Phân Tích Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Xã Hội


4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội

Có thể nói, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế vẫn còn nhiều điều cần thảo luận về quản lý ĐTC, cả về khâu lập kế hoạch, thẩm định nguồn vốn cũng như quản lý ĐTC về khu vực quản lý, về cấp quản lý và ba ngành chủ lực tại Tiền Giang (ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT). Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả xã hội của việc định hướng đầu tư, dẫn dắt ngành kinh tế nói chung và thông qua ba ngành này nói riêng đã có những đóng góp quan trọng đến phát triển KTXH tại tỉnh Tiền Giang.

4.2.2.1 Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm

Việc gia tăng vốn đầu tư vào các dự án ĐTC về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đưa CNTT vào sản xuất cũng như quản lý đã từng bước chuyên môn hóa, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các đối tượng lao động tại Tiền Giang. Bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong giai đoạn 1998-2018 của Tiền Giang ở mức 2,02%. Nếu xét riêng giai đoạn 2008-2018 thì tỷ lệ thất nghiệp ở Tiền Giang (bình quân ở mức 2,37%) vẫn thấp hơn so với khu vực ĐBSCL (bình quân là 2,75%) và tỷ lệ thất nghiệp cả nước (bình quân là 2,43%) (Tổng Cục Thống kê, 2020).

Ngoài ra, bảng 4.10 còn cho thấy tỷ lệ giải quyết việc làm của ba ngành: Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Có thể thấy ngành Nông nghiệp có tỷ lệ giải quyết việc làm bình quân cao nhất trong ba ngành, cụ thể bình quân cả từ 1998-2018 là 563.829 người chiếm tỷ lệ 59,42% trong tổng số lao động trong các doanh nghiêp. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm dần mà thay vào đó là xu hướng gia tăng lao động thuộc ngành Giao thông. Tỷ lệ giải quyết việc làm bình quân của ngành Giao thông là 140.024 người, chiếm tỷ lệ 14,76% trong tổng số lao động trong các doanh nghiệp, và có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2011-2015 (giải quyết việc làm cho 236.134 người, chiếm tỷ lệ 23,35%) và giai đoạn 2015-2018 (giải quyết việc làm cho 354.925 người, chiếm tỷ lệ 33,82%). Đây là tín hiệu khả quan cho thấy việc đầu tư cho ngành Giao thông tại Tỉnh đã đem lại hiệu quả xã hội đáng ghi nhận.

Bảng 4.10 Tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm


Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Tỷ lệ thất nghiệp (%)

Tỷ lệ thất nghiệp

2,02

1,62

1,74

2,78

2,14

2,20

Tỷ lệ giải quyết việc làm (%)

Nông nghiệp

59,42%

67,69%

68,66%

62,50%

55,89%

43,67%

Giao thông

14,76%

3,19%

3,07%

3,04%

23,35%

33,82%

CNTT&TT

0,09%

0,03%

0,03%

0,07%

0,08%

0,26%

Số lao động (người)

Nông nghiệp

563.829

538.864

620.029

615.588

565.260

458.235

Giao thông

140.024

25.419

27.752

29.987

236.134

354.925

CNTT&TT

846

202

235

659

806

2.699

Tổng Số lao động trong

các doanh nghiệp


948.835


796.065


903.080


985.006


1.011.458


1.049.378

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

4.2.2.2 Giáo dục

Phát triển về mặt xã hội tại Tiền Giang còn thể hiện ở sự phát triển giáo dục trên địa bàn Tỉnh. Bảng 4.11 cho thấy sự gia tăng về số lượng các trường học tại Tiền Giang, sự gia tăng lớn nhất thuộc về trường mầm non, bình quân trong 21 năm từ 1998 đến 2018 tại Tiền Giang là 137 trường, có sự gia tăng từ 96 trường mầm non (giai đoạn 1998-2000) lên 188 trường mầm non (giai đoạn 2016-2018). Số trường phổ thông cũng tăng lên đáng kể, từ năm 1998 đến năm 2018 là tám trường phổ thông. Và số trường trung cấp chuyên nghiệp cũng tăng ba trường (từ năm trường năm 1998 đến năm 2018 là tám trường), số trường Cao đẳng cũng tăng một trường trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên, số trường đại học thì không đổi (một trường) nhưng lại có sự gia tăng đáng kể về số lượng giảng viên khối đại học, tăng từ 229 giảng viên (1998) lên 297 giảng viên (2018).

Bảng 4.11 Số trường học, giáo viên tại Tiền Giang

Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

Số trường học (trường)

Mầm non

137

94

87

126

185

188

Phổ thông

381

359

381

387

388

389

Trung cấp chuyên nghiệp

5

3

3

6

6

8


Cao đẳng

2

2

2

2

2

3

Đại học

1

1

1

1

1

1

Số giáo viên/giảng viên (người)

Mầm non

1.864

1.104

1.191

1.652

2.425

2.951

Phổ thông

12.423

11.246

11.649

12.839

13.249

13.239

Trung cấp chuyên nghiệp

148

85

84

162

179

261

Cao đẳng

175

148

171

125

170

249

Đại học

229

140

164

275

287

297

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Có thể thấy song song với sự gia tăng về số lượng trường thì cũng có sự gia tăng về số lượng giáo viên trong hệ thống các trường học. Cụ thể số giáo viên khối Mầm non tăng từ 1.104 giáo viên (1998) lên 2.951 giáo viên (2018); giáo viên khối Phổ thông tăng từ 12.423 giáo viên (1998) lên 13.239 giáo viên (2018); giáo viên khối Trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 148 giáo viên (1998) lên 261 giáo viên (2018); giảng viên khối Cao đẳng tăng từ 175 giảng viên (1998) lên 249 giảng viên (2018). Điều này cho thấy song song với việc phát triển kinh tế, tỉnh Tiền Giang cũng chú trọng phát triển con người, đặc biệt là vấn đề phát triển tri thức cho các chủ nhân tương lai của Tiền Giang sau này, thể hiện rõ nét nhất là phổ cập giáo dục mầm non và cấp phổ thông qua sự gia tăng trường, lớp và đội ngũ giáo viên ở hai khối này.

Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế thay đổi, thu nhập bình quân tăng lên đáng kể, các nhu cầu về giáo dục tăng lên, chi phí cho giáo dục đào tạo cũng đã cao hơn; các gia đình ưu tiên khoản thu nhập tương đối cao để đáp ứng nhu cầu học tập của con em mình ngày càng tốt hơn. Theo Cục Thống kê Tiền Giang (2018), chi phí trung bình một người trong một năm đi học là khá cao, trong năm 2018 thu nhập bình quân một người một năm là 29,985 triệu đồng và chi phí đi học một năm là 3,8 triệu đồng, chiếm 12,67% tổng thu nhập bình quân. Với nguồn lực chất lượng cao thì tỉ lệ đào tạo trên 10.000 dân lần lượt là: trình độ Thạc sĩ trở lên là 4, Đại học 113, Cao đẳng 59. Tuy nhiên xét tương quan đào tạo thì cứ một người có trình độ từ Cao đẳng trở lên thì có 1,2 người được đào tạo nghề từ sơ cấp trở lên, đây là một cơ cấu ngược trong giáo dục đào tạo tại tỉnh hiện nay (chuẩn quốc tế là 1:10).


4.2.2.3 Y tế

Trong giai đoạn 1998-2018 có sự phát triển lớn mạnh về vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Tiền Giang. Bảng 4.12 cho thấy sự gia tăng lớn về số cơ sở y tế từ 457 cơ sở (1998) lên 1.001 cơ sở (2018), song song với sự phát triển cơ sở y tế là sự đầu tư thêm số giường bệnh để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong và ngoài tỉnh, cụ thể số giường bệnh từ 3.468 giường (1998) lên 4.716 giường (2018), với số giường bình quân trên một vạn dân từ 18 lên 22 cùng giai đoạn.

Bảng 4.12 Số cơ sở y tế và cán bộ ngành y, dược tại Tiền Giang

Khoản mục

1998-

2018

1998-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2015

2016-

2018

Số cơ sở y tế

457

171

219

365

578

1.001

Số giường bệnh

3.468

2.280

2.988

3.775

3.790

4.716

Giường bệnh bình quân 10.000 (người)


18


13


15


19


20


22

Cán bộ ngành y

3.884

2.271

3.129

3.932

4.693

5.372

Cán bộ ngành dược

1.015

398

660

975

994

2.289

Bác sĩ bình quân /10.000 (người)

5

3

4

5

5

6

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Song song với sự phát triển của các cơ sở y tế, số lượng cán bộ ngành y và ngành dược tại Tiền Giang cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, cụ thể số cán bộ ngành y từ 3.884 người (1998) lên 5.372 người (2018); số cán bộ ngành dược từ 1.015 người (1998) lên 2.289 người (2018). Số bác sĩ bình quân trên 10.000 (người) chỉ gia tăng 1 người trong cả giai đoạn. Tuy nhiên, sự gia tăng số cơ sở y tế và số cán bộ ngành y, dược cũng chưa đảm bảo mức bình quân chung của cả nước. Theo Tổng Cục Thống kê (2020), thì số giường bình quân trên một vạn dân trong 18 năm gần đây (2010-2018) bình quân cả nước là 25,52 (Tiền Giang là 20,4); và số bác sĩ bình quân trên 10.000 (người) là 7,72 (Tiền Giang là 5,7). Không thể phủ nhận sự phát triển kinh tế tại Tiền Giang đã thúc đẩy việc đầu tư cho con người, ở đây, bên cạnh công tác khám chữa bệnh bằng Tây y, hệ thống mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền phát triển mạnh mẽ. Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh đã thực hiện tốt việc chữa bệnh bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tổng số bệnh nhân điều trị bệnh bằng đông y năm 2018 trên 4,3 triệu lượt người (Cục Thống kê Tiền Giang, 2018).


Công tác dự phòng, phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt; Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần to lớn thực hiện đạt chỉ tiêu các chương trình MTQG về y tế như khống chế không để dịch bệnh lớn và dịch bệnh mới xảy ra trên địa bàn tỉnh; khống chế và loại trừ bệnh phong; loại trừ uốn ván sơ sinh.

Tuy nhiên, sự phát triển về y tế tại Tiền Giang vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trong Tỉnh.

4.2.2.4 Về thu chi ngân sách địa phương

Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Tiền Giang được thể hiện qua bảng 4.13 cho thấy, bình quân giai đoạn 1998-2018 ngân sách tỉnh kết dư bình quân là 629.951 triệu đồng, đáng chú ý nhất là giai đoạn 2011-2018 chênh lệch thu chi ngân sách luôn gia tăng (hình 4.9) và với mức kết dư ngân sách địa phương giai đoạn này là 1.415.801 triệu đồng.

Bảng 4.13 cho thấy tình hình thu chi và kết dư ngân sách tại Tiền Giang, cụ thể trong giai đoạn 1998-2018, bình quân thu ngân sách là 7.001.539 triệu đồng, chi ngân sách bình quân là 7.001.539 triệu đồng; tỷ lệ kết dư ngân sách tỉnh là 11,20%.

Bảng 4.13 Thu chi ngân sách tại Tiền Giang

ĐVT: Triệu đồng

Bình quân các khoản mục


1998-2018


1998-2000


2001-2005


2006-2010


2011-2015


2016-2018

Thu ngân sách


7.001.539


901.925


1.908.032


5.002.291


10.969.642


18.308.907

Chi ngân sách


6.371.588


819.937


1.738.329


4.840.675


10.161.175


15.880.883

Chênh lệch thu chi

629.951

81.988

169.703

161.616

808.467

2.428.024

Tốc độ tăng chênh lệch thu chi (%)


11,20%


15,80%


90,69%


408,14%


53,46%


70,86%

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang giai đoạn 1998-2018

Hình 4.9 thể hiện rõ tình hình kết dư ngân sách của Tỉnh, có thể thấy sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 qua biểu đồ này (kết dư năm 2007 và 2008 là 19.575 triệu đồng và 10.313 triệu đồng). Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011- 2018, tỷ lệ kết dư ngân sách gia tăng đáng kể, gần 60%. Đây là điều đáng ghi nhận cho sự kiểm soát thu chi trong vấn đề quản lý tiền từ ngân sách nhà nước tại Tiền Giang.


Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang giai đoạn 1998 2018 Hình 4 9 Kết dư ngân sách 1


Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang giai đoạn 1998-2018

Hình 4.9 Kết dư ngân sách tỉnh Tiền Giang

Có thể nói, bản chất của các dự án ĐTC thường mang yếu tố cộng đồng, nghĩa là mang lại hiệu quả không phải cho một ngành cụ thể mà cho toàn xã hội trong cả một thời gian dài. Xét theo hiệu quả kinh tế, các dự án ĐTC đã tạo động lực, cũng như có các khoản kết dư ngân sách, để hình thành nên nguồn vốn ĐTC tại địa phương và lại được phân bổ đầu tư cho các dự án, chương trình chăm sóc sức khỏe, giáo dục để nâng cao đời sống của người dân.

4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình 1

4.3.1. Phân tích thống kê mô tả

Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020. Số lượng phiếu phát ra: 250 phiếu, tỷ lệ 100%.

Số lượng phiếu khảo sát thu về: 245/250 phiếu. Số phiếu hợp lệ: 238 phiếu.

Số phiếu không hợp lệ: 07 phiếu (Lý do: Các phiếu này đánh phiếu sơ sài, không đủ thông tin cần khảo sát).

