Tổng Quan Về Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Và Quản Lý Đầu Tư Công Tiền Giang


Anh (2012) để thiết lập các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ĐTC và giả thuyết kỳ vọng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng OLS để ước lượng các hệ số hồi quy nhằm xem xét mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT (MH2), nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả (Granger) và được kế thừa từ các nghiên cứu vấn đề tương tự của Jibir và Abdu (2017), Gingo và Demireli (2018), Bakari (2018), Bakari, Fakraoui vàTiba (2019). Nội dung chương 3 cũng trình bày phương pháp phân tích dữ liệu đối với cả hai mục tiêu nghiên cứu. Trong chương 4, luận án sẽ trình bày các kết quả theo hai mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và quản lý đầu tư công Tiền Giang

4.1.1 Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang

Tăng trưởng kinh tế Tỉnh đạt bình quân 16,46% trong giai đoạn 1998-2018 (Bảng 4.1 và hình 4.1). Cụ thể, bình quân giai đoạn 1998-2000 là 7,12%, giai đoạn 2001-2015 là 39,87%, giai đoạn 2006-2010 là 5,41% (thấp nhất trong 21 năm từ

1998-2018), giai đoạn 2011-2015 là 13,60% và giai đoạn 2016-2018 là 9,94%. Có thể nói, tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang xét về tổng thể luôn tăng lên qua từng năm. Từ 2001-2005 là giai đoạn có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất so với hai giai đoạn còn lại. Điển hình tại năm 2005, mức tăng trưởng là 86,68%. Sự tăng trưởng vượt bậc của năm 2005 là do đây là giai đọan đổi mới, hội nhập, tình hình KTXH diễn ra trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi như toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng, kinh tế thế giới tăng trưởng tốt.

Bảng 4.1 GDRP theo giá thực tế và tăng trưởng kinh tế các giai đoạn


Chỉ số bình quân

1998-

2018

1998-2000

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2018

Tăng trưởng kinh tế

bình quân

16,46%

7,12%

39,87%

5,41%

13,60%

9,94%

Tổng GDRP trên địa

bàn theo giá hiện hành (triệu đồng)


3.726.325


4.939.132


4.175.944


1.093.615


47.927.121


75.817.345

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (triệu

đồng/người/năm)


19,78


3,07


8,60


18,64


28,06


43,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018 Theo UBND tỉnh Tiền Giang (2015), trong báo cáo “Tiền Giang 40 năm xây dựng và phát triển” thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch với tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản liên tục giảm từ 72,6% năm 1985 xuống chỉ còn 48,1% năm 2005, tương ứng, khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 20,8% lên 22,4% và khu vực dịch vụ tăng từ 4,8% lên 29,5%. Sự kiện tích cực nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành

viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.

Trong giai đoạn 1998-2018, tổng GDRP theo giá hiện hành bình quân là

3.726.325 triệu đồng, có thể thấy GDRP của Tiền Giang có xu hướng gia tăng trong cả 21 năm này, ngoại trừ giai đoạn 2006-2010 là năm có GDRP bình quân thấp nhất


do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, (Bảng 4.1). Cụ thể, bình quân giai đoạn 1998-2000 là 4.939.132 triệu đồng, giai đoạn 2001-2015 là 4.175.944 triệu đồng, giai đoạn 2006-2010 là 1.093.615 triệu đồng - thấp nhất trong 21 năm, giai đoạn 2011-2015 là 47.927.121 triệu đồng và giai đoạn 2016-2018 là

75.817.345 triệu đồng.


Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998 2018 Hình 4 1 GDRP và tăng trưởng kinh tế 1

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Hình 4.1 GDRP và tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang

Tuy nhiên, đầu quí IV năm 2007, xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, giá cả tăng cao, sản lượng hàng hóa tiêu thụ giảm sút, khó khăn nhất là hàng hóa xuất khẩu; trong sản xuất nông nghiệp xảy ra dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; giá cả vật tư phục vụ sản xuất thường xuyên tang; giá nông sản lên xuống thất thường; sản xuất công nghiệp tăng hơn trước nhưng chưa thật bền vững, chưa có nhiều sản phẩm đặc thù nên luôn bị cạnh tranh, giá các loại vật tư đầu vào liên tục tăng, làm tăng giá thành sản phẩm... đã tác động không nhỏ đến việc tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động. Do đó, năm 2008 là năm có mức tăng trưởng âm là -1,54%. Từ 2009 đến 2010 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, kinh tế cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, tỷ giá liên tục biến động, đầu tư kém hiệu quả.

Giai đoạn 2011-2012, kinh tế của Tỉnh có khả quan hơn, GRDP tăng 11,8%, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, ngành kinh tế vẫn còn những vấn đề như năng suất lao động thấp, tình hình biển Đông ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và tiêu thụ nông sản của Tỉnh (Hình 4.1). Từ 2011-2018 là giai đoạn xảy ra tình hình bất ổn ở biển Đông, có ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu nông sản của Tỉnh, nhưng nền


kinh tế vẫn giữ được tăng trưởng ổn định trong suốt thời kỳ và năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng bình quân là 12,23%.

Bảng 4.1 cũng thể hiện xu hướng gia tăng GRDP bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm) của Tiền Gang, bình quân 19,78% cho cả giai đoạn 1998-2018, cụ thể giai đoạn 1998-2000 là 3,07%, giai đoạn 2001-2015 là 8,60%, giai đoạn 2006-

2010 là 18,64%, giai đoạn 2011-2015 là 28,06% và giai đoạn 2016-2018 là 43,26%.

Bảng 4.2 thể hiện GDRP và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1998-2018 của các ngành Nông, Lâm và Thủy sản, Giao thông, CNTT&TT. GRDP bình quân Nông nghiệp trong 21 năm là 13.763.222 triệu đồng và với tốc độ tăng bình quân là 14,06%. Kế đến là ngành Giao thông với GDRP là 630.552 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 14,06%/năm, cuối cùng là ngành CNTT&TT đạt 548.611 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 70,21%/năm.

Có thể nói trong ba ngành trên thì Nông nghiệp có tỷ lệ đóng góp bình quân cao nhất nói riêng và trong tất cả các ngành tại Tiền Giang nói chung, với tỷ lệ đóng góp cao nhất trong giai đoạn 2011-2018 là 71,06%. Theo báo cáo của tỉnh Tiền Giang (2015) “Tiền Giang 40 năm xây dựng và phát triển”, thì năm 1998 là năm thứ ba của giai đoạn khởi đầu của các chương trình CNH-HĐH ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ phát huy các phong trào thâm canh tăng vụ, khai hoang để sản xuất lương thực, các chương trình kinh tế vườn với nhiều loại cây trồng có sản phẩm nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, cam Cái Bè, khóm Tân Lập, bưởi Lông Cổ Cò, sơri Gò Công, sầu riêng Ngũ Hiệp; chương trình chuyên canh cây công nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười đã giao đất được đưa vào sản xuất hơn 18.262 ha gồm: khóm, mía, tràm, bạch đàn, cây ăn trái, lúa, khoai mỡ, khoai mì, rau màu thực phẩm... Trong giai đoạn này, tỉnh Tiền Giang xác định hộ nông dân là đơn vị tự chủ trong sản xuất; việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho họ cùng với sự tăng cường đầu tư của nhà nước cho kết cấu hạ tầng KTXH đã tạo điều kiện cho nông dân tích cực đầu tư sản xuất, làm gia tăng giá trị GDRP của ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp.


Bảng 4.2 GDRP và tăng trưởng kinh tế ngành

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ số bình quân

1998-2018

1998-2000

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2018


GDRP

Nông nghiệp

13.763.222

2.626.230

5.610.215

12.275.421

20.730.432

29.356.215

Giao thông

630.552

225.967

407.847

713.272

747.647

1.073.289

CNTT&TT

548.611

1.269

5.071

234.024

964.069

1.833.735

Tốc độ tăng trưởng

bình quân

Nông nghiệp

14,06%

8,57%

26,00%

11,72%

12,80%

5,63%

Giao thông

10,46%

6,98%

22,60%

-1,52%

14,02%

7,75%


CNTT&TT


70,21%


22,82%


44,18%


208,18%


22,35%


10,77%

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018 Đứng thứ hai trong tỷ lệ đóng góp vào GDRP Tỉnh là ngành Giao thông với GDRP bình quân 21 năm là 630.552 triệu đồng và tỷ lệ đóng góp là 1,87%. Hình 4.2 thể hiện sự tăng trưởng của ngành Giao thông, cụ thể 1998-2007 là giai đoạn đạt tăng trưởng liên tục. Ở giai đoạn này, giao thông vận tải được đầu tư phát triển mạnh nhất là giao thông đường bộ. Thành tựu lớn nhất là hệ thống giao thông nông thôn được

nâng cấp và mở rộng, nối liền với hệ thống giao thông huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hình 4.2 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của ngành CNTT&TT, với tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất trong ba ngành, điển hình là giai đoạn 2001-2010 với tốc độ tăng trưởng là 11,75%, giai đoạn 2011-2018 là 32,02%.

Hình 4 2 GDRP của ngành Nông nghiệp Giao thông CNTT TT Nguồn Cục Thống kê 2

Hình 4.2 GDRP của ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Ngành CNTT&TT phát triển với tốc độ cao là do tỉnh Tiền Giang tích cực triển khai các dự án ứng dụng CNTT và hoàn thành dự án nâng cấp giai đoạn một mạng vô tuyến điện phục vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Triển khai ứng dụng CNTT và phương pháp giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông. Các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông luôn chú trọng mở rộng mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và đa dạng hóa các loại


hình dịch vụ có chất lượng tốt. Hiện nay, hoạt động viễn thông toàn tỉnh có sáu doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ trên địa bàn gồm: viễn thông Tiền Giang, Viettel Tiền Giang, Mobifone Tiền Giang, FPT Tiền Giang, viễn thông toàn cầu G- tell đã góp phần đảm bảo thông tin liên lạc cho toàn tỉnh.

4.1.2 Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát tại Tiền Giang có chiều hướng biến động cùng chiều với cả nước. CPI bình quân trong giai đoạn 1998-2018 là 100,6% (cả nước là 100,5%), cụ thể bình quân giai đoạn 1998-2000 là 100,4%; giai đoạn 2001-2015 là 100,8%; giai đoạn 2006-2010 là 100,7%; giai đoạn 2011-2015 là 100,6%; và giai đoạn 2016-2018

là 100,3%.

Bảng 4.3 CPI bình quân của Tiền Giang và cả nước

Chỉ số CPI bình quân (%)

1998 -

2018

1998 -

2000

2001 -

2005

2006 -

2010

2011 -

2015

2016 -

2018

CPI bình quân của Tiền Giang

100,6

100,4

100,8

100,7

100,6

100,3

CPI bình quân của cả nước

100,5

100,2

100,6

100,9

100,5

100,3

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018


Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang và Tổng Cục Thống kê từ 1998 2018 Hình 4 3 CPI 3

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang và Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

Hình 4.3 CPI của Tiền Giang và cả nước

Số liệu tại bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy CPI bình quân qua các giai đoạn của Tiền Giang chỉ thấp hơn cả nước trong giai đoạn 2006-2010, còn trong các giai đoạn còn lại tỷ lệ này luôn cao hơn cả nước từ 0,1 đến 0,2, cho thấy giá cả hàng hóa dịch vụ tại Tiền Giang luôn có xu hướng gia tăng và cao hơn giá cả chung của cả nước.


4.1.3 Dân số

Dân số của Tiền Giang từ 1998-2018 là 1.675.341 người, hình 4.5 cho thấy dân số Tỉnh có chiều hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 0,48%. Tốc độ tăng cao nhất là 0,63% (Phụ lục 1). Tốc độ tăng dân ở thành thị có chiều hướng không thay đổi nhiều với mức tăng bình quân là 1,31%. Người dân tập trung nhiều nhất ở huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Châu Thành, mật độ dân số cao nhất là trung tâm TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công và huyện Châu Thành.

Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998 2018 Hình 4 4 Dân số của Tiền Giang Hình 4Nguồn Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998 2018 Hình 4 4 Dân số của Tiền Giang Hình 5

Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang từ 1998-2018

Hình 4.4 Dân số của Tiền Giang

Hình 4.4 cho thấy tốc độ tăng dân số của Tiền Giang có chiều hướng tăng, bình quân là 0,48%/năm cho cả giai đoạn 1998-2018. Tốc độ tăng dân số trong từng giai đoạn luôn thấp hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước. Cụ thể, tỷ lệ này của cả nước từ 1999-2009 là 1,18%/năm, và từ 2009-2019 là 1,14%/năm (Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 - Tổng Cục Thống kê). Như vậy, Tiền Giang làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát tỷ lệ sinh.

4.2 Thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang

4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

4.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR của tỉnh Tiền Giang

- Chỉ số ICOR chung của tỉnh Tiền Giang: Chỉ số này phản ánh hiệu quả đầu tư, mà hiệu quả đầu tư xuất phát từ hiệu quả quản lý đầu tư, đặc biệt là ĐTC.

Hiệu quả sử dụng vốn tính theo chỉ số ICOR của Tiền Giang từ 1998-2018 được thể hiện qua bảng 4.4 và hình 4.5 cho thấy, chỉ số ICOR của Tỉnh thường cao hơn chỉ số ICOR của cả nước, bình quân là 1,14 lần, duy chỉ có giai đoạn 2001-2005 là thấp hơn (ICOR Tiền Giang là 1,64 so với ICOR của cả nước là 3,13), còn các giai


đoạn còn lại, cụ thể giai đoạn 1998-2000 là 5,60 (cao hơn 1,77 lần), giai đoạn 2006- 2010 là 3,09 (hơn 1,16 lần), giai đoạn 2011-2015 là 4,27 (hơn 1,36 lần); giai đoạn

2016-2018 là 4,35 (cao gần 0,5 lần).

Bảng 4.4, hình 4.5 và hình 4.6 cho thấy chỉ số ICOR của Tiền Giang cao hơn chỉ số ICOR của cả nước đồng nghĩa với hiệu suất đầu tư thấp.

Bảng 4.4 Chỉ số ICOR của Tiền Giang

Khoản mục

1998-2018

1998-2000

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2018

Tổng vốn đầu tư

(Đvt: triệu đồng)


11.959.301


1.909.340


3.456.891


8.921.267


19.115.213


29.316.818

GDRP Tiền Giang (Đvt: triệu đồng)


37.717.410


4.564.552


13.801.364


33.710.507


58.593.060


82.615.767

ICOR Tiền Giang

3,56

5,60

1,64

3,09

4,27

4,35

ICOR cả nước

3,13

3,16

3,13

2,67

3,14

3,86

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

(Tính theo giá so sánh 2010)

Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang Tổng Cục Thống kê từ 1998 2018 6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục Thống kê từ 1998-2018

Hình 4.5 Chỉ số ICOR của Tiền Giang

Nguyên nhân chỉ số ICOR cao có thể kể đến là số lượng công trình đầu tư quá nhiều, tiêu biểu trong năm 2016 và 2017, các dự án do địa phương quản lý đã đưa vào triển khai 598 công trình, dự án (trong đó cấp tỉnh quản lý 194 công trình, cấp huyện và xã 404 công trình). Các công trình giao thông đầu tư từ nguồn vốn trung ương còn đang ở giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công các hạng mục quan trọng nên khối lượng thực hiện thấp. Đến năm 2018, nguồn vốn NSNN theo kế hoạch được phân bổ đã triển khai 488 công trình dự án, trong đó có 162 công trình chuyển tiếp và đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng 118 công trình (trong đó: cấp tỉnh 48 công trình, cấp huyện 70 công trình). Về nguồn vốn ngoài nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sửa chữa tài sản phục

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí