Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 31


PHỤ LỤC 5

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN


Tháng 4 năm 2020, 04 trường trung cấp CAND và 02 trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân sáp nhập thành 02 trường trung cấp. Số lượng giáo

viên và CBQL bảng sau:

ở 04 trường trung cấp và 02 trường cao đẳng thể

hiện ở

TT

Trường

Số lượng giáo viên và cán bộ nhà trường

Giáo viên

Cán bộ QLGD

Cán bộ khác

Tổng

1

Trung cấp CSVT

167

54

90

311

2

Trung cấp CSND III

153

46

64

263

3

Trung cấp CSND V

103

31

85

219

4

Trung cấp CSND VI

133

65

98

296

Tổng (1,2,3,4)

556

196

307

1089

5

Cao đẳng CSND I

190

64

147

401

6

Cao đẳng CSND II

(Trung cấp CSND II)

174

80

122

376

Tổng (5,6)

364

144

269

777

Tổng (1,2,3,4,5,6)

920

340

576

1866

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 31

(Nguồn: số liệu tổng kết năm học 2018­ 2019)

Đến nay, số lượng giáo viên và CBQL ở 02 trường trung cấp sau khi sáp nhập, thể hiện ở bảng sau:

TT

Trường

Giáo viên

Cán bộ QLGD

Cán bộ khác

Tổng

1

Trung cấp CSND I

365

119

251

735

2

Trung cấp CSND II

170

42

145

357

Tổng số

535

161

396

1092

(Nguồn: số liệu tổng kết năm học 2019­ 2020)


Sau khi sáp nhập, đội ngũ giáo viên, cán bộ QLGD có sự thay đổi, biến động rất lớn, đã giảm 385 giáo viên (41,8%) và 179 cán bộ QLGD (52,6%),

cùng với đó, một số

giáo viên giỏi, cán bộ

QLGD có trình độ, năng lực đã

chuyển công tác theo nguyện vọng; cơ cấu giữa cán bộ và giáo viên, giữa giáo viên khối cơ bản và khối nghiệp vụ chuyên ngành chưa hợp lý (thừa cán bộ, thiếu giáo viên; thừa giáo viên khối cơ bản, thiếu giáo viên khối nghiệp vụ chuyên ngành); năng lực giảng dạy, quản lý và kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế… còn tình trạng cán bộ, giáo viên khép kín, cục bộ, chưa thực sự hoà đồng với môi trường công tác mới. Đặc biệt hiện nay, các trường sau sáp nhập chưa được Bộ Công an ấn định quy mô đào tạo và biên chế cán bộ, giáo viên. …..


PHỤ LỤC 6

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Ở VIỆT NAM

Hệ thống GDNN ở Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hoàn

thiện, có sự nghiên cứu, tiếp cận, chắt lọc và hội nhập với thế giới. Để xây dựng hệ thống ĐBCL, GDNN ở Việt Nam đã tiếp cận định nghĩa về

ĐBCL của Mạng lưới các tổ chức ĐBCL giáo dục đại học quốc tế

(International Network for Quality Assurance Agencies in Higher Education­ INQAAHE).

Theo INQAAHE: ĐBCL là tổng thể các chính sách, quy trình, thủ tục hệ thống và các biện pháp thực hiện trong nội bộ và từ bên ngoài của tổ chức giáo dục nhằm đạt được, duy trì và nâng cao chất lượng và các tiêu chuẩn.

ịnh nghĩa này nhấn mạnh các quy trình, biện pháp thực hiện cả

trong nội bộ

tổ chức và bên ngoài tổ

chức để

duy trì và nâng cao chất

lượng, theo đó “ĐBCL bên trong” (Interal Quality Assurance) là các hoạt động ĐBCL do cơ sở giáo dục thực hiện và “ĐBCL bên ngoài” (External

Quality Assurance) được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức bên ngoài cơ sở giáo dục.

Tiếp cận quan điểm quan điểm trên, hệ thống ĐBCL trong GDNN

của Việt Nam hiện nay cũng bao gồm ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài. Đảm bo cht lượng bên trong cơ sGDNN Vit Nam: hiện nay, chúng ta đang hướng đến cơ chế tăng cường phân cấp quản lý, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc ĐBCL đối với các cơ sở giáo dục; hình thành văn hóa chất lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở giáo

dục thông qua quá trình đánh giá bên trong.