Hình 4.10 thể hiện chi tiết các giai đoạn tham gia quản lý ĐTC của các đối tượng trong mẫu khảo sát gồm: Giai đoạn 1 (1990-1995); Giai đoạn 2 (1996-2000); Giai đoạn 3 (2001-2005); Giai đoạn 4 (2006-2010); Giai đoạn 5 (2011-2015); Giai

đoạn 6 (2016-2018).

Hình 4.10 thể hiện chi tiết các giai đoạn tham gia quản lý ĐTC tại Tiền Giang.


Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 10 Thông tin về giai đoạn tham gia 2

Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 10 Thông tin về giai đoạn tham gia 3

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.10 Thông tin về giai đoạn tham gia quản lý các dự án ĐTC

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.11 Biểu đồ phân bố thời gian tham gia quản lý các công trình ĐTC


Với 238 mẫu được thu thập từ các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang: các đối tượng có giai đoạn công tác chiếm nhiều nhất là giai đoạn 6 có 76 đối tượng (chiếm 31,9%), cả giai đoạn 5 và 6 là 93 đối tượng (chiếm 39,1%). Kế tiếp là giai đoạn 4, 5, 6 là 20 chuyên gia (chiếm 8,4%) và giai đoạn 5 là 24 đối tượng. Việc các đối tượng được khảo sát công tác tại tất cả các giai đoạn nghiên cứu, 1990-2018 cho thấy mẫu nghiên cứu thể hiện được tính bao quát của dữ liệu, thu thập được tất cả các ý kiến chuyên gia trong các giai đoạn sẽ mang lại cho nghiên cứu các ý kiến đánh giá về hiệu quả quản lý ĐTC khách quan và tin cậy.

Hình 4.11 cho thấy thời gian các đối tượng tham gia công tác quản lý các công trình ĐTC nhiều nhất là từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 36,6% (87 đối tượng), tiếp đến là trên 10 năm có 74 đối tượng (chiếm 31,1%). Tỷ lệ thời gian tham gia công tác liên quan đến quản lý ĐTC tại Tiền Giang của các đối tượng được khảo sát phần lớn từ 5 năm trở lên (chiếm 67,7%) cho thấy các ý kiến nhận định về hiệu quả quản lý ĐTC tại địa phương sẽ đạt sự chính xác hơn, bởi vì các công trình ĐTC thông thường sẽ có các giai đoạn khác nhau và thời gian hoàn thành cũng khác nhau (có thể là đúng hoặc chậm tiến độ). Do đó, với thời gian công tác đủ dài liên quan đến các công trình ĐTC thì các ý kiến thu thập về đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang sẽ đem lại kết quả tin cậy.

Đa số các đối tượng khảo sát là giám đốc các công trình, sở, ban, ngành có liên quan đến công tác quản lý ĐTC là 16 người, chiếm tỷ lệ 9% (hình 4.12). Tỷ lệ đối tượng khảo sát là trưởng/phó các phòng ban là 29% (51 người) và nhiều nhất là


chuyên viên có liên quan đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang chiếm đến 62% (111 người).

Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 12 Biểu đồ thông tin về vị trí 4Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 12 Biểu đồ thông tin về vị trí 5

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.12 Biểu đồ thông tin về vị trí công tác

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.13 Biểu đồ phân bố trình độ trong mẫu

Tỷ lệ về vị trí công tác trong mẫu phù hợp với tình hình quản lý ĐTC hiện nay, bởi trong công tác quản lý thì các đối tượng là giám đốc và trưởng/phó các phòng, ban luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chuyên viên. Số lượng giám đốc và trưởng/phó các phòng ban chiếm 33,2 (79 người), với tỷ lệ thời gian tham gia công tác liên quan đến quản lý ĐTC tại Tiền Giang của các đối tượng được khảo sát phần lớn từ 5 năm trở lên (chiếm 67,7%). Số đối tượng tham gia quản lý các công trình ĐTC tại tỉnh Tiền Giang có trình độ từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn trong mẫu (94%), kế đến là trình độ cao đẳng (3%), trình độ sau đại học chiếm 3% (hình 4.13).


Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 14 Biểu đồ phân bố giới tính 6Nguồn Kết quả Frequencies từ SPSS 20 Hình 4 14 Biểu đồ phân bố giới tính 7

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.14 Biểu đồ phân bố giới tính

Nguồn: Kết quả Frequencies từ SPSS 20


Hình 4.15 Biểu đồ phân bố độ tuổi trong mẫu


Mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch về giới tính. Trong đó, nam giới chiếm tỉ lệ 76% so với nữ giới là 24% (hình 4.14). Sự chênh lệch này phù hợp với thực tiễn vì các dự án ĐTC thường là các công trình xây dựng, trong quá trình vận hành các dự

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022