Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 2


DANH MỤC HÌNH, BẢNG


HÌNH

Hình 1.1. Quy trình Cho vay khách hàng cá nhân 23

Hình 2.2: Số lượt khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam 38

Hình 2.3: Tình hình dư nợ khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam 39

Hình 2.4: Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam 40

Hình 2.5: Tình hình bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam 44

Hình 2.6: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


BẢNG

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 2

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018-2020 35

Bảng 2.2: Tình hình tổng dư nợ cho vay của Agribank tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2020 36

Bảng 2.3: Tình hình nhân sự trong bộ máy cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam 46

Bảng 2.4: Kết quả đào tạo, tập huấn cho nhân viên cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh 47

Bảng 2.5: Mục tiêu cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi trong giai đoạn kế hoạch 2018 - 2020 50

Bảng 2.6: Truyền thông cho khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh Hà Nam 51

Bảng 2.7: Tình hình tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt cho vay khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh Hà Nam 53


Bảng 2.8: Phối hợp truyền thông cho khách hàng cá nhân vay vốn trong lĩnh vực chăn nuôi của Chi nhánh Hà Nam 54

Bảng 2.9: Kết quả kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hà Nam 61

Bảng 3.1: Mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam tới năm 2025 73


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn 2015-2020, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều biến động về môi trường tự nhiên và giá cả dẫn đến người nông dân, những nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi đã không thể tránh khỏi những rủi ro mà thị trường cũng như thiên nhiên đem lại.

Hà Nam, nằm ở cửa ngõ thủ đô, nơi ngành chăn nuôi đang trong giai đoạn phát triển cao với nhiều thành tựu. Hiện nay tỉnh Hà Nam được coi là một trong những tỉnh cung cấp nhiều nhất đối với một số mặt hàng nông sản như thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm cho miền Bắc. Xã Ngọc Lũ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam được coi là “ vựa lợn” của miền Bắc. Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam với vai trò là một người bạn đồng hành của người nông dân trên địa bàn khi dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi luôn chiếm ~30% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, trong nhiều năm qua đã luôn kịp thời chia sẻ những rủi ro, tháo gỡ khó khăn cho những khách hàng.

Đúng như tên gọi, Agribank luôn chú trọng đến đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi – lĩnh vực có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, và cả những ngành kinh tế khác. Tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro do có quá nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động. Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi là nội dung quan trọng và cấp thiết không chỉ trong nội bộ bản thân Ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân vì khi hoạt động quản lý không hiệu quả dẫn đến nhu cầu vốn của khách hàng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn nền kinh tế.

Hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng như nhiều ngân hàng khác, công tác quản lý hoạt động cho vay đối với mảng khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi còn gặp nhiều hạn chế. .


Như vậy để hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi thực sự có hiệu quả thì cần phải thay đổi một cách toàn diện, cải tiến trong cách quản lý, cải tiến trong quy trình và cả trong nhận thức của các đơn vị thực hiện. Về lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi: Chi nhánh chưa phân tích đầy đủ và chi tiết căn cứ cho lập kế hoạch. Mục tiêu kế hoạch xác định còn đơn giản và chưa cụ thể, chưa sát thực tiễn. Các biện pháp thực hiện kế hoạch cũng còn chưa chi tiết. Về bộ máy quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế về chất lượng nhân sự, chưa đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các đơn vị. Công tác đào tạo của Chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Truyền thông, quảng bá sản phẩm cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi tới khách hàng còn ít về tần suất thực hiện và đơn giản về hình thức truyền thông,....

Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Hà Nam” nhằm tìm hiểu những vấn đề về quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agirbank Hà Nam và đưa ra những giải pháp, những kiến nghị đối với hoạt động này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng nông hộ, hộ nông dân, hộ sản xuất tại ngân hàng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:

Dương Nhật Linh (2016), “Mở rộng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sỹ Kinh tế. Với đề tài này, tác giả Dương Nhật Linh đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nông dân của ngân hàng thương mại nói chung; kinh nghiệm trong việc mở rộng cho vay đối với khách hàng hộ nông dân ở một số ngân hàng khác và bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Giang; phân tích thực trạng công tác mở rộng cho vay khách hàng hộ nông dân tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Giang; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên


nhân của hạn chế trong cho vay khách hàng hộ nông dân tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Giang; từ đo đề xuất một số các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng hộ nông dân tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Giang. ”

Vì A Hợp (2017), “Quản lý cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ”; Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý cho vay đối với hộ gia đình, những kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý cho vay hộ gia đình. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ.

Nguyễn Thanh Hà (2015), “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây”, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Thăng Long.Tác giả đã trình bày những nội dung sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân; Phân tích thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây; Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây; Từ đó đề xuất giải pháp tại mở rộng cho vay khách hàng cá nhân BIDV Sơn Tây

Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở này, tác giả phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu trên các nội dung: mô hình quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu; hoạch định chính sách cho vay, tổ chức thực hiện cho vay khách hàng cá nhân và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu. Tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu: xây dựng chính sách tín


dụng nhất quán, chú ý tới độ bền của chính sách, thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro liên quan tới con người,....

Đào Thị Thanh Thúy (2018), Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017. Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2017. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Phú Thọ trong thời gian tới.

Lê Thị Thu Hậu (2019), “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Sơn La” luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương Mại, Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Sơn La. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Sơn La

Nguyễn Hữu Hưng (20120), Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank thị xã Quảng Yên trong những năm qua, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank thị xã Quảng Yên.


Nguyễn Thị Hằng (2020), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Hội Sở, luận văn thạc sỹ, Đại học Thương mại. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý cho vay KHCN tại NH TMCP Quân đội – Hội sở qua 3 năm 2017 - 2019; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý cho vay KHCN tại đơn vị nghiên cứu. Nội dung quản lý bao gồm: hoạch định chính sách cho vay KHCN, tổ chức thực hiện cho vay KHCN và điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN.

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng hộ nông dân, hộ sản xuất của NHTM cũng như quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nói chung và cho vay KHCN nói riêng nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank chi nhánh tỉnh Hà Nam. Như vậy, đề tài "Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Hà Nam" là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và không bị trùng lắp với các đề tài trước đó.

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tăng cường hoạt động quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam.

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hoạt động này.

Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động quản lý hoạt động hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của Agribank Hà Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agirbank Hà Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam

- Về thời gian: Đề tài khảo sát dữ liệu từ năm 2018 đến năm 2020 vàhướng định hướng giải pháp đến năm 2025

- Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Trực tiếp khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của ngân hàng và các dữ liệu thứ cấp từ nguồn nội bộ và phiếu thu thập thông tin khách hàng đảm bảo tính xác thực cho công tác nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả: Được“sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua đồ thị và các bảng số liệu. Qua đó thể hiện rõ ràng để so sánh, đánh giá”thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng cho quá trình phân tích kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam. Từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam giai đoạn 2016-2018. ”

Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích và đánh giá những thành công cũng như những tồn tại quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam, nhằm đề ra các giải pháp tăng cường hoạt động quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Agribank Hà Nam.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí