Kiến Nghị Với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

phòng, đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tạo môi trường làm việc thoải mái, thân thiện gắn với những trang thiết bị hiện đại sẽ làm cho cán bộ yên tâm công tác, tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần vào thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch đã đề ra.


1. Kết luận

Phần III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Quản trị rủi ro hoạt động là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, quản trị rủi ro hoạt động vẫn là một khái niệm mới mẻ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và rủi ro hoạt động nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Agribank là một ngân hàng có quy mô phát triển ngày càng mạnh trong những năm gần đây, quản trị rủi ro hoạt động là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của Agribank. Trên cơ sở việc khái quát lại cơ sở lý luận rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động trong NHTM, luận văn đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị thông qua việc nhận dạng các rủi ro hoạt động đang tồn tại ở CN, trình bày các chính sách quản trị rủi ro hoạt động mà Agribank CN tỉnh Quảng Trị đang áp dụng và kết quả mà CN đạt được từ đánh giá của bảng điều tra khảo sát các cán bộ quản lý các phòng nghiệp vụ, giám đốc chi nhánh, các giao dịch viên. Kết quả cho thấy, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản trị rủi ro hoạt động như: quản trị rủi ro hoạt động của ngân hãng được xác định rò ràng trong phương hướng phát triển của ngân hàng và với những giải pháp tổng thể tiến gần đến các quy chuẩn quốc tế, ngân hàng đã xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro trong đó có quản trị rủi ro tổng thể trong dài hạn, các giải pháp quản trị rủi ro được xác định rò ràng, Agribank đã xây dựng được danh mục rủi ro hoạt động theo từng nguyên nhân, cách thức phân loại rủi ro theo hậu quả và mức độ tổn thất, kết quả của công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng được đánh giá cao. Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng cũng còn một số hạn chế như: nhiều rủi ro vẫn xảy ra trong những năm qua đặc biệt là rủi ro do con người và công nghệ gây ra, một số rủi ro hoạt động khác lại mang tính định tính, rất khó theo dòi và phòng ngừa chính xác. Nguyên nhân là do: văn bản, quy trình, quy định còn nhiều thiếu

sót, ý thức, đạo đức trình độ kinh nghiệm của nhân viên còn yếu kém, nền tảng công nghệ còn nhiều lỗi và nền kinh tế khó khăn gây ra nhiều gian lận bên ngoài. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng như giải pháp về quy định, quy trình hoạt động, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy, củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về rủi ro và tổn thất đồng thời luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với chính phủ, NHNN nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro hoạt động của ngành NH nói chung và Agribank nói riêng được thuận lợi.

Quản trị rủi ro hoạt động là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, dù bản thân đã cố gắng tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, song luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp và những người thực sự quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, hạn chế rủi ro hoạt động tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trị trong quá trình hoạt động kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Một là, Ngân hàng Nhà nước cần sớm tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống luật pháp về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nhằm tạo khung pháp lý thống nhất, đầy đủ làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại tổ chức thực hiện. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị, điều hành đặc biệt là quản trị rủi ro, thì Ngân hàng Nhà nước cần phải sớm ban hành quy định cũng như lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong quản lý rủi ro ngân hàng, đặc biệt là đối với rủi ro hoạt động.

Hai là, ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hoạt động. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Chính vì

Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Trị - 13

vậy, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hoạt động làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại thực hiện và sử dụng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

Thứ ba, nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra giám sát ngành ngân hàng. Để đảm bảo cho các ngân hàng thương mại hoạt động an toàn và có hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng thì cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm thiết lập thị trường kinh doanh tài chính tiền tệ minh bạch và ổn định, thì cần phải tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại.

2.2. Kiến nghị đối với Agribank

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong các quy trình nghiệp vụ và xây dựng hệ thống các chốt kiểm soát quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý rủi ro, Agribank đã xây dựng các quy trình chuẩn hóa trong từng nghiệp vụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc bố trí nhân sự để vận hành các quy trình đó tại các phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc loại II. Trong quá trình vận hành, rất khó để có thể quản lý được chất lượng của các giao dịch trong quy trình (quá trình tác nghiệp có thực hiện đúng quy trình không, thời gian thực hiện các giao dịch, những lỗi xảy ra trong các giao dịch, kết quả của giao dịch như thế nào…). Chính vì vậy mà việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo các chốt kiểm soát quan trọng trong mỗi quy trình kiểm soát chứng từ nhằm hạn chế tối đa các sự cố rủi ro xảy ra.

Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế. Ủy ban quản lý rủi ro của Agribank được thành lập từ năm 2009, tuy nhiên chủ yếu chỉ tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng chứ chưa thật sự chú trọng đến các mảng rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Thực tế, trong những năm gần đây, rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của Agribank xảy ra quá nhiều và hậu quả để lại không nhỏ, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người và do quy định, quy trình. Chính vì

vậy, cá nhân tôi mạnh dạn đề xuất Agribank cần phải xây dựng một hệ thống quản trị

rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng Basel II, cụ thể:

- Nghiên cứu xây dựng và công bố mức rủi ro có thể chấp nhận của hệ thống, trên cơ sở đó xây dựng mức rủi ro có thể chấp nhận được cho từng dấu hiệu rủi ro chủ yếu cho từng nghiệp vụ cụ thể.

- Xây dựng thư viện các dấu hiệu rủi ro thường gặp của hệ thống.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa rủi ro hoạt động theo phương pháp đo lường tiên tiến AMA mà Ủy ban Basel đã khuyến cáo.

- Xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động.

- Chuẩn hóa hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động.

Thứ ba, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin có chất lượng cao, đó cũng là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản trị ngân hàng trong đó có công tác quản trị rủi ro. Chính bởi lý do đó mà Agribank cần phải:

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài đối với các cơ sở dữ liệu của hệ thống cũng như các sự cố làm gián đoạn giao dịch.

- Việc đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng có thể thu thập thông tin liên quan đến rủi ro trong nội bộ ngân hàng một cách chính xác, khách quan phục vụ cho việc nhận diện và đo lường rủi ro.

- Đầu tư xây dựng hoặc mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến để góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro.

Thứ tư, sử dụng các dịch vụ về bảo hiểm rủi ro hoạt động. Biện pháp chuyển rủi ro là biện pháp điển hình gắn với vai trò của bảo hiểm trong việc hỗ trợ quản lý rủi ro. Bảo hiểm là một công cụ hiệu quả cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro bằng cách giảm tác động từ các tổn thất liên quan đến rủi ro hoạt động. Bảo hiểm có thể sử

dụng được đối với các loại rủi ro có nguy cơ tiềm tàng có tần suất thấp nhưng mức độ ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng và có giá trị tổn thất lớn như các lỗi, sai sót và gian lận. Lợi ích trực tiếp từ việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động đó là làm giảm những giá trị tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro hoạt động. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động còn một số lợi ích khác như:

- Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản lý rủi ro

cung cấp từ các nhà bảo biểm.

- Có thể sử dụng các biện pháp theo dòi và điều tra từ các công ty bảo hiểm

trong quá trình quản lý rủi ro.

- Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảm thiểu tối đa những

thiệt hại từ rủi ro hoạt động.

- Nhận thức trong quá trình quản lý rủi ro chi phối, cân nhắc việc quyết định

nên chuyển, tránh hay chấp nhận rủi ro.

- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong

công tác quản lý rủi ro.

Có thể nói, bảo hiểm là công cụ hiệu quả trong việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các dấu hiệu rủi ro ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tần suất cao hơn, và mức độ ảnh hưởng cũng lớn hơn. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổn thất hoặc sự cố rủi ro hoạt động để quyết định phương án bảo hiểm rủi ro hoạt động phù hợp với quy mô rủi ro có thể xảy ra. Trong khuôn khổ mô hình AMA, vai trò của bảo hiểm trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro cũng được công nhận và đề xuất tính toán ở mức 20% tổng số vốn cho hoạt động quản lý rủi ro. Chính vì vậy, để có thể sử dụng một cách tốt nhất công cụ bảo hiểm trong phòng tránh rủi ro, ngày từ bây giờ Agribank phải có kế hoạch tính toán phân bổ một mức vốn cần thiết cho rủi ro hoạt động.

Thứ năm, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động kinh doanh, bảo vệ tài sản, thông tin… đảm bảo tính chính xác của các số liệu, mọi thành viên phải tuân thủ nội quy, quy

chế, quy trình hoạt động của hệ thống cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống; sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra… Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh từ trung ương đến cơ sở là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở các chi nhánh.

- Để giảm thiểu các thao tác thủ công trong quá trình kiểm tra và lập báo cáo, Agribank cần phải xây dựng phần mềm kiểm toán để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán. Xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát từ xa trên hệ thống IPCAS cho các cán bộ kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện công việc nhanh chóng, khoa học và chính xác.

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ với các tiêu chí cụ thể, quy định số lượng biên chế cho bộ phận này dựa vào các tiêu chí như số lượng nhân sự, số chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng giao dịch phát sinh làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện.

- Đồng thời, để đảm bảo tính độc lập, khách quan của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh, Agribank cần chuyển mô hình tổ chức quản lý bộ phận này từ chi nhánh về trực thuộc Trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện khu vực, các chế độ của bộ phận này do Trụ sở chính chi trả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

2. Nguyễn Thị Thúy Hằng - Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp Ngân hàng công thương Việt Nam (2010), “Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng thương mại Việt Nam”, website Vietinbank.

3. Joel Bessis, Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Risk management in banking), Nhà xuất bản lao động - xã hội.

4. Nguyễn Hoài Linh (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

5. Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2009), Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh nghiệm quốc tế và bào học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 20/2009.

6. Phạm Tiến Thành và Dương Thanh Hà (2010), “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,Tạp chí ngân hàng (số 19/2010).

7. Phạm Tiến Thành và Lê Thị Vân Khanh (2010), “Mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tác nghiệp và bảo hiểm trong các tổ chức tài chính”,Tạp chí ngân hàng (số 19/2010).

8. Phạm Thị Thủy (2012), Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, Luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng, Học viện ngân hàng.

9. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022