Việt Nam (UNDP) và Báo cáo thường niên của NHTM: Có gần tám NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với bốn NHTM nhà nước, hiện có ít nhất sáu NHTM cổ phần có cổ đông là một NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng Việt Á. Trong giai đoạn bùng nổ các NHTM cổ phần và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các tổ chức tín dụng này. Hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần.
Vốn của nhà nước trong các NHTM tăng nhanh không chỉ do lợi nhuận tích lũy hay giá cổ phiếu tăng mà còn do tăng vốn ảo. Tương tự như vậy, nhiều NHTM cổ phần vốn điều lệ tăng là do đầu tư lẫn nhau trong hệ thống. Mặc dù có quy định về giới hạn sở hữu đối với NHTM, song sở hữu lòng vòng, qua nhiều tầng nấc, cùng với việc sử dụng người đại diện, sử dụng cổ đông ”thuê” đã làm cho việc xác định sở hữu thực sự trong NHTM cổ phần trở nên rất khó khăn và không chính xác. Ví dụ sở hữu chéo – ”Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank,
DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank
Nguồn: Viết Vinh (Vietstock) 23/10/2012
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 14
- Công Cụ Và Phương Pháp Quản Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
- Vốn Điều Lệ Của Hệ Thống Ngân Hàng Giai Đoạn 2012-2015
- Định Hướng Quản Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam Giai Đoạn 2016-2020
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Của Ngân Hàng Nhà Nước Đối Với Vốn Chủ Sở Hữu Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam Giai Đoạn 2016-2020
- Hoàn Thiện Các Công Cụ Pháp Lý Theo Thông Lệ Quốc Tế
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Thông qua sở hữu chéo, các ngân hàng có thể tăng vốn thông qua việc góp vốn từ ngân hàng này cho ngân hàng kia và ngược lại. Các ngân hàng có thể lập công ty con, vừa góp vốn vừa cho vay công ty con, sử dụng công ty con để góp vốn vào định chế tài chính thứ 3, ..., thứ n và các định chế này lại góp lại công ty mẹ. Như vậy, các ngân hàng liên quan đều báo cáo tăng vốn nhưng thực chất là tăng ảo. Các ông chủ ngân hàng cũng tăng sở hữu và tăng thật sự quyền chi phối, kiểm soát, điều hành các ngân hàng và doanh nghiệp. Một số nguồn vốn dùng để đóng góp cổ phần ngân hàng của các ông chủ ngân hàng cũng là từ ngân hàng (doanh nghiệp của các ông chủ này vay ngân hàng rồi lấy tiền đó ra mua cổ phần, tăng tỷ lệ sở hữu). Tình trang sở hữu chéo trong hầu hết các NHTM, nên khó xác định được cơ cấu vốn tối ưu. Đa số các NHTM không quản lý có hiệu quả vốn chủ sở hữu, chưa tính toán được phần vốn tối thiểu cần có cho từng loại rủi ro vì thế khi chủ trương thoái vốn được thực hiện, thì khoảng trống về vốn tại một số ngân hàng thoái vốn khó bù đắp.
2.3.2.2. Vấn đề thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần còn chậm
Việc gia nhập WTO và sự tăng trưởng kinh tế cao giai đoạn 2006 – 2007 đã khiến cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn cả giới tư nhân lẫn nhà nước. Ở thời điểm đó, hồ sơ xin cấp phép thành lập ngân hàng được trình duyệt nhiều, có lúc con số lên đến trên 25, với quy mô hơn 1.000 tỉ đồng. Đến năm 2008, NHNN dừng cấp phép thành lập mới ngân hàng và giữ nguyên cho đến tận ngày nay. Do Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định đảm bảo yêu cầu về vốn pháp định trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng (lên đến con số 3.000 tỉ đồng) đã tạo đà cho các nhà đầu tư rót vốn vào ngân hàng trong đó có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo số liệu Bộ Tài chính tính đến cuối năm 2010, các DNNN đã đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng vào lĩnh vực tài chính, riêng ngân hàng chiếm 46,4% trong số đó. Thực tế, tỉ lệ này đã giảm so với thời điểm năm 2006 (ở mức 62%) vì từ năm 2008-2010 các DNNN lại ưa thích đầu tư vào chứng khoán và bất động sản.
Một trong những lý do chính khiến các DNNN đầu tư, góp vốn vào các ngân hàng là khả năng điều chỉnh dòng vốn vay của ngân hàng. Phần lớn các DNNN khi góp vốn vào ngân hàng sẽ được ưu đãi không chỉ về các khoản vay với lãi suất thấp
mà còn là các dự án được chỉ định. Còn với nhiều ngân hàng, tham gia vào các dự án này dường như nhận được sự đảm bảo về mức độ rủi ro thấp nhất của dự án. Trên thực tế, luật các tổ chức tín dụng không cho phép ngân hàng cấp tín dụng đến các cổ đông là pháp nhân có đại diện góp vốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được đảm bảo. Năm 2010, ABBank đã đầu tư trái phiếu trị giá 1.000 tỉ đồng của EVN, EVN mở tài khoản tiền gửi tại ABBank. Doanh số tiền gửi của EVN trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 24.000 tỉ đồng và 9.500 tỉ đồng, đây là một con số đáng kể ở thời điểm thanh khoản ngân hàng bị thiếu hụt trầm trọng. Hiện tượng này cũng phổ biến với các ngân hàng khác. Do đó, ma trận sở hữu của các DNNN tại các ngân hàng ngày một dày đặc, làm gia tăng tình trạng vốn ảo trong các ngân hàng này.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và sự đóng băng của thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Trong năm 2012, có đến 6 trong số 9 ngân hàng đầu tiên bị Ngân hàng Nhà nước công khai thuộc diện yếu kém cần tái cấu trúc đang có cổ đông lớn quan hệ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp với Nhà nước. Năm 2015, OceanBank tuy có cổ đông lớn là PVN (nắm giữ đến 20%) nhưng do có nhiều sai phạm trong hoạt động đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
Do đó, yêu cầu các DNNN thoái vốn khỏi ngân hàng càng trở nên cấp thiết, theo lộ trình mà Nhà nước đã quy định, chậm nhất là cuối năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn ngoài ngành. Ngày 15/9/2014 Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg (Quyết định 51) của Thủ tướng Chính phủ được ban hành quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNNN. Đến ngày 25/3/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1821/NHNN-TTGSNH về việc thoái vốn của DNNN tại các tổ chức tín dụng cổ phần (TCTD). Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 3.368 tỷ đồng, nhưng theo nhận định của ban này, tình hình thoái vốn ở ngân hàng diễn ra chậm.
Tính đến tháng 10/2015, thị trường đã ghi nhận một thương vụ rút lui của các DNNN khỏi ngân hàng như Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã thoái hết 2,72% vốn ở Techcombank; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Sản (Vinacomin) cũng thoái hết 4,09% vốn khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Ngoài ra, một số DNNN khác cũng đang dần hoàn thành quá trình thoái vốn như Tổng công ty Viễn thông MobiFone đang làm thủ tục thoái vốn tại 2 ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Đông Á (SeABank). Theo đó, MobiFone đã nộp hồ sơ sang công ty chứng khoán để bán đấu giá cổ phần TPBank, đồng thời tiến hành các thủ tục thoái vốn tại SeABank; Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng dần hoàn thành thoái vốn tại 5 ngân hàng TMCP gồm: Á Châu (ACB), Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) và Nam Việt (Navibank). Theo kết quả phiên đấu giá sáng 14/10 tại Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS), 6 nhà đầu tư đã mua thành công hơn 40 triệu cổ phiếu trên tổng số gần 81,6 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và EVN Hà Nội bán đấu giá.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tập đoàn khác chưa thoái hết vốn ngân hàng. Trong đó, vướng nhiều nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với 52% vốn Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVCombank) và 20% vốn Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank), tổng giá trị 5.480 tỷ đồng. Do chưa kịp thoái vốn khỏi OceanBank, PVN đã bị “trắng tay” do ngân hàng này thua lỗ bị mua lại với giá 0 đồng. Bên cạnh đó, còn phải kể tới các trường hợp sở hữu với tỷ lệ nhỏ hơn như Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) sở hữu 8,95% Maritime Bank, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sở hữu hơn 1% Maritime Bank, Vinatex sở hữu 3,69% Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB). Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ tình trạng thoái vốn chậm. Bên cạnh khả năng thoái vốn dưới mệnh giá, Chính phủ cũng đã cho phép đầu mối là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tham
gia mua lại vốn đầu tư tại các ngân hàng. Trong trường hợp SCIC không mua lại
được, các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ là đầu mối thứ hai.
Ngày 13/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2015, khu vực quốc doanh chính thức bị cấm góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quỹ đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Chính phủ. Như vậy, với Nghị định này quan điểm thoái vốn được củng cố và yêu cầu phải được thực hiện nghiêm. Nếu không thực hiện theo yêu cầu, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty sẽ bị xử lý theo quy định.
2.3.2.3. Công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại còn khoảng cách xa với chuẩn mực quốc tế
Hiện nay, NHNN đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm căn cứ thực hiện công tác quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM nhưng vẫn chưa đầy đủ. Các quy định này tập trung quản lý vốn chủ sở hữu với mục tiêu đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng và phòng ngừa rủi ro thông qua quản lý từ xa, dựa trên các báo cáo các ngân hàng công bố để tổng hợp, phân tích và đánh giá các nội dung về diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, chất lượng tài sản có, vốn tự có, việc thực hiện của các NHTM trong việc đảm bảo an toàn hoạt động. NHNN không quản lý quá trình lập báo cáo của các ngân hàng, điều này dẫn đến nhiều báo cáo của các ngân hàng không phản ánh chính xác tình hình vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, các quy định về quản lý rủi ro mới tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản còn các loại rủi ro khác như: rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối,… chưa có văn bản quy định cụ thể về cách xác định, đo lường những rủi ro này, hệ số rủi ro cho từng loại và biện pháp xử lý. Hiện nay, việc quản lý các rủi ro đó do tự các ngân hàng thương mại triển khai, được trình bày trên các báo cáo tài chính nhưng cách tính và thể hiện lại có sự khác nhau, không thống nhất dẫn đến việc quản lý trở nên khó khăn, bất cập trong việc so sánh, đối chiếu giữa các ngân hàng. Một khi NHNN chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự
cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý các loại rủi ro và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc quản lý vốn chủ sở hữu tại các NHTM.
Mặt khác, khuôn khổ pháp lý quản lý vốn chủ sở hữu của NHTM tại NHNN có sự khác biệt so với các NHTW trên thế giới. Các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về đảm bảo an toàn vốn ngân hàng đã được quy định cụ thể trong hiệp ước vốn Basel qua ba phiên bản. Nhiều NHTW của các nước đã hoàn thiện các quy định tuân theo Basel 2 và đang thực hiện lộ trình tuân thủ Basel 3 thì tại Việt Nam việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 2 vẫn còn ở rất xa. Điều này khiến việc so sánh, đánh giá quản lý vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam so với các NHTM trên thế giới trở nên thiếu khả thi.
Tại Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng bước triển khai thông qua việc sửa đổi và ban hành mới các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, NHNN đã chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai thí điểm hiệp ước Basel 2 trong giai đoạn từ cuối năm 2015 đến 2018. Đến năm 2018, cả 10 ngân hàng trên sẽ hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel 2 với các ngân hàng thương mại khác trong nước.
Tuy nhiên trong khi một số nước trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng chuẩn mực Basel 3 thì tiến trình áp dụng Hiệp ước vốn Basel 2 tại Việt Nam mới bắt đầu. Sự chậm trễ này xuất phát từ thực trạng hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ nhất, Phân loại nợ trong đó có nhóm nợ xấu (nhóm 3, 4 và 5) còn nhiều bất cập. Có nhiều con số khác nhau về nợ xấu, điểm này là một trong những rào cản lớn trong áp dụng các tiêu chí của Basel 2. Nội dung trọng tâm của tất cả các Hiệp định Basel 1, 2 và 3 là về vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Sự an toàn vốn của ngân hàng phụ thuộc chất lượng tài sản của ngân hàng đó, nếu ngân hàng cho vay mà chất lượng tài sản tốt thì VCSH được bảo toàn, ngược lại nếu ngân hàng cho vay bừa bãi, nợ xấu cao, VCSH sẽ bị xói mòn, thậm chí làm mất vốn. Tại Việt Nam, VCSH trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu do sự che dấu của các ngân hàng này. Nếu công khai nợ xấu theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế thì số lượng các ngân hàng của Việt Nam đạt được tỷ lệ CAR theo quy định
của NHNN là 9% sẽ không nhiều. Do vây, VCSH không được thể hiện một cách chính xác thì không thể áp dụng các công cụ mà nó đòi hỏi tính chính xác cao được.
