tư công luôn có quy trình chuyển giao trách nhiệm quản lý cho cơ quan cung cấp dịch vụ đối với hoạt động vận hành và bảo dưỡng tài sản.


Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)

DG2

Cơ quan cung cấp dịch vụ luôn được cung cấp đủ ngân sách để

vận hành và bảo dưỡng những tài sản hình thành từ các dự án

đầu tư công.

DG3

Việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành luôn được giám sát thường xuyên.

DG4

Tài sản có được từ các dự án đầu tư công luôn định giá theo những nguyên tắc kế toán (theo đó định nghĩa kế toán của một tài sản luôn được tuân thủ, khấu hao được trừ vào giá trị tài sản, và trong chừng mực có thể, luôn được cập nhật giá trị tài sản để

thể hiện những thay đổi về giá cả).

DG5

Dự án luôn được đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành.

Nghiên cứu

định tính

DG6

Giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án đầu tư công đã hoàn thành luôn được cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay

đổi về giá cả.


Đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công ở Tiền Giang (HQ)


HQ1

Việc quản lý đầu tư công ở Tiền Giang là tốt.


Vũ Thành Tự Anh (2012)

HQ2

Việc quy hoạch, quản lý các dự án đầu tư công với các chính sách ở Tiền Giang mang tính kết nối hiệu quả.

HQ3

Các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý đầu tư công tại Tiền Giang là hợp lý.

Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả


3.1.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu


Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày tại Chương 2 và kết quả thảo luận với năm chuyên gia và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xác định mô hình hồi quy tổng thể được xây dựng có dạng như sau:

HQ= β0 + β1DH+ β2TD + β3DL + β4LC + β5TK + β6DC+ β7VH + β8DG + ei

Trong đó:

Biến phụ thuộc: HQ là biến đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC;

Biến độc lập: DH, TD, DL, LC, TK, DC, VH và DG (là tám biến tương ứng với tám bước trong quy trình đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC được tiếp cận theo nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)) tương ứng với các thang đo đã được hiệu chỉnh, bổ sung tại bảng 3.1

ei : Sai số ngẫu nhiên


Mô hình hồi quy (MH1) được thể hiện như sau:


Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu (DH)

Thẩm định dự án chính thức (TD)


Hiệu quả quản lý đầu tư công ở Tiền Giang

Triển khai dự án (TK)

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL)

Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC)

Điều chỉnh dự án (DC)

Vận hành dự án (VH)

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG)

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết nghiên cứu

Phần này bao gồm các mối quan hệ và giả thuyết của nhóm biến: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Thẩm định dự án chính thức; Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Lựa chọn và lập ngân sách dự án; Triển khai dự án; Điều chỉnh dự án; Vận hành dự án; Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án là các biến độc lập và hiệu quả quản lý ĐTC ở Tiền Giang là biến phụ thuộc với các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Một là, Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu.

Theo Vũ Thành Tự Anh (2012) thì đây là xuất phát điểm của quy trình quản lý ĐTC, được thể hiện qua chiến lược hay kế hoạch tổng thể do cấp quyết định cao nhất đề ra. Định hướng này giúp cho hoạt động ĐTC của chính phủ phản ánh được các ưu tiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chương trình và ra quyết định đầu tư của các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương. Việc xây dựng dự án đầu tư: căn cứ vào định hướng chiến lược đầu tư, các bộ, ngành, địa phương xây dựng các hồ sơ dự án trong đó bao gồm các thông tin cơ bản như sự cần thiết, mục tiêu, các hoạt động chính, ngân sách dự toán, tiến độ thực hiện, kết quả kỳ vọng… của dự án. Tiếp theo là Sàng lọc dự án bước đầu. Mục đích của bước này nhằm đảm bảo dự án do các bộ, ngành, địa phương đề xuất đảm bảo thỏa mãn các điều kiện tối

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí