Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Công Thông Qua Chỉ Số Icor Theo Ngành

98


vụ sản xuất kinh doanh, tập trung nhiều nhất là các ngành khai thác thủy sản, xay xát…; các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh thực hiện đầu tư chưa nhiều. Do đó, một trong những vấn đề làm cho hệ số ICOR cao là đầu tư dàn trải, quá nhiều dự án, trong khi việc thẩm định, thanh kiểm tra các công trình trong quá trình thực hiện và thi công còn sơ sài, có trường hợp còn gây thất thoát nguồn vốn đầu tư lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Điển hình, tại Chi cục Kiểm lâm Tiền Giang, Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho, Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho.


Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang Tổng Cục Thống kê từ 1998 2018 1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

Hình 4.6 Chỉ số ICOR của Tiền Giang và cả nước

Sở dĩ trong những năm 2004, 2010, 2012, 2015, 2017, 2018, chỉ số ICOR cao hơn các năm còn lại thuộc giai đoạn 1998-2018, nổi trội nhất là năm 2012 và 2017, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng ít và thiếu, hồ sơ hoàn chỉnh chậm, thay đổi thiết kế bản vẽ, thay đổi chủ đầu tư, nhà thầu thiếu năng lực hoặc phân tán lực lượng thi công nhiều công trình, công tác thanh quyết toán còn chậm nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công các công trình. Cụ thể:

Năm 2012: có tám công trình chưa triển khai được, bao gồm: công trình Nâng cấp và mở rộng Đường tỉnh 877 (cầu Long Bình – An Thạnh Thuỷ), đường Đông Tây sông Ba Rài huyện Cai Lậy, đường vào cầu nối KCN Tân Hương và khu tái định cư Tân Hương, đường vào bến phà Tân Phú Đông – Bình Đại, … do chưa thực hiện xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh có qui mô nhỏ, khi nhận được công trình mới đi thuê máy móc, thiết bị thi công, nên tính cạnh tranh không cao. Mặt khác, khối lượng công việc thực hiện của các doanh nghiệp bị thanh toán chậm, thủ tục còn nhiều, nhất

99


là các công trình thuộc nguồn vốn nhà nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng. Trong năm 2012, Tỉnh thu hút năm dự án với vốn đầu tư đăng ký là 183,3 triệu USD, diện tích cho thuê là 31,09 ha; cấp giấy chứng nhận đầu tư năm dự án và điều chỉnh chứng nhận đầu tư 22 dự án với vốn tăng thêm là 50,3 triệu USD. Tính đến cuối năm 2012, tỉnh có 69 dự án đang hoạt động, trong đó có 38 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư 998,2 triệu USD và 4.051,3 tỷ đồng. Có bốn cụm công nghiệp đã được triển khai xây dựng hạ tầng, thu hút được 84 dự án thứ cấp (trong đó có 5 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư là 1.910,5 tỷ đồng, có 73 dự án chiếm 86,9% đi vào hoạt động, thu hút trên 11.000 lao động. Cộng với số dự án còn tồn đọng của năm 2010 và 2011 chuyển qua chưa hoàn tất. Trong đó, đầu tư vào khu công nghiệp Long Giang có năm dự án, khu công nghiệp Tân Hương năm dự án thuộc bảy dự án đến từ Trung Quốc; hai của Đài Loan; bốn của Hàn Quốc; Anh, Phillipin, Hungary mỗi nước có một dự án. Các dự án được cấp phép trong các năm trước đang tiến hành các thủ tục đầu tư và xây dựng. Số dự án đầu tư nước ngoài tăng lên tại Tỉnh cộng dồn với số dự án có vốn đầu tư từ NSNN năm 2010 là quá nhiều, dẫn đến đầu tư dàn trải, trong khi đó năng lực quản lý tài chính của các cán bộ quản lý các dự án ĐTC còn yếu kém.

2017 là năm có số dự án triển khai nhiều nhất trong giai đoạn 1998-2018 với 829 dự án, trong đó dự án do Tỉnh quản lý là 241 công trình. Trong năm, nguồn vốn nhà nước trên địa bàn, đối với các dự án do địa phương quản lý đã đưa vào triển khai thực hiện dự kiến hoàn thành 438/829 công trình sử dụng vốn ngân sách; trong đó: công trình cấp tỉnh dự kiến hoàn thành 90/241 công trình. Năm 2017, các công trình có nguồn vốn FDI thu hút được bảy dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.188,5 tỷ đồng, bằng 50% so cùng kỳ, quốc gia có số lượng dự án nhiều nhất là Trung Quốc (ba dự án) với tổng số vốn chiếm 46,8% tổng vố đầu tư đăng ký trong năm. Có bảy dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn tăng 1.810,6 tỷ đồng. Cũng tương tự năm 2012, số công trình thi công sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn nhiều, cùng với sự gia tăng các công trình có vốn FDI, trong khi năng lực quản lý điều hành cũng như nhân lực cho công tác quản lý ĐTC còn hạn chế, dẫn đến hệ số ICOR cao đồng nghĩa với hiệu quả vốn đầu tư thấp.

Nguyên nhân chính của tình trạng hiệu quả đầu tư thấp là:

(i) Đầu tư phân tán, vốn đầu tư được phân bổ vào quá nhiều dự án; các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công


trình vào sử dụng; đầu tư phân tán, dàn trải dẫn đến dư thừa công suất; tỷ suất sử dụng công trình không đạt như dự kiến, chi phí vận hành không giảm. Đầu tư thiếu đồng bộ dẫn tới công trình cụ thể hoàn thành mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình đầu tư có liên quan thường bị dở dang, thậm chí không hoàn thành được. Và kết quả là hiệu quả đầu tư không đạt như mong muốn và dự tính ban đầu.

(ii) Tình trạng đầu tư thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tư các dự án không còn cần thiết... vẫn xảy ra. Các quyết định đầu tư như vậy thường dẫn tới công trình dở dang hoặc hoàn thành mà không sử dụng, và kết quả là lãng phí vốn đầu tư.

(iii) Quản lý và giám sát đầu tư còn yếu kém, làm thất thoát vốn đầu tư và chưa đảm bảo chất lượng, hiệu quả công trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Thêm vào đó, trong những năm thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc gia tăng làm ảnh hưởng nguồn cung hàng hóa, dịch vụ gây sức ép tăng giá…. đã làm cho GRDP của Tỉnh giảm đáng kể, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ĐTC.

- Chỉ số ICOR của Tiền Giang xét theo cấp quản lý

Xét theo cấp quản lý thì tại bảng 4.5, chỉ số ICOR do Trung ương quản lý từ 1998-2018 bình quân đạt 0,66, thấp hơn rất nhiều so với chỉ số ICOR do địa phương quản lý (bình quân đạt 5,4). Chỉ số này cho thấy việc quản lý vốn ĐTC ở cấp trung ương tốt hơn rất nhiều so với cấp địa phương (Tiền Giang) quản lý.

Bảng 4.5 Chỉ số ICOR của Tiền Giang theo cấp quản lý

Cấp quản lý

1998-2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

Trung ương

0,64

1,91

0,45

0,25

0,63

0,35

Địa phương

5,40

7,81

2,50

5,14

5,43

8,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018


Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998 2018 Hình 4 7 Chỉ số ICOR của Tiền Giang 2

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Hình 4.7 Chỉ số ICOR của Tiền Giang theo cấp quản lý

Hình 4.7 cho thấy, chỉ số ICOR cấp quản lý trung ương luôn thấp hơn chỉ số ICOR cấp quản lý địa phương. Tuy nhiên bảng 4.6 cho thấy vốn ĐTC thực tế phân theo cấp quản lý trung ương chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, vốn đầu tư bình quân giai đoạn 1998-2018 là 2,44% tương ứng với số vốn thực tế giải ngân là 292.389 triệu đồng.

- Chỉ số ICOR của Tiền Giang xét theo khu vực quản lý

Xét theo khu vực quản lý, khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực đầu tư nước ngoài, chỉ số ICOR tại Tiền Giang được thể hiện qua bảng 4.6. Trong giai đoạn từ 1998-2018 thì chỉ số ICOR khu vực nhà nước bình quân là 7,58 và chỉ số này cao hơn rất nhiều so với chỉ số ICOR của Tiền Giang nói chung và với hai khu vực còn lại nói riêng. Cụ thể, chỉ số ICOR khu vực ngoài nhà nước bình quân là 3,40 và khu vực đầu tư nước ngoài là 0,82, điều này thể hiện hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước là thấp nhất và ngược lại, hiệu quả đầu tư khu vực đầu tư nước ngoài là cao nhất (hình 4.8).

Bảng 4.6 ICOR của Tiền Giang theo khu vực quản lý


Chỉ số ICOR

1998-2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

ICOR khu vực nhà nước

7,58

5,40

12,41

9,16

5,26

2,93

ICOR khu vực ngoài nhà nước

3,40

7,34

2,66

1,98

1,24

6,63

ICOR khu vực đầu tư nước ngoài

0,82

0,18

-2,60

3,30

0,50

3,55

ICOR chung của Tiền Giang

3,56

5,60

1,64

3,09

4,27

4,35

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

(Tính theo giá so sánh 2010)


Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang từ 1998 2018 Hình 4 8 ICOR theo khu vực 3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang từ 1998-2018

Hình 4.8 ICOR theo khu vực vốn

Hình 4.8 thể hiện rõ hơn sự chênh lệch về hệ số ICOR của ba khu vực, đặc biệt có thể thấy chỉ số ICOR của khu vực nhà nước cao vượt trội tại các năm 2001, 2005, 2010 và năm 2012, điều này thể hiện vấn đề kém hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư đối với các dự án ĐTC tại khu vực nhà nước.

Cũng trong hình 4.8, khu vực ngoài nhà nước trong giai đoạn 1998-2000 (ICOR là 7,34) và giai đoạn 2016-2018 (ICOR là 6,63), đặc biệt các năm 2000 và năm 2007 có chỉ số ICOR rất cao.

4.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR theo ngành

- Hệ số ICOR của ngành Nông nghiệp

Trong giai đoạn 1998-2018, hệ số ICOR của ngành Nông nghiệp có chiều hướng biến động tăng. Với qui mô vốn đầu tư trong ngành Nông nghiệp ngày càng tăng (bảng 4.7), hệ số ICOR của ngành gia tăng đồng nghĩa với hiệu quả quản lý vốn ĐTC chưa hiệu quả, thể hiện ở hệ số ICOR của ngành cao hơn hệ số ICOR chung của Tiền Giang vào các giai đoạn 2006-2010 (ICOR là 4,92) và giai đoạn 2016-2018 (ICOR là 5,26). Cụ thể là các dự án năm 2007 và năm 2017 gồm Cống rạch Chợ và Thủ Ngữ (2016-2018), đê bao thị xã Gò Công (2011-2020), kênh 14 (2015-2019) thuộc ngành Nông nghiệp và có tiến độ thi công cũng như hoàn thành công trình chậm trễ so với tiến độ cũng như phát sinh tình trạng đội vốn trong đầu tư.

Bảng 4.7 ICOR của ngành Nông nghiệp

Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

Vốn đầu tư thực hiện (Đvt: triệu đồng)

2.104.534

215.665

295.473

1.858.696

3.930.235

4.356.189


GDRP Nông nghiệp (Đvt: triệu đồng)


9.308.101


2.685.171


3.231.640


4.319.269


17.924.094


19.889.673

ICOR ngành Nông nghiệp


3,25


2,21


1,73


4,92


2,28


5,26

ICOR của Tiền Giang

3,56

5,60

1,64

3,09

4,27

4,35

Tỷ lệ đóng góp vào GDRP Tiền Giang

44,13%

54,41%

49,62%

38,29%

43,50%

36,87%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

(Tính theo giá so sánh 2010)

Mặc dù được ưu tiên về lượng vốn cho các dự án ĐTC ngành Nông nghiệp, được Tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng qua bảng 4.7 có thể thấy, tỷ lệ đóng góp của Nông nghiệp vào GDRP tỉnh Tiền Giang đang có xu hướng giảm, từ 54,41% giai đoạn 1998-2000 thì đến giai đoạn 2016-2018 chỉ còn 36,87%. Trong khi đó, qui mô vốn gia tăng, cụ thể giai đoạn 1998-2000 là 215.665 triệu đồng, đến giai đoạn 2016-2018 đã tăng đến 4.356.189 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả các dự án ĐTC này thực sự chưa tương xứng với số vốn đã được giải ngân.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng còn tồn tại nhiều vấn đề như: sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chất lượng không đồng đều, số lượng hàng hóa không lớn, giá thành cao, xử lý sau thu hoạch còn thô sơ và chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân nhằm chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Có những sản phẩm đã được chứng nhận VietGap, GlobalGap như vú sữa Lò Rèn - Vĩnh Kim đạt được chứng nhận GlobalGap do Hiệp hội bán lẻ Châu Á xây dựng, được áp dụng trên toàn cầu nhưng sản xuất chưa gắn kết được thị trường, chưa có kênh tiêu thụ riêng, nhà doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn Gap để kinh doanh trục lợi còn nhà vườn chẳng được lợi gì hơn so với sản xuất bình thường.

Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do nền nông nghiệp tại Tiền Giang vẫn còn tồn tại tình trạng sản xuất phân tán và nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế hộ, nguồn nhân lực lao động cũng như áp dụng các phương pháp sản xuất cho ngành Nông nghiệp vẫn mang tính truyền thống, giản đơn, chưa mang lại hiệu quả cao.

- Hệ số ICOR của ngành Giao thông

Bảng 4.8 cho thấy hiệu quả vốn ĐTC vào ngành Giao thông qua hệ số ICOR, hệ số ICOR của ngành Giao thông cao hơn 2,5 lần so với hệ số ICOR chung của Tiền Giang, cá biệt giai đoạn 2016-2018 cao hơn gấp bốn lần. Cụ thể, bình quân trong cả


giai đoạn 1998-2018 là 10,1 (hơn 2,81 lần), giai đoạn 1998-2000 là 13,86 (hơn 2,48

lần), giai đoạn 2001-2005 là 5,82 (hơn 2,59 lần), giai đoạn 2006-2010 là 7,65 (hơn

2,64 lần), giai đoạn 2011-2015 là 11,25 (hơn 2,64 lần), và giai đoạn 2016-2018 là 17,87 (hơn 4,11 lần). Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành là 11,67%, cao thứ hai sau ngành Nông nghiệp là 14,86 (bảng 4.7). Đây là ngành có hệ số ICOR cao nhất trong ba ngành nghiên cứu, phản ánh hiệu quả vốn ĐTC trong ngành Giao thông thật sự là điểm đáng quan ngại trong công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang.

Bảng 4.8 ICOR của ngành Giao thông


Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

GDRP

(Đvt: triệu đồng)

380.182

222.641

209.877

250.232

550.389

764.953

Vốn đầu tư (Đvt: triệu đồng)

1.235.558

182.172

260.089

496.213

2.270.509

3.422.052

ICOR của ngành Giao thông

10,01

13,86

5,82

7,65

11,25

17,87

ICOR của Tiền Giang

3,67

5,60

1,64

3,33

4,27

4,35

Tỷ lệ đóng góp vào GDRP Tiền Giang

1,01%

4,88%

1,52%

0,74%

0,94%

0,93%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

(Tính theo giá so sánh 2010)

Nổi bật nhất là năm 2017, cụ thể, vốn đầu tư thực hiện là do các dự án đăng ký đầu tư những năm trước, còn các dự án mới đăng ký trong năm 2017 thực hiện chưa nhiều. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2017 ước thực hiện 10.273,6 tỷ đồng, tăng 17,9% so cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện 2.378,4 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ, loại hình khác thực hiện 7.895,1 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 được đầu tư theo hình thức BOT, chiều dài toàn tuyến 51,2km; tổng diện tích đất bồi thường khoảng 458 ha và có khoảng 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng; tổng kinh phí bồi thường khoảng 1.793,4 tỷ đồng. Đến cuối năm bàn giao cọc giải phóng mặt bằng của 32/33 gói thầu (49,6/51,5 km). Còn lại một gói thầu đoạn Rạch Miễu - Cổ Cò (1,9 km) Công ty BOT đang thực hiện công tác phê duyệt thiết kế cắm cọc mốc giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, xét theo tiến độ kế hoạch các công trình này thì hầu hết các tiến độ công trình này đều chậm trễ và đội vốn đầu tư.


- Hệ số ICOR của ngành CNTT&TT

Ngành CNTT&TT những năm gần đây rất được quan tâm, với định hướng tăng cường hệ thống thông tin cơ sở như giảm cấp truyền tải trung gian, chuyển đổi các hình thức thông tin trực tiếp hai chiều đến người dân thông qua các thiết bị thông minh cá nhân. Bảng 4.9 cho thấy sự gia tăng trong nguồn vốn giải ngân đối với các dự án ĐTC thuộc ngành CNTT&TT.

Bảng 4.9 ICOR của ngành CNTT&TT

Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

GDRP

(Đvt: triệu đồng)

927.628

2.252

5.493

215.845

1.646.630

3.376.985

Vốn đầu tư ngành (Đvt: triệu đồng)

1.106.227

108.984

306.757

933.236

1.596.142

2.586.015

ICOR của ngành CNTT&TT

8,52

7,15

6,44

9,24

7,28

13,58

ICOR của Tiền Giang

3,67

5,60

1,64

3,33

4,27

4,35

Tỷ lệ đóng góp vào GDRP Tiền Giang

2,46%

0,05%

0,04%

0,64%

2,81%

4,09%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

(Tính theo giá so sánh 2010)

Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả đầu tư thì ngành CNTT&TT chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể hệ số ICOR ngành còn cao hơn gấp nhiều lần so với ICOR chung của tỉnh (2,4 lần), điển hình có hai giai đoạn 2006-2010 và 2016-2018 cao gấp ba lần hệ số ICOR của Tỉnh.

Bảng 4.9 còn cho thấy tỷ lệ đóng góp của ngành CNTT&TT vào GDRP chung tỉnh Tiền Giang chưa cao, cụ thể bình quân từ 1998-2000 là 2,46% nhưng giai đoạn 1998-2010 là chưa tới 1%, tuy nhiên tới giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ đóng góp tăng lên 2,81%, với tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư là 10,46% trong tổng vốn giải ngân (Phụ lục 1). Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân thực tế so với kế hoạch lại vượt 47.055 triệu đồng, tương ứng vượt 102,95% kế hoạch (Phụ lục 1) và giai đoạn 2016-2018 là 4,09% (có tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư là 8,35% trong tổng vốn giải ngân (Phụ lục 1) cũng có tỷ lệ giải ngân thực tế so với kế hoạch lại vượt 100.799 triệu đồng tương ứng vượt 103,90% kế hoạch (Phụ lục 1). Các số liệu này cho thấy, trong giai đoạn này, nguồn vốn cho các dự án đầu tư của ngành CNTT&TT chưa thật sự mang lại hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022