Thứ hai, Thách thức về bối cảnh triển khai. Việt Nam triển khai Basel 2 trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với nhiều biến động trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu tăng cao sẽ khó khăn hơn do yêu cầu về vốn cao hơn. Để có thể áp dụng Basel 2 hiệu quả, cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tùy điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel 2 tới vốn, kiểm tra sức chịu đựng của các TCTD để ước lượng nhu cầu vốn trong từng hoàn cảnh.
Thứ ba, Vấn đề nhân lực là một trong những thách thức trong việc áp dụng Basel 2 tại các ngân hàng Việt Nam. Basel 2 đòi hỏi nhu cầu nhân lực cho một kế hoạch kéo dài qua nhiều năm, ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề số lượng, chất lượng tuyển dụng, đào tạo nhân lực để đáp ứng với yêu cầu đặt ra.
Thứ tư, Thực tế bất cập của hệ thống cơ sở dữ liệu. Thành công của áp dụng Basel 2 cần dựa trên việc có một cơ sở dữ liệu phù hợp và đầy đủ. Trong khi đó, hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cao hơn của Basel 2.
2.3.2.4. Hoạt động thanh tra, giám sát tình hình đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế
Thứ nhất, Vấn đề an toàn vốn từ lâu đã trở thành mục tiêu giám sát quan trọng của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Vốn chủ sở hữu rất quan trọng đối với sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng bởi nó đảm bảo khả năng ngân hàng chi trả khi có tổn thất xảy ra. Do đó, việc giám sát và theo dõi mức đủ vốn cũng như dự báo tình hình vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có nguy cơ hứng chịu các cú sốc về thu nhập hoặc chất lượng tài sản có là điều cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay việc giám sát, quản lý của NHNN đối với vốn chủ sở hữu của các NHTM mới chỉ dừng lại dựa trên dữ liệu sẵn có của các ngân hàng mà chưa có sự cập nhật kịp thời về thời gian dẫn đến chất lượng quản lý chưa thực sự hiệu quả. Việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở sự tổng kết cho giai đoạn trước và rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn sau, NHNN chưa có sự định hướng và dự báo tình hình vốn chủ sở hữu của các NHTM.
Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc ban hành các quy định đảm bảo an toàn vốn trong từng thời kỳ cũng như gặp khó khăn trong việc nhận biết rủi ro tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, Thanh tra giám sát chưa làm rõ được cơ cấu thực sự vốn chủ sở hữu của NHTM cổ phần, vẫn còn để tình trạng một số cá nhân thâu tóm, chi phối ngân hàng như lách luật quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần bằng cách lấy tên nhiều người,…
Thứ ba, Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chưa đề cập đầy đủ các nguyên tắc theo khuyến nghị của Basel 2. Hiện nay, các nguyên tắc của Basel 2 được coi như tiêu chuẩn quốc tế chung thống nhất cho hệ thống ngân hàng, là cơ sở đánh giá hiệu quả thanh tra, giám sát của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Việc NHNN Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc này cho thấy năng lực giám sát các hoạt động ngân hàng trong nước còn yếu, điều này tác động đến mức độ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại, dẫn đến làm giảm hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu của NHNN đối với các ngân hàng thương mại.
Thứ tư, NHNN chưa tạo được sự liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại với nhau để giảm thiểu chi phí trong công tác đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro. Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng một chương trình quản trị rủi ro riêng phù hợp với đặc thù từng ngân hàng. Tuy nhiên, một số quy trình phát sinh chi phí phục vụ vấn đề này tại các ngân hàng có sự tương đồng như: xây dựng chương trình đào tạo cán bộ chuyên môn về quản trị rủi ro, xây dựng mô hình xếp hạng rủi ro tín dụng, xây dựng văn hóa rủi ro, công tác triển khai Basel 2,… Do sự liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng chưa được chú trọng đã dẫn đến sự lãng phí nguồn lực cho những sự tương đồng này trong quản trị rủi ro.
2.3.2.5. Vấn đề minh bạch thông tin
Vấn đề minh bạch thông tin đã được NHNN quan tâm và triển khai thông qua việc công bố và cung cấp thông tin với 39 loại thông tin từ văn bản pháp luật đến các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ và hoạt động của hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, nếu xét theo trụ cột thứ 3 của Basel 2, để tăng cường hơn nữa vai trò của thị trường trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thì