Hoạt động ĐBCL bên trong các cơ sở GDNN hiện nay được quy định


trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội ban hành, như: Luật GDNN quy định các cơ sở GDNN phải ĐBCL; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật GDNN, giao cơ quan quản lý nhà nước về

GDNN

ở trung

ương quy định về

xây dựng hệ

thống ĐBCL trong cơ sở

GDNN,…

Bộ


Lao động­ Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số

28/TT­ BLĐTBXH ngày 15/12/2017 quy định hệ thống ĐBCL của cơ sở

GDNN (đảm bảo bên trong cơ sở GDNN) để hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở GDNN nâng cao chất lượng và phấn đấu đạt tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định

một cách thực chất. Thông tư

đã xác định nguyên tắc, yêu cầu hệ

thống

ĐBCL đối với các cơ sở GDNN đó là: (i) Tuân thủ các quy định hiện hành,

bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo và thể hiện được tầm nhìn, sứ

mạng, chiến lược, quy hoạch phát triển của cơ sở GDNN trong từng giai đoạn; (ii) Nhấn mạnh vai trò của người quản lý, gắn kết với quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở GDNN và lấy người học làm trung tâm;

(iii) Huy động sự tham gia của tất cả cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học; (iv) Tiếp cận theo quá trình, đảm bảo hệ thống, gắn kết với tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý; (v) Phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở GDNN, dễ vận hành; liện tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục ĐBCL và đảm bảo khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.

Thông tư số 28 cũng quy định về quy trình, vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống ĐBCL, quy định bắt buộc trường cao đẳng, trường trung cấp phải xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL như nhân sự làm công tác ĐBCL, tài liệu ĐBCL (chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, quy trình, công cụ ĐBCL, hệ thống thông tin,…); quy định về tự đánh giá chất lượng GDNN (tất cả các cơ sở GDNN phải thực hiện tự đánh giá chất lượng


cơ sở GDNN; bắt buộc tự đánh giá chất lượng đối với chương trình đào tạo các ngành nghề trọng điểm quốc gia và quốc tế), về hội đồng tự đánh giá chất lượng, quy trình tự đánh giá,….

Xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL bên trong nhà trường là cần thiết và là quy định bắt buộc đối với các cơ sở GDNN ở Việt Nam hiện

nay, đó là xu thế

chung về

ĐBCL bên trong nhà trường, nền tảng quan

trọng để phát triển chất lượng và ĐBCL bên ngoài.

Đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở

GDNN ở

Việt Nam:

hiện nay,

kiểm định chất lượng là một hình thức, công cụ ĐBCL bên ngoài cơ sở GDNN, được quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước về GDNN. ĐBCL bên ngoài của GDNN Việt Nam còn có các công cụ, quy trình khác bao gồm đăng ký hoạt động GDNN, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, công nhận trường chất lượng cao,… Kiểm định chất lượng GDNN được quy định trong Luật GDNN và

các văn bản hướng dẫn Luật GDNN về kiểm định chất lượng (Nghị định số 49/2018/NĐ­CP ngày 30/3/2018 của Chính phủ quy định về kiểm định

chất lượng GDNN; Thông tư số 15/2017/TT­ BLĐTBXH ngày 08/6/2017

của Bộ Lao động­ Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn

kiểm định chất lượng giáo dục nghề

nghiệp; Thông tư số

27/2018/TT­

BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội

quy định về quy chế đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục

nghề

nghiệp; quy trình, chu kỳ

kiểm định chất lượng giáo dục nghề

nghiệp).

Hiện nay có 05 tổ chức được Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng GDNN và Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội hiện nay cũng đã triển khai một số chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế thực hiện kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện các quy định hiện hành của nhà nước và hội nhập với hệ


thống GDNN

ở Việt Nam, Bộ

Công an phối hợp với Bộ

Lao động­

Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp đào tạo kiểm định viên và bồi

dưỡng nghiệp vụ kiểm định chất lượng GDNN cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung cấp CAND; đã hướng dẫn các trường trung cấp CAND triển khai thực hiện các hoạt động ĐBCL bên trong và các trường trung cấp CAND cũng đang triển khai các hoạt động ĐBCL, xây dựng Báo cáo tự đánh giá để phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng theo các quy định hiện hành.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí